CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG (NK 67 - 74) NHỮNG KHUÔN MẶT THÂN THƯƠNG
THẦY CÔ, BẠN BÈ VÀ SỐ PHONE LIÊN LẠC... HÃY TÌM ĐẾN VỚI NHAU CÁC BẠN NHÉ.
Trái qua: ĐẶNG XUÂN - (Thọ Quang , Sơn Trà), ĐOÀN TUẤN - 0905.537.624, NGUYỄN VĂN HẢO - 0957.086.439, LÊ NGỌC TÂM 0914.000.909, PHẠM CÔNG CHO (chết) |
Sứa biển - Món ăn ngon, vị thuốc quý
25/08/2011 13:51
Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Sứa biển còn gọi là hải triết, thạch kính, thủy mẫu... Bộ phận dùng làm thuốc là cả con sứa (hải triết) hoặc da, (hải triết bì). Trong sứa biển có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na; choline, chứa nhiều iod. Theo Đông y, sứa vị mặn, tính bình, vào phế can thận. Lớp vỏ ngoài của hải triết gọi là hải triết bì vị mặn, tính bình có tác dụng thanh nhiệt hóa đàm tiêu tích, khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp ho suyễn nhiều đờm (hen suyễn, viêm khí phế quản, viêm họng) táo bón đầy bụng, phù nề, viêm sưng hạch. Liều dùng, cách dùng: 50 -100g; nấu hầm, trộn ướp.Một số món ăn - bài thuốc có sứa biển:
Canh sứa củ cải: Sứa 120g, củ cải trắng 60g. Sứa rửa sạch nước mặn, thái lát; củ cải thái lát thêm gia vị nấu dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính (tạng bệnh có liên quan với dị ứng miễn dịch... ).
Có thể nấu canh sứa với cà rốt hay củ năn (mã thầy) để chữa viêm phổi có mủ, ho có nhiều đờm.
Tuyết canh thang: Sứa 50g, củ năn 4 củ. Sứa rửa sạch nước mặn thái lát, củ năn gọt vỏ ngoài thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đờm nhiệt âm hư, đại tiện táo bón. Có thể dùng cho trẻ em có các biểu hiện u cục tính kết ở bụng, viêm sưng hạch, táo bón.
Củ năn ngâm rượu hải triết tiêu bì: Củ năn to 100 củ, hải triết 500g, vỏ hồ tiêu 120g, rượu 1.500ml. Ngâm sau 7 ngày. Mỗi sáng ăn 4 củ mã thầy. Dùng cho mọi trường hợp có sưng hạch, táo bón, đầy trướng bụng.
Nước sắc mã đề hải triết: Hải triết 50 - 100g, mã đề 100 - 150g, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, sốt nóng, đau sưng họng, ho khan, đờm đặc vàng dính, táo bón, bệnh tăng huyết áp.
Trị ho có đờm, chữa tăng huyết áp: Sứa 50g, củ năn 50g, tây dương sâm 10g, gừng 5g, hành 10g, dầu 30g. Sứa thái miếng, củ năn gọt vỏ ngoài thái mỏng, gừng đập nát. Sào sứa, củ năn, tây dương sâm, sau đó cho gừng, hành, muối vừa đủ. 3 ngày ăn một lần.
Có thể nấu canh sứa với cà rốt hay củ năn (mã thầy) để chữa viêm phổi có mủ, ho có nhiều đờm.
Tuyết canh thang: Sứa 50g, củ năn 4 củ. Sứa rửa sạch nước mặn thái lát, củ năn gọt vỏ ngoài thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đờm nhiệt âm hư, đại tiện táo bón. Có thể dùng cho trẻ em có các biểu hiện u cục tính kết ở bụng, viêm sưng hạch, táo bón.
Củ năn ngâm rượu hải triết tiêu bì: Củ năn to 100 củ, hải triết 500g, vỏ hồ tiêu 120g, rượu 1.500ml. Ngâm sau 7 ngày. Mỗi sáng ăn 4 củ mã thầy. Dùng cho mọi trường hợp có sưng hạch, táo bón, đầy trướng bụng.
Nước sắc mã đề hải triết: Hải triết 50 - 100g, mã đề 100 - 150g, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, sốt nóng, đau sưng họng, ho khan, đờm đặc vàng dính, táo bón, bệnh tăng huyết áp.
Trị ho có đờm, chữa tăng huyết áp: Sứa 50g, củ năn 50g, tây dương sâm 10g, gừng 5g, hành 10g, dầu 30g. Sứa thái miếng, củ năn gọt vỏ ngoài thái mỏng, gừng đập nát. Sào sứa, củ năn, tây dương sâm, sau đó cho gừng, hành, muối vừa đủ. 3 ngày ăn một lần.
Bổ thận tráng dương:
Sứa khô 100g, tôm he khô 100g, thịt lợn nạc 100g, trứng 2 quả, dưa chuột 100 - 200g, cà rốt 100g, đu đủ 100g. Sứa ngâm nước gạo, rửa sạch cát, chần qua nước sôi, để ráo, thái chỉ; tôm bóc vỏ, ngâm mềm, giã bông, sao khô; thịt lợn ướp mắm, hạt tiêu, hành, rán chín, thái chỉ; dưa chuột bỏ ruột, thái chỉ, bóp muối, vắt nước để ráo; cà rốt, đu đủ gọt vỏ, nạo nhỏ, bóp muối, vắt ráo trộn với ít đường; trứng tráng mỏng, thái chỉ. Trộn 1/2 sứa, tôm, thịt, trứng với dưa chuột, cà rốt, đu đủ cùng mắm, chanh, tỏi, cho lên đĩa sau rắc nốt sứa, tôm, thịt trứng còn lại lên trên.
Có thể muối sứa làm món ăn: Sứa tươi cạo bỏ nhớt, rửa sạch, thái miếng, cho vào nước lá sung hay đinh lăng, mỏ vẹt, đun sôi để nguội; muối 4 - 5 ngày, ăn cùng đậu phụ và rau thơm.
Có thể muối sứa làm món ăn: Sứa tươi cạo bỏ nhớt, rửa sạch, thái miếng, cho vào nước lá sung hay đinh lăng, mỏ vẹt, đun sôi để nguội; muối 4 - 5 ngày, ăn cùng đậu phụ và rau thơm.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Làm gì khi bị sứa biển chích?
Biển đang vào mùa "cao điểm". Những con sứa vẫn luôn rình rập đâu đó để... chích cho bạn một cái. Vết chích nếu nghiêm trọng sẽ gây nhức đầu, co thắt cơ bắp, khó thở, nôn nao, ói mửa. Nếu biết cách, bạn có thể tự mình xử lý những tình huống không mấy dễ chịu này.
Sứa biển có khả năng chích người bằng các tua dài chứa chất độc. Ngay cả khi những cái tua đã bị tiện đứt, chúng cũng có thể gây ra những vết thương trầm trọng cho người. Chỗ bị sứa biển chích thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh. Trường hợp nhẹ không đáng ngại nhưng nếu nặng sẽ có những triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp... như đã kể trên. Các biểu hiện này nếu kéo dài không thuyên giảm thì cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Khi bị sứa biển chích, cần làm ngay những việc sau:
- Dội ngay nước biển vào chỗ chích, không dùng nước ngọt vì nước ngọt sẽ kích thích những tế bào chứa gai nhọn truyền độc.
- Dùng bàn tay, đã được quấn khăn, chà xát để lấy hết gai sứa ra.
- Trung hoà các tế bào chứa gai nhọn nhằm làm giảm đau bằng cách dùng rượu (bất kỳ loại rượu nào có sẵn, nhưng rượu trắng là tốt nhất) hoặc dùng dấm dội lên vùng bị thương.
- Chườm đá lên vùng bị thương nhằm làm giảm đau, bớt sưng tấy và ngăn không cho nọc độc lan ra.
- Tại chỗ bị chích có thể dùng một loại histamin bôi hoặc kem hydrocortison nhằm làm giảm ngứa, giảm sưng.
- Nếu còn đau nhức, có thể uống aspirin.
Để chủ động xử lý khi bị sứa biển chích, những người đi tắm biển nên mang theo một số thuốc như thuốc làm giảm ngứa, giảm sưng, thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc chữa tiêu chảy và một chai dấm.
BS Thuận Minh, KH&ĐS
Dĩa sứa đỏ hấp dẩn |
Món Ăn Từ Bóng Cá
Bong bóng cá theo Đông Y có vị mặn,hàn trệ,khó tiêu: có tính tư âm bổ thận,trấn tinh.Trị nóng âm ĩ trong xương,tay chân tê buốt,trị di mộng tinh;nó còn làm thông quan sáng mắt(theo dược sĩ Bùi Kim Tùng) Đặc biệt bong bóng cá đường rất quý, dùng để chế biến thức ăn cao cấp, bồi dưỡng cho người yếu, mệt, trẻ em chậm lớn, người sinh nở thiếu sữa.Hiện nay ở Việt Nam có bán nhiều loại bóng có thể ăn được như:bóng cá đường,bóng cá lạt(cá dưa),bóng cá mú, cá Sơn la, cá chẻm,cá ba sa…http://4.bp.blogspot.com/_0dJjRnO8fF...ongcaduong.jpg Bóng cá khi kết hợp với vài vị thảo dược tạo ra nhiều món ăn có công dụng chữa bệnh như: Món súp bóng cá-Sa uyên tử: Sa uyên tử 12g, bong bóng cá 15 – 30g, dầu lạc, muối vừa đủ. Sa uyển tử rửa sạch, cho vào túi vải; bong bóng cá thái nhỏ, cho hai thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, nấu kỹ, cho dầu lạc, gia vị vào là được. Ăn bóng cá, uống canh. Công dụng: bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, sáng mắt, tai ù, tai nghễng ngãng, thận hư, lưng đau, tiểu đêm nhiều. Cháo bong bóng cá nấu với kỷ tử(Món ăn chữa tinh dịch bất thường) Món cháo này giúp bổ thận tinh, tăng tinh dịch. Thành phần: Gạo tẻ 50 g, kỷ tử 30 g, bong bóng cá 50 g. Cho 2 lít nước đun nhỏ lửa, nấu nhừ, ăn liền trong vòng một tháng. Kỷ tử có chứa betain, polyose, các axít amin, vitamin B1, B3... Bong bóng cá chứa lipid, protid và hoóc môn thực vật thúc đẩy chuyển hóa của cơ thể và sản sinh tinh trùng... Khi ăn cháo, nên ăn kết hợp với nhiều hoa quả và ăn các loại thịt màu đỏ như thịt bò, bê, tránh ăn cay, lạnh.Bóng cá chế biến nhiều món ăn như:Bóng cá lạt(cá dưa) nhồi giò sống;bóng cá nhồi thịt nạt; gỏi bong bóng hạt điều;súp bong bóng vi cá;bóng cá nấu cua;Canh bóng cá với thịt ếch; Súp bóng cá bào ngư, bóng cá chưng với đường phèn câu kỉ tử … hôm nay Mình giới thiệu 2 món : Bóng Cá ,Bào Ngư,Hải Sâm Om Dầu Hào Khẩu phần 8 người Nguyên liệu: Nấm rơm 25g ,chà là 6 quả,gừng 4 lát,bông cải xanh 200 g,điệp khô 75g,nước 375ml. Bào ngư thái miến 300g,hải sâm đã ngâm thái miến 300 g, bóng cá đã ngâm cắt miến 300 g,hào khô 150 g Hỗn hợp gia vị : Dầu hào 5 muỗng cà phê,Muối ½ muỗng, đường ½ muỗng. Hỗn hợp sốt:hắc xì dầu 1 muỗng, bột bắp ½ muỗng, nước 60 ml. Cách nấu: 1.Ngâm hào khô và nấm rơm cho mềm rồi xả sạch nước để qua 1 bên. 2.Thêm 375 ml nước vào điệp khô,hấp khoảng 30 phút,vớt điệp khô bỏ lên dĩa.Giữ nước dùng này lại. 3.Trụng sơ bông cải,xả ráo nước để bên cạnh điệp khô. 4.Đun nóng 2 muỗng dầu,bỏ bào ngư,hải sâm ,bóng cá,hào khô,nấm rơm,chà là,hỗn hợp gia vị, và xào cho đến khi có mùi thơm. Đổ nước dùng điệp khô vào và nấu khoảng 10 phút.Đổ hỗn hợp nước sốt vào và nấu cho đến khi nước keo lại.Đổ hỗn hợp này lên dĩa điệp khô. Canh Bóng Cá Nấu Thịt Ếch Nguyên liệu: - 1 con ếch khoảng 200gr - 100gr thịt nạc heo - 1 cặp chân gà - 50gr bong bóng cá - 10gr cẩu kỷ tử - 2 miếng gừng Cách nấu: Ếch làm sạch chặt miếng Thịt nạc+chân gà rửa sạch,thịt cắt nhỏ Bong bóng cá ngâm nước sôi cho nở,sau đó rửa lại vài lần cắt khúc Dùng 1 cái thố đất,cho tất cả nguyên liệu và 1L nước vào,đậy nấp mang chưng cách thuỷ 2 giờ,nêm muối,đường,bột nêm,dùng nóng | ||
CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG (NK 67 - 74) NHỮNG KHUÔN MẶT THÂN THƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét