Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

CHỮA BỆNH TỪ CÂY TRÁI (GOUT - TIỂU ĐƯỜNG)

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


Chữa tiểu đường, gout từ cây sa kê   (Nguồn từ Bình An - GDVN)

Thứ năm 21/11/2013 08:03
Theo lương y Phạm Như Tá, cây sa kê được trồng nhiều ở các tỉnh Nam bộ. Y học cổ truyền xem sa kê là một vị thuốc chữa bệnh.
  • Trong 100g phần quả ăn được có các chất sau: protein 1,2g %, chất béo 0,3g %, chất bột đường 23g %, chất xơ 1,34 %, chất khoáng 0,94 %, gồm kali 296mg %, calci 27mg %, magiê 26mg %, đồng 0,12mg %, sắt 0,8mg %, mangan 0,14mg % và các Vitamin B1, B2, C, PP.
Lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Ngày dùng một lá, sắc uống như nước trà, nhưng chỉ dùng một tuần, lại nghỉ một tuần, không nên uống liên tục thay nước trà. Rễ sa kê có tính làm dịu, trừ ho. Vỏ cây Sa-kê có tác dụng sát khuẩn.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây sa kê


1. Chữa mụn, nhọt

Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.

2. Viêm gan

Dân gian sử dụng lá sa kê tươi đem nấu nước uống để chữa phù thũng và dùng cho người bị viêm gan. Chẳng hạn người ta dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi, 50 gr cỏ mực khô đem nấu nước chung để uống.

Lá sa kê có công dụng giải độc, tiêu viêm; vỏ thân cây có tính sát trùng; rễ có công dụng làm dịu cơn ho; phần thịt của trái sa kê được dùng làm bánh ăn rất thơm ngon.

3. Cao huyết áp
Một số trường hợp có huyết áp cao, người ta dùng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50 gr lá chè xanh và 50 gr rau bồ ngót tươi đem nấu nước uống trong ngày.

4. Chữa gout 
Với bệnh gút, dùng độ 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr dưa chuột và 50 gr cỏ xước khô đem nấu nước uống trong ngày.

5. Chữa tiểu đường
Với bệnh tiểu đường (thể 2) thì lấy 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr trái đậu bắp tươi, và 50 gr lá ổi còn non đem nấu nước để uống trong ngày.

6. Viêm gan vàng da
Những người bị viêm gan vàng da, có thể dùng lá sa kê còn tươi chừng 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20-50g. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

7. Chữa đau răng
Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng./.





5 bài thuốc dân gian chữa viêm họng khi thời tiết chuyển mùa

Nguồn từ Phạm Liễu Thứ bảy 16/11/2013 09:25

(GDVN) - Viêm họng là một bệnh rất phổ biến khi thời tiết chuyển mùa và rất nhiều người mắc phải. Bạn hãy thử quên những loại thuốc nhỏ hay siro ho đi mà thay vào đó là các biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều.
  • 1. Nước muối
Đây có lẽ không phải loại thuốc tự nhiên có vị ngon hay dễ chịu nhất để điều trị bệnh đau họng nhưng nó thực sự mang lại hiệu quả rất tốt. Tất cả những gì bạn cần làm đó là pha một thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng với nước muối khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 20 giây.
2. Rễ cam thảo
Rễ cam thảo có vị ngọt tự nhiên vì vậy nó rất dễ uống cũng như tốt cho bệnh đau họng. Bạn có thể dễ dàng mua cam thảo tại các cửa hàng hay siêu thị.



3. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm cho cơ thể là một yếu tố quan trọng để tránh bị viêm họng. Cách dễ nhất bạn có thể làm tại nhà đó là uống thật nhiều nước. Bằng cách đó bạn sẽ giữ cho cổ họng mình như được bôi trơn và làm ẩm.

4. Uống trà nóng
Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Thêm một chút mật ong và chanh sẽ tăng hiệu quả làm cổ họng bạn êm dịu. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu.





Bài thuốc trị viêm họng

Bài 1: Hành 60g, gừng tươi 10g, sắc kỹ, xông miệng mũi, ngày 2 – 3 lần.
Bài 2: Hành 5g, ngâm mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha rượu uống. Cách 2 – 3 giờ uống một lần. Ho do cúm, hen phế quản hoặc do hút thuốc lá dùng bài này có hiệu quả cao.
Bài 3: Hành tươi, tương đậu nành xào với dầu thực vật, bột gia vị ăn thường xuyên có tác dụng trị đau họng do nguyên nhân phong thấp.


Bài 4: Hành sống ăn trực tiếp, một ít giã nát đắp lên cổ có tác dụng chữa khản tiếng do viêm họng, ho nhiều
Bài 5: Tía tô, kinh giới, thạch xương bồ, xạ can mỗi vị 12g; huyền sâm, phòng sâm, đại táo, cam thảo mỗi vị 8g; lá xương sông, tang bạch bì, xa tiền thảo mỗi vị 16g; sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
       Bên cạnh đó cần lưu ý thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày./.



10 món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cà tím

Nguồn từ Phạm Liễu 

(GDVN) - Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.
  • Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
     
Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó. Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.

Tác dụng của cà tím

      Màu tím đậm của cà là bằng chứng cho thấy nó chứa nhiều chất chống ô xy hóa mạnh để bảo vệ các tế bào não và kiểm soát hàm lượng chất béo lipid. Theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, cà tím còn có nhiều công dụng khác như:

1. Giảm nguy cơ ung thư
      Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư đại tràng vì nó là một dưỡng chất tương đối xốp, và vì điều này, khi di chuyển qua đường tiêu hóa, nó có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết.
      Để có kết quả tốt nhất, những ai muốn giảm nguy cơ phát bệnh ung thư đại tràng nên ăn cả lớp vỏ cà tím. Nghiên cứu phát hiện ra rằng lớp vỏ cà tím có thể chứa nhiều chất xơ hơn bản thân trái cà.

2. Giảm cân
     Chất xơ trong cà tím còn có công dụng khác là giảm cân. Chất xơ là thực phẩm tương đối “cồng kềnh”, tức nó chiếm nhiều chỗ trong dạ dày. Do đó, khai vị bằng món cà tím, những người ăn kiêng có thể có cảm giác no bụng và thường nạp ít calo hơn.
     Ngoài ra, chất xơ là chất chậm tiêu hóa và mất nhiều thời gian để di chuyển từ dạ dày đến đường tiêu hóa. Chính vì điều này, cà tím giữ cho người ăn kiêng cảm thấy no lâu và không có nhu cầu ăn vặt giữa các bữa ăn, từ đó giúp giảm cân.

      Một số bài thuốc, món ăn chữa bệnh có dùng cà tím tham khảo theo báo Sức khỏe đời sống và Bài thuốc hay:
1. Cà tím xào mã đề

Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.

2. Canh gà, cà tím
Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.

3. Giảm huyết áp bằng các món chay
Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.

4. Giúp bỏ thuốc lá
Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.

5. Chữa đái ra máu
Sắc quả cà tím cả cuống để uống.

6. Phòng chống ban tía ở người già
Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.

7. Viêm phế quản cấp

Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm nhiệt.

8. Viêm gan vàng da
Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.

9. Bí đái
Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.

10. Táo bón
Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt.

Những người không nên ăn ớt

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Ớt có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư... Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng ớt được. Vậy ai không nên ăn ớt.
Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao, tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là tử vong.
Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.
Những bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.
Những người mắc bệnh thận: Chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận, thậm chí gây suy thận.
Người mắc bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da, mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.
Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết, dị ứng, nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.
Phụ nữ đang mang thai: nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng, lưỡi, táo bón và ảnh hưởng đến cả con.
Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ, hay quấy khóc.
Những người đang điều trị bằng thuốc đông y: Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
                                                                                                   Theo VnMedia.vn


10 loại thực phẩm giải trừ chất độc cho cơ thể

Đôi khi do thói quen ăn uống không đúng cách hằng ngày hay các yếu tố khách quan khác như môi trường ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc, nên cơ thể chúng ta dễ tích tụ nhiều loại độc tố.
Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng mà hãy thử bổ sung một số loại thực phẩm thông dụng sau đây có tác dụng giải trừ chất độc vào chế độ ăn của mình.
Gừng
Gừng không những có tác dụng giảm buồn nôn hiệu quả, cải thiện tiêu hóa, chữa đầy hơi, mà còn là thực phẩm có khả năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch do nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Vì vậy, hãy "tiếp sức" cho hệ tiêu hóa của bạn bằng cách dùng thêm ít trà gừng hoặc đơn giản là bỏ thêm vài lát gừng tươi vào ly nước ép hoa quả của bạn.
Chanh
Chanh được xem là thực phẩm cơ bản trong nhiều chế độ ăn uống giải độc. Nó chứa nhiều vitamin C- tốt cho làn da và giúp phòng chống việc tạo thành các gốc tự do gây nên bệnh tật. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng trung hòa kiềm trong cơ thể tức khả năng giúp cơ thể hồi phục lại độ cân bằng ph - có lợi cho hệ miễn dịch. Vì vậy, đừng quên uống một ly nước nóng thêm vài lát chanh để thanh lọc độc tố và làm sạch hệ miễn dịch khi bạn bắt đầu một ngày mới.
Củ dền
Không những là thực phẩm giàu magiê, sắt và vitamin C, củ dền còn được ví von như là một "siêu thực phẩm" do nó có nhiều chức năng có lợi cho sức khỏe. Ngoài khả năng làm đẹp da, tóc, điều hòa cholesterol, củ dền còn hỗ trợ quá trình giải độc gan, nên được xem là thực phẩm giải độc căn bản. Lần sau khi làm món rau trộn, bạn hãy thử bỏ thêm vài lát củ dền tươi hay đơn giản là dùng ít nước ép củ dền là đã có thể hấp thu tác dụng có lợi của loại thực phẩm này.
Tỏi

Lâu nay, tỏi đã được biết là có lợi cho tim, nhưng loại thực phẩm hăng cay này cũng có tác dụng tốt trong việc giải độc. Ngoài tác dụng chống virút, kháng khuẩn và kháng sinh, tỏi còn chứa allicin hóa, chất có khả năng kích thích việc sản xuất ra tế bào bạch cầu và chống nhiễm độc. Cách sử dụng tỏi tốt nhất vẫn là ở dạng tươi, nên bạn hãy bỏ thêm ít tỏi băm vào nước trộn rau để làm dậy mùi vị cũng như tốt cho sức khỏe.
Trà xanh
Các chất dẫn lưu được xem là yếu tố quan trọng trong việc giúp các cơ quan bên trong khỏe mạnh và bài trừ các độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, uống trà xanh cũng là một biện pháp giúp tăng cường lượng chất dẫn lưu cho cơ thể. Trà xanh không những là thức uống tốt cho những ai muốn giảm cân, mà còn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, uống trà xanh giúp bảo vệ gan khỏi nhiều loại bệnh, gồm cả bệnh gan nhiễm mỡ.
Hoa quả tươi
Hoa quả tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, chất xơ mà lại không chứa nhiều calorie nên rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể. Nếu bạn muốn có một làn da đẹp, mái tóc óng mượt hay cải thiện hệ tiêu hóa thì hãy ăn thêm nhiều và đa dạng các loại hoa quả tươi.
Bắp cải
Ngoài lợi ích dùng làm thực phẩm giảm cân hiệu quả, bắp cải còn giúp giải độc. Nguyên nhân là do bắp cải có chứa sulforaphane (hóa chất giúp cơ thể phòng chống nhiễm độc) và glutathione (chất chống ôxy hóa giúp cải thiện chức năng giải độc của lá gan).
Gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng bao gồm vitamin B, magiê, mangan và phốt-pho. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều chất xơ - giúp làm sạch ruột, cũng như giàu selen - hoạt chất giúp bảo vệ gan và cải thiện bề mặt da, giúp da luôn khỏe mạnh.
Cải xoong
Lá cải xoong cung cấp nhiều dưỡng chất giải độc quan trọng, bao gồm nhiều loại vitamin (B, E, C), kẽm và kali. Thuộc tính lợi tiểu tự nhiên của loại rau này còn giúp bạn "thải trừ" các chất độc ra khỏi cơ thể.
Atisô
Nếu gần đây bạn lỡ ăn quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ hay dùng nhiều bia rượu, thì việc bỏ thêm ít lá bông atisô đã hấp chín vào thức ăn chính là một cách tuyệt vời để cơ thể bạn cân bằng trở lại. Nguyên do là vì bông atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa và chất xơ, do đó atisô giúp bao tử dễ tiêu hóa chất béo. Đây cũng là loại thực phẩm có khả năng kích thích và cải thiện chức năng của gan - cơ quan chính giúp cơ thể giải trừ độc tố.
Theo NNVN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét