ĐỘC THOẠI 8 ( ÔN KỸ NIỆM TIẾC CHIA XA )
NgọcTâm (Tiếp theo Độc thoại cho Cành Huệ Trắng1972)
Cho tình ta rồi chẳng phải muộn màng
Đêm vẫn dài theo nhung nhớ thênh thang
Giờ gặp lại khi Thu về lá vàng rơi đầy ngõ
Thương iêu ơi!
Hãy đón nhau như ngày xưa, vẫn còn đó
Hãy đón nhau như ngày xưa, vẫn còn đó
Anh vẫn chờ giờ tan học áo em bay
Con đường xưa, Anh theo gót đã bao ngày
Nay trở lại thấy ngát ngây màu áo trắng
Nhớ không em, những buổi chiều dịu nắng
Ta dìu nhau trên phố vắng, gặp cơn giông
Tay trong tay, nhẹ ôm em che bước gót hồng
Rồi khe khẻ, nhẹ nhàng môi mấp máy
Lúc ấy, biết nói gì đây, tuổi học trò yêu vụng dại
Chỉ vu vơ, rồi lặng lẽ chuyện bâng quơ
Nào chuyện Thầy Cô, bè bạn, chuyện học trò
Trong khoảng lặng, có khi cười rồi ho nhè nhẹ
Yêu thương ơi!
Sao khi xưa ta dại thế
Sao khi xưa ta dại thế
Để thời gian vào khoảng vắng, lặng hư không
Như dòng sông êm ái lặng lẽ chảy xuôi dòng
Đò cập bến chỉ ngóng trông chờ khách lạ
Sau cơn giông, những giọt mưa vẫn nhẹ rơi êm ả
Phố vắng người, cây phượng buồn rũ, ngã ven sông
Bạch Đằng ơi!
Con đò ngang đưa khách vẫn bềnh bồng
Con đò ngang đưa khách vẫn bềnh bồng
Bao kỹ niệm cùng Em trên sông Hàn thơ mộng
Dấu yêu ơi!
Đã bốn mươi năm, bây giờ và trong cuộc sống
Đã bốn mươi năm, bây giờ và trong cuộc sống
Ngã rẽ cuộc đời. Tìm Em. Anh ngóng, đợi, rồi trông
Gặp lại nhau Em giang tay đón nhận nghĩa ân tình
Anh bối rối, ngỡ như mình chiêm bao điềm Thánh Thiện
Lém lĩnh, Em cười, nhìn Anh..
Rồi buồn, thở dài ôn kỹ niệm tiếc chia xa
Rồi buồn, thở dài ôn kỹ niệm tiếc chia xa
Bốn mươi năm rồi Em ơi! Hoài vọng tưởng trong ta
Gặp nhau. Ngỡ nhạt nhòa, xót xa..
Nhưng Yêu thương ơi! Sao Em vẫn quá hiền hòa
Nhưng Yêu thương ơi! Sao Em vẫn quá hiền hòa
Bao kỹ niệm thoáng qua. Em bảo hòa số phần cho định mệnh
Dấu ái ơi!
Vẫn là Em cái Hiền từ dể mến
Vẫn là Em cái Hiền từ dể mến
Sáng, Trong,Lành, Hãy mãi là Cành Huệ Trắng trong anh…
Độc thoại 8 MHĐL1972 cho Đồng Thị Trang Em
HUYỀN THOẠI VĂN CHƯƠNG CHÂU VỀ HỢP PHỐ
Thành ngữ "Châu về Hợp Phố" thường được dùng hàm ý chỉ "những cái quý giá không mất được, sớm muộn cũng sẽ quay trở về với chủ nó". Thành ngữ "Châu về Hợp Phố" được hình thành từ điển tích Trung Quốc. Về nguồn gốc của thành ngữ này, cụ Đào Duy Anh đã lý giải rất rõ trong "Từ điển truyện Kiều". Ở thành ngữ "châu về Hợp Phố", "châu" là từ vốn dùng để chỉ ngọc trai, về sau để chỉ ngọc nói chung, còn "Hợp Phố" vốn là tên của một quận xa xưa của Giao Châu. Đây là một nơi sản xuất châu nổi danh. Tương truyền, ở thời Hậu Hán có tên quan thái thú tham lam, bạo tàn, thường bắt dân lấy ngọc châu rất ngặt. Vì thế mà châu đã bỏ quận nhà để sang quận Giao Chỉ. Cho đến khi Mạnh Thường đến thay chức Thái Thú, ra những đạo luật mới, bỏ những tệ cũ, cho dân chúng tự do kiếm châu, sản xuất châu, thì châu từ quận Giao Chỉ trở về quận Hợp Phố quê nhà. Từ tích này, người ta mới dùng câu "châu về Hợp Phố" để chỉ vật quý trở lại chốn cũ, hay nhận lại những vật quý đã mất. Trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ "châu về Hợp Phố" rất linh hoạt và tài tình: Thoa này bắt được hư không Biết đâu hợp phố mà mong châu về Nhìn chung ý nghĩa của thành ngữ "châu về Hợp Phố" được xử dụng trong tiếng Việt không có sự khác biệt so với nghĩa gốc của nó. (Ngọc Tâm sưu tầm trong Huyền thoại văn chương ) |
Người ta có thể chôn vùi thể xác nhưng không bao giờ có thể chôn vùi KỸ NIÊM
Trả lờiXóa