Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

HỌC CÁCH QUÊN - CÓ KHI CŨNG ĐẮC ĐẠO

NHƯNG CÁC BẠN MÌNH SẼ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN... VẪN MÃI LÀ KÝ ỨC LUÔN GHI NHỚ CỦA TUỔI HỌC TRÒ.. (Các bạn có nhớ những khuôn mặt đáng nhớ này không.. Nếu đã nhớ, mời các bạn hãy lùi về các bài đăng cũ hơn để liên hệ theo số điện thoại đã cập nhật của mổi tấm hình..) 
                                                                                                               Trân trọng Cám ơn
Ảnh chụp lần họp mặt thứ 14 tại nhà bạn Trần Thanh Ba tại Nam Ô.Trái qua VÕ THỊ THU, BÍCH NGỌC, NGUYỄN THỊ HOA, NGUYỄN QUANG MINH, NGUYỄN THỊ HỒNG, THU THỦY - 0982.201413, TÔN NỮ THỊ DIỆP (áo hồng) 0121.5724538 VÀ CHỒNG (mang cà vạt), NGUYỄN VĂN ẤT, PHAN THÀNH HƯNG (áo ca rô) 0913.465.549, NGUYỄN THÀNH TÀI - 0913.459.331, BÙI TẤN TRUNG - 0903.514284.

Học cách quên
   Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.
Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: tiểu hòa thượng và lão hòa thượng cùng đi hóa duyên, tiểu hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo sư phụ.
Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc " Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”.
Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi sư phụ: "Chúng ta là người xuất gia, sao thầy có thể cõng một cô gái qua sông?”
Sư phụ điềm đạm nói: "Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.”Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh.
Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao những gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua đã nhìn thấy ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết.
Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường.
Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm.Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống.
Có một câu nói rất hay rằng tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình, bởi lẽ đó để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác.Rất nhiều người thích câu thơ : "Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết”.
Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian.
Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp.
                                 Bài của Nguyễn Thị Mùi chuyển qua Mail Lê Ngọc Tâm
Ngồi phải qua: NGUYỄN THUẬN, VÕ MẪN, LÊ VĂN TRỊ, NGUYỄN ZOAN, VỢ BẠN XANG.
Đứng trái qua: LÊ VĂN XANG, MAI BẰNG (chết) TRẦN THỊ CHỜ, ĐẶNG VĂN THUYÊN, NGUYỄN QUANG MINH





Nhìn người đẹp có khi cũng đắc đạo


Viết bởi Thích Hạnh Thiền  

 
Hình minh họa

Theo nhận xét của các bậc Trí giả học Phật thì các sự vật trên cõi đời này nếu được nhìn đúng thực tướng thì chúng đều là uế nhiễm, mục nát. Hãy lấy một chiếc đầu trống trơn làm thí dụ.
Nhìn gương mặt có nét rất dễ thương, nhưng nếu ta cạo lớp sơn và bột (trang điểm) đó ra, ta thấy lớp da! Lột lớp da chúng ta mới thấy một chiếc sọ đang nhe răng trông rất khiếp đảm.
Mọi người đều mang một chiếc sọ đang nhe răng khủng khiếp trên vai mình. Bạn cứ tưởng tượng có ai dám nghĩ rằng mình đang mang một chiếc đầu lâu nhe răng kinh hồn không? Hãy tính xem có bao nhiêu người đang bị các hình dáng bề ngoài mê hoặc và dối gạt. Các thi sĩ vốn đa cảm, trong cơn cao hứng thường mô tả sắc đẹp dậy trời của bao nhiêu gương mặt giai nhân, quân tử. Nhưng làm sao chúng ta biết rõ mình đang có một chiếc đầu lâu đang nhe răng ghê sợ như vậy? Bằng chứng ở đâu? Bạn có thể trông thấy bất cứ phần nào của chiếc đầu lâu đang nhe răng dễ sợ. Bạn có thể trông thấy bất cứ chiếc xương nào của chiếc sọ hiện giờ chưa? Vâng đó là răng. Rõ ràng là thiên nhiên đã ưu đãi chúng ta, nó che toàn bộ đầu sọ để dối gạt chúng ta, nhưng nó quên che bộ răng. Vì vậy bất cứ lúc nào chúng ta cũng nhìn thấy bộ răng và lập tức ta hình dung được toàn bộ sọ người từ răng, bởi vì răng là thành phần của sọ người.
Tôi xin kể một sự kiện có thật. Ngày nọ, một vị Tăng sĩ Tích Lan, Ngài đang tu tập thiền quán gọi là “thiền cốt”-quán xương. Vị Tăng luôn luôn niệm tưởng đề mục xương, xương và không gì khác ngoài xương. Sau đó điều gì xảy ra? Trong khi Ngài đang đi kinh hành ven khu rừng, chợt một thiếu phụ xinh đẹp xuất hiện. Cô ta vừa mới cãi lộn với chồng và đang trên đường về nhà cha mẹ. Cô đi một mình với trang phục lộng lẫy xinh đẹp giống như một nữ thần ở cõi trời. Khi trông thấy vị Tăng cô ta liền khởi lên tà niệm trong đầu. Phần vị Tăng vẫn chăm chú nhìn xuống theo đúng giới luật. Vị Tăng lúc nào cũng quán tưởng đến xương xương và không gì ngoài xương. Bởi vì đó là đề mục thiền quán. Cô gái đẹp cứ nghĩ mình có thể cám dỗ được vị Tăng. Cô bắt đầu phá lên cười để lộ hàm răng trắng đẹp. Vị Tăng đang nhìn xuống, bỗng nghe có tiếng cười liền ngẩng đầu lên, đối mặt, vị Tăng nhìn thẳng vào răng của cô ta, vị Tăng hoát nhiên hô lên “xương” và thế là Ngài đã giác ngộ chứng quả A la hán.
Cô thiếu phụ đó đã rất tốt đối với vị Tăng, cô giúp Ngài đạt được giải thoát cao tột. Cô ta quả là ân nhân Ngài, bởi vì nhờ cố ý cám dỗ, cô ta đã giúp cho Ngài chứng quả A-la-hán. Dĩ nhiên là không may, vì điều đó không phải luôn luôn vận hành chính xác như vậy. Chỉ có một phần triệu người chứng quả A-la-hán nhờ nhìn vào bộ răng của người khác phái. Hầu hết giống như thân phận của loài cá, chúng sẽ bị bắt dính bởi lưỡi câu của các ngư phủ.
Câu chuyện không dừng ở đây. Người thiếu phụ vừa đi khỏi; cô ta không nhận ra rằng chính mình đã giúp vị Tăng đạt kết quả. Rồi thì người chồng đến. Bởi vì anh ta vừa thấy mất vợ liền chạy theo sau. Anh ta gặp ngay vị Tăng và hỏi: “Thưa Tôn giả! Ngài có trông thấy một thiếu phụ chạy ngang qua lối này không ạ?” Vị Tăng đáp: “Ông nào bà nào chạy ngang qua lối này, tôi nào có biết. Tôi chỉ thấy một nhà xương chạy ngang qua lối này.”
Đó quý vị thấy không? Vị Tăng này đã thấy sự thật. Ngài không thấy giống phái của người nào chạy qua. Ngài chỉ chánh niệm nhìn chăm chú vào răng chứ không thấy phần nào khác của cái thân; và vì vậy vị Tăng đã nói sự thật. Chúng ta phải học cách thấy như vậy và tập trung vào đề mục thiền quán của chúng ta, nên khi bị cám dỗ, chúng ta vẫn có thể chứng đạt mục đích cao thượng nhất. Chúng ta phải liên tục quán xét các sự vật đúng như thật tướng của chúng. Bởi vì khi vạn hữu được nhìn đúng như thật tướng, thì chúng chỉ là những thứ uế nhiễm tanh hôi.
Dịch từ: The light of Truth. Của Ven. LOKANATHA
Nguồn: Tập san Pháp luân số 03


 __._,_.___

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét