Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

SỨC KHỎE CHO CUỘC SỐNG CỦA BẠN (Bia) và CÂY, CỎ, CỦ QUANH TA (Quả Thơm và củ nghệ vàng)



5 cấm kỵ khi uống bia mùa hè
18/04/2012 15:24 (GMT +7) nGỌC tÂM SƯU TẦM
Uống bia cũng có những tối kỵ, nếu bạn hay người thân của bạn thường xuyên uống bia thì càng không nên bỏ qua những cấm kị dưới đây để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
    Bia rất giàu axit amin và các vitamin. Trong thời tiết nóng nực thì nó trở thành một thức uống không chỉ thích hợp mà còn “khoái khẩu” cho các đấng mày râu.
Không nên dùng bia để làm dịu cơn khát
     Bia được rất nhiều người dân dùng như một thức uống để làm dịu cơn khát, giảm tiết mồ hôi. Nhưng trên thực tế uống bia có thể làm dịu cơn khát nhưng lại khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn.
Theo các chuyên gia y tế, uống bia giúp đem lại cảm giác mát mẻ nhưng khi đi vào cơ thể nó kích thích sự tiết hormone tuyến thượng thận, khiến nhịp tim, mạch máu mở rộng, tăng bề mặt nhiệt, do đó làm tăng sự bốc hơi nước, gây khô miệng. Đồng thời, bia cũng kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đòi hỏi bài tiết, muốn đi tiểu làm cơ thể mất độ ẩm hơn. 
Ngoài ra, bia hòa tan trong máu, làm độ nhớt máu tăng lên, buộc máu từ ngoại mạch phải hấp thụ nước để pha loãng máu trong các tĩnh mạch, do đó gây ra khô miệng. 
Không ăn với thực phẩm nướng
     Nhiều người uống bia có sở thích dùng với đồ nướng. Trong mùa hè này chế độ ăn uống đó càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, cách ăn nó có khả năng gây bệnh gout, thậm chí ung thư. Các chuyên gia khuyến cáo rằng thực phẩm nướng chủ yếu là hải sản, nội tạng động vật và thịt… Trong khi đó, bia là loại thực phẩm chuyển hóa purine cao, là một yếu tố quan trọng trong việc gây bệnh gúout Nếu đồng thời ăn thịt nướng khi uống bia thì nguy cơ bệnh gout tương đối cao. 
Ngoài ra, trong quá trình nướng, không chỉ sản xuất các chất benzopyrene gây ung thư chẳng hạn như axit nucleic trong thịt sau khi phân hủy nhiệt tạo ra đột biến gen có thể gây ra ung thư. 
Uống bia làm cho mạch máu đường tiêu hóa giãn ra và hòa tan các chất nhầy của bề mặt niêm mạc đường tiêu hóa, khiến protein càng dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể, làm tăng nguy cơ gây ung thư của các chất gây ung thư. Vì vậy, uống rượu bia nên được tránh ăn thịt nướng, nếu bạn thực sự muốn ăn, hãy ăn thêm một số loại rau lá xanh để có thể làm giảm tác dụng phụ.
Không uống bia quá lạnh
   Thời tiết nắng nóng, oi bức, uống bia đem lại cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nhiệt độ bia quá thấp không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể dẫn đến các bệnh khác nhau. Các chuyên gia nói rằng bia chỉ nên được lưu trữ trong tủ lạnh với nhiệt độ kiểm soát trong khoảng 5 – 10 độ C.
Bởi vì độ hòa tan của CO2 hàm chứa trong bia sẽ biến đổi tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ, các thành phần của bia sẽ điều chỉnh trong không gian nhiệt độ này để hình thành được mùi vị tốt nhất. Bia có nhiệt độ quá thấp không những uống không ngon mà còn làm cho protein ở trong bia bị phân giã, thành phần dinh dưỡng bị phá hỏng.
Quan trọng hơn, nhiệt độ bia quá thấp sẽ làm suy giảm nhiệt độ cơ thể người uống, dẫn đến lưu lượng máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trường hợp nặng có thể dẫn đến đau bụng co thắt, tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa khác, và có thể dẫn đến tá tràng tăng nhãn áp, dẫn đến áp lực tụy keo để kích thích bài tiết tuyến tụy, gây viêm tụy cấp tính.
Không nên uống quá nhiều
 Hàm lượng cồn ở trong bia không cao, dinh dưỡng phong phú nên nhiều người cứ thoải mái uống. Nhưng trong thực tế uống bia không giới hạn gây ra nhiều hệ lụy.
Có nhiều người có thói quen uống bia thì uống liền một lúc 3-4 cốc, đại lượng nước uống vào rất nhanh sẽ bị đào thải ra ngoài nhưng cồn thì sẽ nhanh chóng được hấp thụ, làm cho cồn trong máu tăng cao. Nếu suốt cả mùa hè ngày nào cũng uống nhiều bia sẽ khống chế ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tế bào, cũng có thể dẫn đến sự tích trữ mỡ từ đó gây ra “bụng bia” và còn ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tim mạch.
Các chuyên gia chỉ rằng uống nhiều bia sẽ tăng gánh nặng của thận, gan, tim và gây tổn hại các cơ quan quan trọng. Trong khi đó, quy trình sản xuất bia-rượu bia có chứa axit oxalic, nucleotide đen, khi đi vào cơ thể dễ làm tăng axit uric, thúc đẩy hình thành sỏi. 
Người béo không nên uống bia tươi
     Bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào bình không vi khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10oC, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất. Loại bia này giữ lại được các enzyme hoạt động, chứa các axit amin và protein hòa tan phong phú hơn, và do đó nó có xu hướng phổ biến hơn so với bia nấu chín. Nhưng nên chú ý những người béo không thích hợp để uống bia tươi. 
     Các chuyên gia tư vấn, bia tươi có chứa nấm men có thể tồn tại trong cơ thể người, có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong cơ thể người, tăng cường sự thèm ăn của một người. Những người béo uống bia tươi dễ hấp thu chất béo hơn so với bia nấu chín thông thường khiến cho bệnh béo phì có xu hướng trầm trọng hơn.
                                                                                                                                       Nguồn TTVN 





NGHỆ VÀ SỨC KHỎE   (Nguồn Cây thuốc quý nGỌC tÂM sưu tầm)
      
     Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người. Trong đó đáng chú ý là bốn công dụng nổi bật của củ nghệ:
       + Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; 
       + Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa;
       + Giúp chống ung thư, kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng; 
       + Giúp khử trùng, mau lành vết thương.
Khi sử dụng cần lưu ý phải đúng cách để nghệ phát huy hết tác dụng.
Đề phòng nguy cơ ung thư ruột:

      Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.
     Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
Chữa bệnh viêm khớp: 

    Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều. Mỗi ngày uống ba lần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Khi gặp rắc rối với tiêu hóa: 

     Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng ra các emzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt: 

     Ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
Đề phòng bệnh tim:

     Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
Giảm nguy cơ với người hút thuốc:

      Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. 
       Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư./. 





TÁC DỤNG CHỬA BỆNH TỪ CỦ NGHỆ


   Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.

 Gồm có 4 công dụng nổi bật:

1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.
    

    Nên sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:


1/-Đối với bệnh ung thư ruột: 
       Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
2/-Chữa  bệnh viêm khớp: 
      Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
3/-Khi gặp rắc rối với tiêu hoá: 
     Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

4/-Ung thư tuyến tiền liệt: 
      Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
5/-Bệnh tim: 
      Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
6/-Đối với người hút thuốc:   
     Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.





Tác dụng của Quả Thơm với sức khỏe con người

Nguồn-ST Sức khỏe & Đời sống
  • TRÁI THƠM (DỨA) VỚI SỨC KHỎE CHÚNG TA
Với hương vị thơm ngon và ngọt ngào, những trái dứa ngát hương không chỉ là một trái cây tốt mà còn có những tác dụng không ngờ với sức khỏe.
Là trái cây bổ dưỡng

Dứa cùng với nhiều loại trái cây khác rất bổ dưỡng với sức khỏe con người. Trong dứa không có cholesterol, lại giàu chất xơ, các enzym tiêu hóa, vitamin C, canxi và kali.
Nếu không muốn măm trực tiếp những trái dứa tươi thơm ngát, bạn có thể làm smoothies, điểm dứa trên bánh pizza, làm kem dứa, salad dứa....cho cả gia đình vào bất kể mùa nào trong năm.
Kích thích tiêu hóa
Được biết, các enzym bromelain có trong dứa giúp kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó dứa cũng được coi là thực phẩm làm giảm bớt buồn bã, tốt cho dạ dày và giảm chứng ợ nóng.
Tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi
Với nguồn vitamin C dồi dào cùng các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim..Dứa còn đóng góp hữu hiệu trong quá trình phát phát triển của xương, sụn, răng lợi.
Dứa rất giàu mangan - một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Chỉ cần một cốc nước ép dứa hằng ngày, bạn có thể được hưởng những lợi ích của dứa đến sự phát triển xương cho những người trẻ và tăng cường sức mạnh của xương cho những người già.
Tăng cường sức đề kháng cơ thể
Vitamin C có trong dứa luôn được coi là một loại thuốc tự nhiên cung cấp cho bạn một sức đề kháng tốt cho sức khỏe.  Măm dứa hằng ngày còn giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Liều thuốc chống ho và cảm lạnh 
Khi bạn bị ho và cảm lạnh, nhiều người thường tìm cách tăng cường vitamin C cho cơ thể bằng cách uống nước cam. Vậy tại sao bạn lại không cân nhắc đến việc ăn dứa nhỉ?
Những lợi ích của dứa khi bạn bị cảm lạnh hay ho giống hệt như những lợi ích của nước cam. Và ngoài ra dứa còn có một lợi ích bổ sung nữa là bromelain được tìm thấy trong dứa giúp ngăn chặn ho và nới lỏng niêm dịch.
Tác dụng khác của dứa
Dứa là một loại hoa quả giàu dinh dưỡng vì thế đặc biệt tốt cho những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe nếu thường xuyên ăn dứa.
Những người muốn giảm béo cũng nên dùng dứa thường xuyên vì cùng với bưởi, dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể.
Bên cạnh đó, những vitamin C trong dứa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại gây bệnh sâu răng.




    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét