Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BẠN (Loại bỏ chất độc trong rau quả)


BLOG CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                                               Blog (chsbodelengoctam)
 Liên lạc: Lê ngọc Tâm, 138 Đống Đa, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
ĐT: 0914.000909 - 0919.956515 
                                                     Email: lengoctam138@gmail.com.
Ảnh của LÊ NGỌC TÂM do bạn NGUYỄN PHÁT chụp tai Cafe Chuông gió 301 Đường TRẦN CAO VÂN ĐN

Cách loại bỏ chất độc trong thực phẩm

Trong một số thực phẩm lại chứa chất gây ung thư. Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn "tẩy trừ" những chất độc hại này.
Cách loại bỏ chất độc trong thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Chat doc trong thuc pham, thuc pham chua ung thu, benh ung thu, ca luoc, ca hap, ca muoi, tom kho, ngo doc thuc pham, thuc pham gay ung thu, suc khoe, bao
Cách loại bỏ chất độc trong thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Chat doc trong thuc pham, thuc pham chua ung thu, benh ung thu, ca luoc, ca hap, ca muoi, tom kho, ngo doc thuc pham, thuc pham gay ung thu, suc khoe, bao
Cách loại bỏ chất độc trong thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Chat doc trong thuc pham, thuc pham chua ung thu, benh ung thu, ca luoc, ca hap, ca muoi, tom kho, ngo doc thuc pham, thuc pham gay ung thu, suc khoe, bao
Cách loại bỏ chất độc trong thực phẩm, Sức khỏe đời sống, Chat doc trong thuc pham, thuc pham chua ung thu, benh ung thu, ca luoc, ca hap, ca muoi, tom kho, ngo doc thuc pham, thuc pham gay ung thu, suc khoe, bao
1/-Không rán thịt muối
Thịt ướp muối, làm xúc xích, lạp xường... là những món ăn phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nếu nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt là rán, sẽ tạo thành pyrrolidine nitroso và dimethylnitrosamine, những hợp chất được chứng minh là gây ra bệnh ung thư.
(Thịt muối chỉ nên ăn ngay hoặc hấp, tuyệt đối không được rán.)
Do đó chỉ nên ăn ngay hoặc hấp, tuyệt đối không được rán. Ngoài ra, nên kết hợp cùng với rau xanh và hoa quả khi ăn.
2/-Luộc/hấp cá muối
Hàm lượng chất nitrite trong các loại cá muối khá nhiều, vì vậy trước khi ăn tốt nhất nên cho vào nước luộc qua.
(Hàm lượng chất nitrite trong các loại cá muối khá nhiều, vì vậy trước khi ăn tốt nhất nên cho vào nước luộc qua.)
Có người dùng cách phơi cá dưới ánh nắng mặt trời, họ cho rằng như thế có thể "đẩy" muối và các chất sinh ung thư ra khỏi cơ thể cá, nhưng cách này chỉ hữu hiệu với bề mặt ngoài của cá. Vì vậy, dùng phương pháp hấp hoặc luộc là thích hợp nhất, cũng nên kết hợp ăn cùng với rau xanh và hoa quả
3/-Phơi héo dưa trước khi muối
Nếu trước khi muối rau, dưa không "xử lý" thì trong rau, dưa muối sẽ có một hàm lượng chất nitroso nhất định. Phương pháp xử lý thông thường của chúng ta là cho vào nước luộc, phơi nắng hoặc rửa bằng nước nóng... đều có thể đạt được mục đích "tẩy trừ" chất gây ung thư.
Lưu ý không được dùng đi dùng lại nước muối rau, dưa.
Tốt nhất vẫn là cho vào nước luộc, nhưng như thế lại ảnh hưởng đến mùi vị của rau, dưa muối. (Lưu ý không được dùng đi dùng lại nước muối rau, dưa.)
4/-Tôm khô: Luộc qua
Trong tôm khô, tôm nõn có chứa chất sinh ung thư dimenthylnitrosamine. Vì vậy, trước khi nấu nên cho vào nước luộc qua, đổ nước đó đi rồi mới chế biến thành món ăn.(Trong tôm khô, tôm nõn có chứa chất sinh ung thư dimenthylnitrosamine. Vì vậy, trước khi nấu nên cho vào nước luộc qua, đổ nước đó đi rồi mới chế biến thành món ăn. Hoặc có thể phơi dưới ánh mặt trời từ 3-6 tiếng cũng có thể loại trừ bớt các chất gây ung thư.)
Theo Chất lượng Việt Nam
Bạn Lê Văn Ba - ĐT: 0914.084572, Lê Văn Bông - 0903. 580719,
 Nguyễn Quang Minh - 0903.404801. (Ảnh chụp trong tiệc cưới con của Ngô Kiến Trúc)

Loại bỏ chất độc trong rau quả

Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu và các chất bảo quản rau quả, trước khi sử dụng cần biết cách loại trừ chúng.
- Với loại trái cây có vỏ dày như lê, táo, cam, bưởi, quýt, chuối... chỉ cần rửa dưới vòi nước sạch rồi gọt hoặc bóc vỏ là có thể ăn được.
- Với một số trái như dâu tây, mơ, nho, nhót... là những loại có vỏ rất mỏng phải rửa cẩn thận hơn. Trước khi rửa, phải loại hết những trái thối, mốc, chảy nước hoặc có mùi chua rồi dùng nước sạch rửa kỹ, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 - 15 phút.
Những phương pháp này cũng không chắc chắn là có khử được hết độc không. Cẩn thận hơn bạn nên áp dụng theo một số phương pháp hóa học sau:
- Lấy một lượng thuốc tiêu độc potassium perrinanganate pha vào một chậu nước sạch để nước có màu hồng rồi ngâm trái cây vào khoảng 10 - 15 phút, vớt ra rửa qua lại bằng nước sạch, nước đun sôi để nguội càng tốt, là có thể ăn được.
- Cho dung dịch oxycil theo tỷ lệ 0,1 - 0,2ml vào 1 lít nước sạch rồi ngâm trái cây vào dung dịch này 2 - 5 phút. Dung dịch này không độc, không kích thích, không có mùi lạ đồng thời hiệu quả khử khuẩn cao.
- Đối với khoai tây, những củ nảy mầm chứa hàm lượng solanine khá cao. Chất này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của gan và toàn bộ hệ tiêu hóa. Hơn nữa, các nhà khoa học Mỹ nghi ngờ solanine có tính gây ung thư. Khi thấy trên khoai tây có những vết màu xanh, đó là nơi chứa nhiều solanine nhất, cần được cắt bỏ sâu. Ở khoai tây, nitrate tích tụ trong các củ to và củ nhỏ nhiều nhất, bởi vậy chỉ nên chọn củ có kích thước vừa phải. Cắt bỏ sâu các mầm khoai.
- Với những loại rau khác như salad cũng cần thận trọng. Trong những chiếc lá to của chúng có sự tích tụ các chất độc thực vật, làm rau có vị hơi đắng. Cần giải quyết như sau: cắt bỏ phần trên cùng, phần viền của lá. Ngâm phần còn lại trong dung dịch giấm pha loãng 5 phút sẽ khử được vị đắng và chất độc hại.
- Ở cà rốt, nitrate tập trung nhiều nhất trong lõi. Phần này có thể dễ dàng cắt bỏ.
- Bắp cải cũng dễ ngấm thuốc trừ sâu. Cần loại bỏ những lớp lá ngoài cùng, còn ở những lá còn lại thì bỏ phần mềm nhất - tức phần gần với lõi nhất vì ở phần này tích lũy nhiều chất độc hại vì vậy không nên sử dụng. Về khả năng hấp thụ các chất hóa học, bắp cải chỉ đứng sau củ cải. Loại rau này hấp thụ thuốc trừ sâu như miếng mút xốp. Bởi vậy trước khi sử dụng củ cải cần gọt bỏ lớp vỏ dày. 

Trái qua: Bạn. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Chua, Thanh Vân, Đứng: Trần Thị Chờ và Trương Đình Phu




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét