TRANG THÔNG TIN GIA ĐÌNH CỦA LÊ NGỌC TÂM (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM
BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM
LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108
Một số loài cây có độc tố cần lưu ý khi trồng trong nhà:
(Ngọc Tâm sưu tầm 10h00 06/11/2013)
Ở Việt Nam, việc trồng cây cảnh trong nhà thường có ý nghĩa về phong thủy, quan niệm phát tài phát lộc. Mỗi gia chủ có cách nghĩ riêng nên việc chọn cây cảnh nào, có hình dáng, màu sắc, kích cỡ khác nhau đều bị ảnh hưởng bởi phong thủy mà chẳng mấy để ý cây đó có chất độc hại hay không.
Những ca phát hiện ngộ độc cây cảnh có độc trên thế giới thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Tại TP. HCM đã có một số trẻ nhỏ bị ngộ độc nặng do ăn quả mã tiền.
Trao đổi với chúng tôi, tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho biết: “Có rất nhiều loại cây cảnh có khả năng gây ngộ độc cao. Ví dụ cây vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar. Cây có thân mềm, lá xanh đốm trắng, thuộc họ Ráy. Vì cây cũng đẹp nên hay được trồng làm cảnh”.
Vì chất độc trong cây vạn niên thanh không phải dạng khí hay bay hơi mà chỉ khi nuốt lá, ăn lá, nhai lá mới có các hiện tượng trên.“Các triệu chứng trên đa số là nhẹ nhưng cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chỉ định hoặc cấp cứu kịp thời”, TS Bùi Văn Lệ nhấn mạnh.
Cho nên, nếu trồng trong nhà thì chỉ nên đặt ở khu vực hành lang, tránh xa tầm với của trẻ em. Đưa ra khuyến cáo hoặc viết chú ý đặt trên cây để tránh xảy ra những tình huống bị ngộ độc. Hoặc trước khi trồng có thể cân nhắc kỹ càng.
Một số loài cây có độc tố khác cần lưu ý khi trồng trong nhà:
Xương rồng bát tiên: Đây là cây có bán nhiều nơi, chất độc nằm trong nhựa của cây.
Hoa cẩm tú cầu: Lá và củ cây có chất độc, khi nhai hoặc ăn vào có thể gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
Hoa đỗ quyên: Loại hoa này có giống chứa độc là Rhododendron occidental. Chất độc chứa trong tất cả các bộ phận, gây buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.
Cây môn kiểng: Loại cây này có tên khoa học là Caladium Hortulanum. Chất độc có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột.
Hoa rum: Lá và củ chứa chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.
Cây ngoắt nghẻo: Đây là cây có độc ở củ với hạt. Nếu khi ăn vào có thể gây tê lưỡi, mất cảm giác cơ thể, gây hôn mê dẫn đến tử vong.
Hoa thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp, trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.
Cây trúc đào: Có tên khoa học là Nerium oleander. Đây là cây cao khoảng 2 - 6 mét, có hoa nhỏ mọc thành, hoa đẹp có nhiều màu. Chất độc của cây tập trung trong tất cả các bộ phận. Khi ăn phải có thể gây nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, và thậm chí gây tử vong.
Hoa thiên điểu: Chất độc nằm trong hoa và hạt, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
Độ độc của cây còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người.
Trẻ em dưới 6 tuổi là nhóm nguy cơ cao. Trẻ em rất tò mò với thiên nhiên, không hề sợ hãi khi khám phá cây cỏ bằng cách nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Các quả có màu sắc sặc sỡ thường được chúng chú ý.
Tại châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7-10 thường có khoảng 20 ca ngộ độc do cây vườn gây ra, nạn nhân thường là trẻ em trong độ tuổi dưới 6.
(Theo Khám phá)
9 loại cây cảnh hút khí độc cực tốt (St Tin tức online)
Thời gian gần đây, người chơi cây cảnh không còn chỉ chú trọng vào yếu tố đẹp mà còn quan tâm đến các công dụng có lợi cho sức khỏe, ví dụ như khả năng hút khí độc trong không khí của cây
.Thực tế cho thấy, việc chọn lựa cây cảnh trồng trong nhà không hề đơn giản. Bởi vì, có nhiều loại cây đẹp, được trồng phổ biến nhưng lại chứa chất độc gây hại cho con người nếu vô tình nhai phải lá, hoặc củ... của chúng.
Bên cạnh những loại cây chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho con người thì vẫn có rất nhiều loại cây cảnh có lợi, giải độc không khí tốt khi trồng trong nhà.
- Khí Carbon monoxide (CO) là một chất khí không màu, không mùi, không vị, bắt cháy và có thể gây độc hại cao. Nhiễm độc CO có thể gây tử vong phổ biến nhất ở nhiều nước trên thế giới.
- Khí Toluene là một dung môi hữu cơ dễ bay hơi được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong nhà, toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn như sơn, khói thuốc lá, chất tẩy rửa, hoặc có thể bị khuếch tán từ ngoài trời vào trong phòng do nó có nhiều trong khí thải giao thông, ...
- Khí Formanldehyde là khí độc trong các vật liệu như thảm, gõ dán, chất keo dính làm giảm chất lượng không khí và dẫn đến dị ứng, đau đầu, hen suyễn.
|
Để tìm hiểu một cách chính xác trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả Phùng Văn Khoa, Bùi Văn Năng và Nguyễn Thị Bích Thảo - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành công trình nghiên cứu về các loại cây có khả năng hút khí độc trong không khí. Công trình đã ghi nhận được một số kết quả nhất định.
PGS, TS Phùng Văn Khoa (Khoa Sau Đại học, Đại học Lâm nghiệp) cho biết, công trình nghiên cứu này được tiến hành trên 20 loại cây khác nhau, dựa trên tiêu chí đẹp và có thể làm cảnh, kết hợp xử lý ô nhiễm không khí.
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận những loại cây có khả năng hút khí độc đáng kể. Theo PGS, TS Phùng Văn Khoa, 3 loại khí độc đã hoàn thành nghiên cứu để cây hấp thụ bao gồm formaldehyde, CO và toluen.
Dưới đây là một số cây (trích giới thiệu) có khả năng hút khí độc theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp.
1. Thiết mộc lan
Đây là cây có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), bóng và sẫm màu, phiến lá có sọc rộng nhạt màu hơn và ngả vàng ở phần trung tâm. Nó là loại cây bụi phát triển chậm với các lá dài. Thiết mộc lan có thể hút khí toluen và khí CO.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) của thiết mộc lan là 1.3 µg/cm2, 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xú.
2. Cây ngũ gia bì
Có tên khác là xuyên gia bì, thích gia bì, cao 2-3m, nhiều lá, thân trắng, vò dày. Vỏ có thể được dùng làm thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
3. Cỏ seo gà
Cây này có nhiều tên gọi như phượng vĩ thảo, hùng kê thảo, kê cước thảo, kim kê vĩ... Đây là loại cây nhỏ sống nhiềunăm, lá mọc thành chùm xòe ra như đuôi gà.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí CO sau 6h tiếp xúc của cỏ seo gà là 5,9 µg/cm2, còn 24h là 6,3 µg/cm2. Ngoài ra, cây cỏ seo gà còn có khả năng hấp thụ khí formaldehyde.
4. Cồ nốc hoa đầu
Cây thảo nhẵn, cao 60-80cm, dài 30-40cm (đến 1m), rộng 6-8cm. Theo kết quả nghiên cứu, cây cồ nốc hoa đầu cókhả năng hút khí toluen với 0,1 µg/cm2 sau 24 giờ tiếp xúc , còn 72 h tiếp xúc là 1.0 µg/cm2.
5. Cây thiên niên kiện
Cây có thân rễ mập, bò dài, lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng. Theo kết quả của nhóm nghiên cứu, cây thiên niên kiện có thể hút khí CO và formaldehyde.
Ngoài ra, còn có một số loại cây khác (ngoài nghiên cứu trên) có thể hút bớt khí độc trong phòng.
1. Cây lô hội
Còn gọi là nha đam, đây là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô.
Cây lô hội có thể hút khí aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit.
2. Cây mẫu tử
Cây phân bố ở châu Phi và châu Mỹ, cây sống lâu do thân mập, lá mọc sát đất, mọc thành bụi nhỏ, dáng khá lạ. Cây mẫu tử là cây có khả năng hút các khí độc và thải khí CO2.
3. Cây cọ cảnh
Cây thân cột, đơn độc, lá to dạng tròn, màu xanh bóng ở mặt trên. Lá dạng như cái quạt xoè ra. Cây cọ cảnh hút khí benzen, khí formaldehyde.
4. Cây dương xỉ
Cây mọc bò dài, dựng đứng ở đầu, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu, gốc có bẹ ôm thân, mềm. Cây dương xỉ có thể hút khí aldehyde formic.
Theo Khám phá của
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét