Bí quyết dưỡng sinh của Khổng Tử
Khổng tử (551-479 trước Công nguyên) tên Khâu, tự Trọng Ni, người Bệ Ấp, nước Lỗ vào cuối đời Xuân Thu. Ông là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục, cũng là người lập ra Nho Gia học phái thời cổ.Về dưỡng sinh, trong sách Luận Ngữ, khi bàn đến chí hướng của mình đức Khổng viết: "Lão giả an chi, thiếu giả hoài chi".
Ông muốn dựng nên một xã hội mà con người sống an ổn trong giai đoạn tuổi già của mình. Ông cảnh cáo: Khí lão, thủ ấu, giả chi bất tường" (Bỏ người già, nuôi người trẻ là chuyện không lành trong gia đình). Bản thân phải tranh đấu, làm việc không ngừng (Quân tử dĩ tự cường bất tức).
VỀ ĂN UỐNG: Đức Khổng Tử rất chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh trong phép ẩm thực. Có 10 trường hợp mà Khổng Tử khuyên đừng nên ăn: "Tự ý nhiếp, ngư nổi nhi nhục bại, bất thực; sắc cố bất thực; tức ố bất thực; thất nhẫm bất thực; bất thời bất thực; các bất chính bất thực; bất đắc kỳ tương bất thực... cô tửu, thị phủ bất thực, bất triệt khương thực, bất đa thực, tế tam nhật, bất thực chi hỷ".
Nghĩa là:
Lương thực bị ẩm mốc không ăn; cá ươn sình không ăn; thực phẩm có màu sắc đã hư không ăn; thực phẩm có mùi vị khó ngửi không ăn; nấu nước không đúng cách không ăn; không tới giờ ăn không ăn; thịt cắt chặt bừa bãi không ăn; không có những đồ gia vị như tương giấm không ăn; rượu và thịt khô mua ngoài chợ không ăn; sau khi ăn cơm xong thêm một tí gừng, để giúp tiêu hoá, nhưng không ăn nhiều; thịt cúng tế thần thánh nếu để quá 3 hôm cũng không ăn.
Nguyên tắc chung về ăn uống của đức Khổng Tử là "thực vô cầu bảo, cư vô cầu an", "thực bất yếm tinh, khoái bất yếm tê", "trai thất biến thực". Ý nói: Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu yên; trong việc ăn uống không cần phải ngon lành lắm; chỉ nên ăn cơm gạo đạm bạc là được; nhưng thịt cá xắt nhỏ để làm gỏi, thì xắt càng nhỏ càng tốt, vì rất dễ tiêu hoá. Trái lại, trong ngày trai giới thì phải thay đổi món ăn, tức là tránh ăn mặn, uống rượu. Bàn về rượu, Khổng Tử nói: "Duy tửu vô lượng, bất cập loạn" đại ý nói: tửu lượng mỗi người mỗi khác, nhưng uống không được say làm bậy.
VỀ CHỔ Ở: Không Tử chủ trương: chỗ ngủ phải thích nghi, nhưng ông phản đối những người đòi hỏi quá nhiều về sự êm ấm "quân tử cư vô cần an" (Luận Ngữ - thiên Học Nhi). Theo ông, kẻ sĩ ham sống quá êm ấm, sẽ thiếu ý chí. Ông nói: "Sĩ nhi hoài cư, bất túc dĩ vi sĩ hỉ" (Người trí thức mà chỉ nghĩ đến chuyện được sống êm ấm, thì không đáng là kẻ trí thức). Ông đề ra nguyên tắc sống đơn giản "Thực sơ thực ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi, lạc tại kỳ trung hỷ (Ăn cơm hẫm, uống nước lã, gối tay mà ngủ, vui thú ở trong lòng). Khổng Tử ca ngợi cuộc sống đạm bạc nhưng cao khiết của Nhan Hồi "Ăn chỉ một giỏ tre cơm, uống chỉ một bầu nước lã, sống trong hẽm tồi tàn, nếu kẻ khác thì sẽ đau buồn, nhưng với Nhan Hồi thì không hề thay đổi niềm vui của mình".
VỀ Y PHỤC: Trong chương "Hương Đảng" của sách Luận Ngữ có chép: "Khổng Tử đương thử, chẩn sĩ khách". Vào mùa hè, ông mặc áo vải gai thô và thưa, vừa có thể rút mồ hôi, vừa thoáng mát. Khi ngồi, nhất định phải mặc áo dài tới đầu gối. Khi tắm thì dùng loại "minh y". Khi ngồi có nệm để được lâu. Mùa đông luôn giữ ấm, mùa hè luôn đề phòng hơi ẩm.
VỀ HÀNH VI: Về cách đi đứng, Khổng Tử cũng là người giỏi đi bộ. Trong phần"Hương Đảng" sách Luận Ngữ đã hình dung "Khổng Tử đi nhanh như xoè độ cánh bay". Về thái độ ứng xử, đức Khổng Tử nêu lên 3 điểm cần thiết: "Người quân tử có 3 điều cần phải tránh: Lúc nhỏ khi khí huyết lưu thông thì tránh sắc dục; khi trưởng thành, khí huyết sung mãn thì nêntránh cãi vã; về già, khí huyết suy, nên tránh tham lam". Ông cũng đề xuất 3 cái lợi, cái hại trong 3 điều ưa thích: "Cái lợi nằm trong 3 điều ưa thích, cái hại cũng nằm trong 3 điều ưa thích. Ưa thích phân biệt chế độ, lễ phép và tiết tấu âm nhạc; ưa thích đề cao khen tặng cái hay của người khác; ưa thích giao du với nhiều bạn bè có tài năng. 3 điều có hại: Nếp sống xa hoa;dâm dật vô độ; ăn uống rượu chè bừa bãi”.
TOA THUỐC BỔ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
I. Sức khỏe: Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: "Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật"..
II. Bí quyết trường thọ:
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
III. Phòng ngừa bệnh tật:
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng : chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng : chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động – Phải biết cười – Phải lịch sự hòa nhã – Phải biết nói chuyện và Phải coi mình là người bình thường.
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động – Phải biết cười – Phải lịch sự hòa nhã – Phải biết nói chuyện và Phải coi mình là người bình thường.
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
VII. Hãy Dành Thì Giờ :
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ – Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện – Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười – Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa – Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu – Đó là ...hy vọng và chờ đợi
Hãy dành thì giờ để cho đi – Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách – Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện – Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc – Đó là giá của thành công.
Hãy dành thì giờ cho bác ái – Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện – Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười – Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa – Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu – Đó là ...hy vọng và chờ đợi
Hãy dành thì giờ để cho đi – Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách – Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện – Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc – Đó là giá của thành công.
Hãy dành thì giờ cho bác ái – Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét