Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

ĐẠO ĐỨC - CON NGƯỜI - SỰ VÔ CẢM

CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG (NK 67 - 74) NHỮNG KHUÔN MẶT THÂN  THƯƠNG THẦY CÔ, BẠN BÈ VÀ SỐ PHONE LIÊN LẠC... HÃY TÌM ĐẾN VỚI NHAU CÁC BẠN NHÉ.
Trái qua: NGUYỄN VĂN THOẢNG - 0903.501.116, NGUYỄN THỊ KIM NINH - QUANG MINH - 0903.404.801, NGUYỄN THỊ MỸ LÝ - 0945.313.155 VÀ CON Mỹ Lý..

ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VÀ SỰ VÔ CẢM 
       Ngọc Tâm
    Ngày trước, ông bà thường dạy đạo đức là cái vốn quý nhất cuộc đời cho con cháu. Tiền của mất, mình có thể tìm lại được nhưng tình nghĩa con người mất thì không thể nào lấy gì bù đắp được.
    Người xưa thường nói nhất cận thân nhì cận lân, ấy là người ta nói đến những người thân sống chung thành quầng thể với nhau trong một khu vực thì có việc gì nhờ vả nhau giúp đỡ trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, khi họ hàng bà con sống xa cách nhau, người thân thuộc tha phương cầu thực thì người ta lấy xóm giềng làm nơi nương tựa nên mới có câu nhất cận lân nhì cận thân.
    Sự giúp đỡ này không phải chỉ đơn thuần là đồng tiền bát gạo, lúc tắt lửa tối đèn mà đôi khi là sự chia sẻ gánh nặng tinh thần gia đình như dạy dỗ trẻ con nên là do có người lớn tuổi làm gương. Lúc gian truân, khó nhọc, tù đày thì thăm nom người gặp nạn, an ủi người tại gia.
    Ngày nay, con người sống thực dụng và luôn co cụm trong cái vỏ ốc tôi quá lớn như không còn những giá trị đạo đức trong việc quan tâm và giúp đỡ người gặp nạn.
    Có những lúc đi trên đường, một ai đó bất ngờ bị tai nạn, máu chảy đầy người. Thế nhưng, người đi đường, dù đông, cứ thản nhiên đi, thản nhiên bu lại xem, thản nhiên bàn tán tìm ra lý do tại sao người này bị nạn mà quên mất cái tình người nhỏ nhất là giúp đỡ người gặp nạn, đưa người bị nạn đến nhà thương gần nhất có thể. Đây là điều lạ lùng nhưng trở nên quen thuộc và trở thành nếp của người ViệtNam hiện đại là vô cảm trước khó khăn, mất mát của người khác.
    Con người hiện đại với những tiện nghi cao ngất của khoa học kỹ thuật trở nên lười biếng trong hành động và lười biếng cả trong suy nghĩ. Câu nói thường gặp nhất “đó là việc của người ta, quan tâm làm gì cho mệt”. À, thì ra quan tâm đến người khác là họ cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy mất công vì đây không phải là việc của mình. Tuy nói là nói qua cửa miệng như vậy nhưng con người lại luôn tò mò xem người khác đang bị tai nạn là ra sao, ai đụng, người gây tai nạn đi đâu rồi? vân vân và vân vân. Nhưng luôn ngại giúp người gặp nạn vì sợ. Sợ mất công, sợ mất của, sợ chịu trách nhiệm khi chính quyền hỏi han, sợ liên lụy, nhưng họ không sợ rằng nếu chậm trễ trong việc giúp đỡ người khác thì sẽ mất đi một mạng người.
    Sự vô cảm của con người không ngưng tụ ở một tầng lớp xã hội nào cả mà nó lan tỏa rộng lớn bao trùm cả xã hội. 
    Tội ác là do con người tự tạo, nó như cái vòng lẩn quẩn, xiết lấy tâm linh con người, từ đó con người trở nên vô cảm, sống theo sự điều khiển của cái ác mà quên đi bản chất ban đầu làm người là xuất phát từ cái thiện. Con người phải biết phân định đâu là đích đến làm người trong kiếp người sống tạm ở trần gian thì mới biết sống hết lòng cho người, cảm nhận được cái vui, cái hạnh phúc khi mình giúp được người khác, rằng mình không sống vô cảm. 
                                                                                              
     


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét