Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

TOA THUỐC HAY (SỨC KHOẺ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI)

Bí quyết dưỡng sinh của Khổng Tử


     Khổng tử (551-479 trước Công nguyên) tên Khâu, tự Trọng Ni, người Bệ Ấp, nước Lỗ vào cuối đời Xuân Thu. Ông là nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục, cũng là người lập ra Nho Gia học phái thời cổ.Về dưỡng sinh, trong sách Luận Ngữ, khi bàn đến chí hướng của mình đức Khổng viết: "Lão giả an chi, thiếu giả hoài chi".
     Ông muốn dựng nên một xã hội mà con người sống an ổn trong giai đoạn tuổi già của mình. Ông cảnh cáo: Khí lão, thủ ấu, giả chi bất tường" (Bỏ người già, nuôi người trẻ là chuyện không lành trong gia đình). Bản thân phải tranh đấu, làm việc không ngừng (Quân tử dĩ tự cường bất tức).
VỀ ĂN UỐNG: Đức Khổng Tử rất chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh trong phép ẩm thực. Có 10 trường hợp mà Khổng Tử khuyên đừng nên ăn: "Tự ý nhiếp, ngư nổi nhi nhục bại, bất thực; sắc cố bất thực; tức ố bất thực; thất nhẫm bất thực; bất thời bất thực; các bất chính bất thực; bất đắc kỳ tương bất thực... cô tửu, thị phủ bất thực, bất triệt khương thực, bất đa thực, tế tam nhật, bất thực chi hỷ".
Nghĩa là:
     Lương thực bị ẩm mốc không ăn; cá ươn sình không ăn; thực phẩm có màu sắc đã hư không ăn; thực phẩm có mùi vị khó ngửi không ăn; nấu nước không đúng cách không ăn; không tới giờ ăn không ăn; thịt cắt chặt bừa bãi không ăn; không có những đồ gia vị như tương giấm không ăn; rượu và thịt khô mua ngoài chợ không ăn; sau khi ăn cơm xong thêm một tí gừng, để giúp tiêu hoá, nhưng không ăn nhiều; thịt cúng tế thần thánh nếu để quá 3 hôm cũng không ăn.     
     Nguyên tắc chung về ăn uống của đức Khổng Tử là "thực vô cầu bảo, cư vô cầu an", "thực bất yếm tinh, khoái bất yếm tê", "trai thất biến thực". Ý nói: Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu yên; trong việc ăn uống không cần phải ngon lành lắm; chỉ nên ăn cơm gạo đạm bạc là được; nhưng thịt cá xắt nhỏ để làm gỏi, thì xắt càng nhỏ càng tốt, vì rất dễ tiêu hoá. Trái lại, trong ngày trai giới thì phải thay đổi món ăn, tức là tránh ăn mặn, uống rượu.  Bàn về rượu, Khổng Tử nói: "Duy tửu vô lượng, bất cập loạn" đại ý nói: tửu lượng mỗi người mỗi khác, nhưng uống không được say làm bậy.
VỀ CHỔ Ở:  Không Tử chủ trương: chỗ ngủ phải thích nghi, nhưng ông phản đối những người đòi hỏi quá nhiều về sự êm ấm "quân tử cư vô cần an" (Luận Ngữ - thiên Học Nhi). Theo ông, kẻ sĩ ham sống quá êm ấm, sẽ thiếu ý chí. Ông nói: "Sĩ nhi hoài cư, bất túc dĩ vi sĩ hỉ" (Người trí thức mà chỉ nghĩ đến chuyện được sống êm ấm, thì không đáng là kẻ trí thức).  Ông đề ra nguyên tắc sống đơn giản "Thực sơ thực ẩm thủy, khúc quăng nhi chẩm chi, lạc tại kỳ trung hỷ (Ăn cơm hẫm, uống nước lã, gối tay mà ngủ, vui thú ở trong lòng).  Khổng Tử ca ngợi cuộc sống đạm bạc nhưng cao khiết của Nhan Hồi "Ăn chỉ một giỏ tre cơm, uống chỉ một bầu nước lã, sống trong hẽm tồi tàn, nếu kẻ khác thì sẽ đau buồn, nhưng với Nhan Hồi thì không hề thay đổi niềm vui của mình".
VỀ Y PHỤC:  Trong chương "Hương Đảng" của sách Luận Ngữ có chép: "Khổng Tử đương thử, chẩn sĩ khách". Vào mùa hè, ông mặc áo vải gai thô và thưa, vừa có thể rút mồ hôi, vừa thoáng mát. Khi ngồi, nhất định phải mặc áo dài tới đầu gối. Khi tắm thì dùng loại "minh y". Khi ngồi có nệm để được lâu. Mùa đông luôn giữ ấm, mùa hè luôn đề phòng hơi ẩm.
VỀ HÀNH VI:  Về cách đi đứng, Khổng Tử cũng là người giỏi đi bộ. Trong phần"Hương Đảng" sách Luận Ngữ đã hình dung "Khổng Tử đi nhanh như xoè độ cánh bay".  Về thái độ ứng xử, đức Khổng Tử nêu lên 3 điểm cần thiết: "Người quân tử có 3 điều cần phải tránh: Lúc nhỏ khi khí huyết lưu thông thì tránh sắc dục; khi trưởng thành, khí huyết sung mãn thì nêntránh cãi vã; về già, khí huyết suy, nên tránh tham lam".  Ông cũng đề xuất 3 cái lợi, cái hại trong 3 điều ưa thích: "Cái lợi nằm trong 3 điều ưa thích, cái hại cũng nằm trong 3 điều ưa thích. Ưa thích phân biệt chế độ, lễ phép và tiết tấu âm nhạc; ưa thích đề cao khen tặng cái hay của người khác; ưa thích giao du với nhiều bạn bè có tài năng. 3 điều có hại: Nếp sống xa hoa;dâm dật vô độ; ăn uống rượu chè bừa bãi”.


TOA THUỐC BỔ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

I. Sức khỏe: Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: "Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật"..
II. Bí quyết trường thọ:
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
III. Phòng ngừa bệnh tật:
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư
Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
Một lát gừng: chống viêm nhiễm
Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo
Một quả trứng : chống suy dinh dưỡng
Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải: Phải vận động – Phải biết cười – Phải lịch sự hòa nhã – Phải biết nói chuyện và Phải coi mình là người bình thường.
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân:
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
VII. Hãy Dành Thì Giờ :
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ – Đó là nguồn sức mạnh.
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện – Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười – Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa – Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu – Đó là ...hy vọng và chờ đợi
Hãy dành thì giờ để cho đi – Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách – Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện – Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc – Đó là giá của thành công.
Hãy dành thì giờ cho bác ái – Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

BÀN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

       Trên thế giới, từ xưa đến nay đều tồn tại những quan niệm khác nhau về đạo đức. 
    Theo (A: Moral education. P: Éducation morale). Đức: đạo đức. Dục: nuôi dạy, giáo dục. Đức dục là sự giáo dục về đạo đức và luân lý, đối với bản thân, gia đình và xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm khác nhau về chữ "đức" và "đức dục", xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc thù. Tuy nhiên giữa những quan niệm ấy vẫn tồn tại những "mẫu số chung"...


    Câu chuyện về Đức dục

        Bây giờ tôi viết lại câu chuyện này, ai “tin thì tin, không tin thì thôi” (câu trong ngoặc kép là thơ của Nguyễn Trọng Tạo).
          Chuyện là có một người đã học và đã tốt nghiệp ở một trường ĐH vào loại có tiếng ở nước ta. Sau khi ra trường mấy năm, không hiểu trời xui đất khiến hay tổ tiên phù hộ độ trì gì đó mà anh ta được “bắn” sang một nước ngoài nào đấy sinh sống và làm ăn. Rồi nghe nói anh ta dần dần “nổi tiếng” trở thành một đấng trượng phu…
        Rồi anh ta muốn về nước chơi, thăm thú quê hương, mong góp sức mình cho đất nước trong thời kì đổi mới. Anh trở về ngôi trường xưa, muốn có một cuộc giao lưu với thầy cô giáo và bạn bè cũ.
        Cuộc họp cũng không ít người, các bạn trẻ đến vì tò mò, các thầy giáo già đến vì muốn xem mặt học trò cũ mà trước đây mình không chú ý nên không nhớ ra.
    Sau vài câu xã giao thường lệ, con người thành đạt ấy dừng một lúc để mọi người tập trung chú ý và nói: “Ai đã từng dạy tôi thì giơ tay!”.
        Phòng họp đột nhiên im lặng như tờ, và không một cánh tay nào giơ lên… Rồi có tiếng động di chuyển bàn ghế và… các thầy giáo lần lượt im lặng ra về.
      Chuyện kể đã xong, bây giờ xin cho phép tôi nhớ lại chuyện cũ hồi đi học. Có một bài học trong sách giáo khoa tiểu học mà tôi không thể nào quên. Bài học nhan đề: “Thưa thầy, con là Các-nô đây”. Bài học chỉ hơn nửa trang giấy cùng với một bức ảnh (hay bức vẽ, tôi không phân biệt được vì còn nhỏ).
       Trong bức ảnh có một thầy giáo già đang ngồi sau chiếc bàn, trước mặt là học trò, cửa ra vào mở rộng và trong khung cửa là hình một người đàn ông chững chạc có râu mép quăn, đi ủng cao đến đầu gối. Tay phải ông ta ấp lên ngực trái chỗ con tim, đầu cúi thấp và miệng ông dường như đang nói : “Thưa thầy, con là Các-nô đây”.
        Cho đến nay tôi cũng không biết Các-nô là ai, chỉ biết rằng ông ta là một quan to, trở về quê hương, muốn đến thăm thầy giáo cũ và lớp học cũ của mình, và bài học trong sách giáo khoa nói về cái phút giây gặp gỡ ấy.
        Tôi còn nhớ người thầy tên là thầy Thái đã dạy tôi bài học ấy ở ngôi trường làng. Thầy thường đánh vào mông tôi mỗi khi tôi viết sai chính tả hoặc làm ồn trong lớp. Thầy thường quát: “Lại thằng Cương phải không? Làm ồn vừa chứ, muốn đét vào đít hả ?”.
        Học xong bài học ấy tôi cứ mong ước một ngày nào đó, khi đã trưởng thành, tôi sẽ quay về đúng lớp học này, mở cửa bước vào, không chỉ cúi đầu như Các-nô, mà tôi sẽ quỳ xuống trước mặt thầy và nói : “Thưa thầy, con là …thằng Cương đây”.
        Nhưng tôi đã không làm được điều đó. Hỡi ôi! Thầy tôi đã mất trước khi tôi kịp nên người…

    Giáo sư Văn Như Cương
    (Theo Bee.net.vn)

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

CÀNH HUỆ TRẮNG

                                                         CÀNH HUỆ TRẮNG  
    Mồng Một/Th.chạp /ÂL Tân Mẹo Niên MHĐL Ngọc Tâm


Em! Cành Huệ Trắng hoa có ngai
Là ân, nghĩa trọng, tinh khiết thay
Thanh cao, cành thẳng hoa xinh trắng
Tiết nghĩa, trăng rằm, bông cúng dâng
Em! Cành Huệ Trắng như tuyết, vân
Hương ngây ngây thoáng chốn âm trần
Trăng rằm, mồng một theo gió thoảng
Thanh thản, trầm linh nghiệp chướng oan
Em! Cành Huệ Trắng ngát dương gian
An nhiên trần thế, mãn nguyện Nhân
Vô luân. Phi sĩ. Quy Tâm Đức
ớng thiện, khoan dung thoát nhục thân 
Em ! Cành Hu Trắng Ngôn Hạnh danh
Hiền T D Mến, nét Trang thanh
Là Cành Huệ lá xanh bông trắng
Khắp chốn dương trần, cung kính dâng.. 
                                                    Mồng 1/11 /ÂL Năm Tân Mẹo

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

NGHỆ THUẬT SỐNG



XIN LỖI (cho mình xin lỗi)                                                                      (Ngọc Tâm - Tâm lý và nghệ thuật trong cuộc sống)               


   Cho mình xin lỗi" - thật là dễ dàng để viết câu này xuống giấy. Nhưng khi phải thốt ra với một ai đấy, ta thường cảm thấy "nghẹn nghẹn" trong cổ họng, như danh ca Elton John đã từng nói: "Xin lỗi dường như là từ khó nói nhất".
   Xin lỗi là sự công nhận chúng ta đã làm một điều sai trái - dù đấy là một lời bình phẩm vô tình, một hành động nông nổi hay một cử chỉ không đẹp. Bằng lời xin lỗi, chúng ta muốn đưa ra thông điệp như sau: "Mình cảm thấy vô cùng ân hận và giày vò vì việc mình đã làm. Mong bạn hãy tha thứ cho mình!". Cũng chính vì điều này mà khi xin lỗi, chúng ta thường cảm thấy bản thân quá... "nhỏ nhoi", thấp bé", rằng xin lỗi là dấu hiệu của sự yếu đuối, của sự mất quyền lực và để cho nguời khác "nắm đầu"
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy là "nhân vô thập toàn", không có ai trên cuộc đời này dám vỗ ngực tự hào là mình hoàn hảo cả. Cho nên, việc bạn sẵn lòng nhận lỗi lầm, đối diện thẳng thắn với nó và hành động để đưa mọi việc vào trật tự tốt đẹp như cũ, cho thấy nguồn sức mạnh tinh thần lớn lao và cá tính tuyệt vời của bạn. Bạn bè (người thân, đồng nghiệp, cha mẹ v.v...) sẽ không đánh giá thấp những nỗ lực của bạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá bạn cao hơn, mở rộng lòng hơn cho sự tha thứ và bỏ lại đàng sau quá khứ những niềm đau, nỗi buồn.
* Nên xin lỗi vào lúc nào?
   Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, câu xin lỗi cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, để chứng tỏ sự thiện chí của bạn. Nếu cứ chần chừ biện hộ cho rằng bạn không cần xin lỗi vì chẳng có lỗi chi cả, hoặc bạn sẽ xin lỗi với một số điều kiện từ đối tượng, thì e rằng bạn đang làm vấn đề rắc rối thêm. Hãy nhớ lại những chi tiết sau đây để bạn hiểu rõ sự cần thiết và khẩn cấp của một lời xin lỗi:
- Bạn đã phát biểu một câu nói gì đấy không được duyên dáng, êm tai cho lắm và bạn đã nhìn thấy nét đau đớn ngạc nhiên trên khuôn mặt người ấy? Như vậy là bạn đã làm tổn thương bạn mình không ít!
- Ðã có ai la hét, gằn giọng, hạ bệ bạn bằng những ngôn từ không trau chuốt chưa? Hẳn bạn sẽ không ưa thích gì, thậm chí bực bội nữa là khác. Vậy mà bạn đã làm điều ấy cho người thân yêu của mình, thật đáng trách biết bao!
   Một số người có tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác. Ðiều mà bạn cho là nhỏ nhoi lại có sự tác động rất lớn đến cuộc sống của họ. Hoặc khi đôi bên tranh cãi nhau, ai cũng cố đưa ra những lời nói "nặng ký" nhất để giành chiến thắng, và bạn nghĩ rằng "kẻ kia" phải hạ mình xin lỗi bạn mới đúng. Vấn đề cần bàn ở đây không phải là việc bạn có chủ ý làm người khác tổn thuơng, thất vọng, đau đớn hay không, mà là việc bạn đã gây ra "tội ác" ấy, dù bạn thật sự "vô tội". Bằng bất cứ gịá nào, bạn hãy xin lỗi và nói cho người ấy hiểu, rằng bạn không cố ý làm một việc xấu như vậy. Xin lỗi sớm trong trường hợp này chứng tỏ bạn rất dũng cảm và nhanh nhạy, còn hơn là khi bị "dồn đến mức đường cùng" rồi mới tỏ thái độ ân hận muộn màng, thì lời xin lỗi sẽ không còn giá trị lớn nữa.
* Phải tự hoàn thiện bản thân
     Biết xin lỗi là nét sống lành mạnh của một con nguời có lòng tự trọng và biết chia sẻ với cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên, việc lạm dụng từ "xin lỗi" quá thường xuyên sẽ bớt đi nét đẹp vốn có của nó. Nếu bạn xin lỗi mà cứ tiếp tục phạm sai lầm tuơng tự, người khác sẽ nghi ngờ mức độ thành thật của bạn. Hãy cho từ "xin lỗi" một tác động lớn hơn và kỳ diệu hơn, khi sự tự hoàn thiện bản thân chứng tỏ bạn đã để tâm và trí để cải thiện mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp.
* Nói câu xin lỗi như thế nào?
     Nói câu xin lỗi là một bước quan trọng để sửa chữa lại những lỗi lầm, thiệt hại mà bạn đã gây ra thông qua hành động "trêu ngươi" vừa rồi. Thế nhưng, phụ thuộc vào mức độ thiện chí của bạn, bạn vẫn có cách hay nhất để xây dựng lại niềm tin và những cảm xúc tốt đẹp giữa đôi bên.
- Không nên xin lỗi qua email, điện thoại, nếu như bạn có điều kiện gặp trực tiếp
- Hãy nói câu xin lỗi bằng ánh mắt chân thành, cử chỉ thân ái, từ tốn.
- Không nên biện luận dài dòng để "chạy tội", mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề và nhận lãnh trách nhiệm về phía mình.
- Thể hiện một cử chỉ đặc biệt của lòng tốt khác hẳn ngày thường, để tạo ra sự khác lạ đáng lưu ý trong cung cách ứng xử.
-Nếu có thể thì nên tặng hoa kèm với lời xin lỗi, bạn sẽ thấy cực kỳ "ép-phê".
- Sau khi đã xin lỗi xong, bạn cần phải biết tha thứ cho bản thân mình trước, bởi vì bạn đã công nhận sai lầm và cố gắng để sống tốt hơn. Hãy rút kinh nghiệm để trở thành một con người mới mẻ hơn, tích cực hơn, khôn ngoan hơn. Nếu không, bạn sẽ phải hối tiếc và lại phải xin lỗi 1001 lần nữa!

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

HÃY GIỮ VÀ BẢO VỆ ĐỂ XƯƠNG SỐNG ĐƯỢC KHOẺ

10 nguyên tắc vàng để xương sống khỏe!
(Dân trí) - Vóc dáng của chúng ta, đặc biệt là dân văn phòng, bị mất cân đối, dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp, chủ yếu do 2 nguyên nhân chính sau: Do chúng ta vận động sai tư thế, gây ảnh hưởng lên xương sống.
 Để khắc phục điều này, cần tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vàng sau đây:

1. Sau khi đi làm về bạn nhất định phải nằm nghỉ khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp cho các cơ bắp của bạn được thả lỏng sau khi đã vận động cả ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bạn tuyệt đối không được ngay lập làm việc nhà.

2. Bạn nên duy trì việc đi bơi khoảng 1-2 lần trong tuần để giữ gìn cơ bắp được săn chắc và các lưu thông của mạnh máu.

3. Bạn tuyệt đối không được còng lưng! Hãy tập trung thường xuyên tăng cường vận động cho xương sống thẳng và các cơ bắp của vùng thắt lưng.

4. Ngoài các thời gian ngủ nghỉ bạn nên để cơ bắp được vận động.

5. Không được ngồi “ì một chỗ”, hãy thay đổi tư thế khoảng 10 phút một lần.

6. Chỉ được cúi nhặt những đồ vật mềm, nhẹ và chỉ được ngồi xổm

7. Tránh các vận động mạnh, đặc biệt các tư thế xoay đầu.

8. Đối với phụ nữ: Không đi giày gót nhọn hoặc đế bằng nhưng cao hàng ngày. Những đôi giày như thế chỉ lên đi một vài lần trong tuần. Phương án tối ưu để cho việc này là: Gót giày cao không quá 5cm, có đường kích trung bình, thoải mái, không dùng giày có mũi thon và hẹp và không có các đai mảnh siết nhẹ.

9. Bạn nên duy trì việc đi bộ khoảng nửa tiếng mỗi ngày.

10. Không được xách đồ nặng bằng một tay, bạn cần phải phân chia trọng lượng cân bằng.
                                                                                                                                          Theo DÂN TRÍ

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

MÙA ĐÔNG, MƯA, HOA TÍM SẦU ĐÔNG

Tím sầu đông.

      Mùa đông,là mùa mưa đến,gợi nhớ một lần nhìn “mưa trên cây sầu đông”.
       Đà nẵng mình ,ngày xưa rợp bóng cây.Thành phố nhỏ , Pháp quy hoach cho một nhúm nhỏ người ở, nên phố cũ là những ô bàn cờ nhỏ.Biết vậy thôi chứ đâu có đọc sách nhiều, để biết thêm bao thứ khác.Thành phố có cây và trên những con đường có bóng cây.Cây đón nắng để cho con đường râm mát vào buổi sàng ,buổi chiều.Những tàn lá đón những hạt mưa khi Thu qua ,Đông lại.Tuổi học trò hồi đó có ai muốn đội nón,đội mũ khi tới trường.Nón,mũ là tàn cây,tán lá.
    Đi hoài nhiều con đường qua bao năm bao tháng,chỉ biết cây là cây.Cây thuộc họ gì,tên gì thì có lẽ thầy Bê hoặc cô Xuân biết,chứ mình chẳng biết.Những con đường có lịch sử như thế nào cũng kệ.Nhác và nhát nên chẳng dám hỏi thầy Phúc.Thầy mất rồi.Trong khoảng 36 năm trở lại đây,có học trò nào đã đến vấn an thầy và hỏi tên những con đường?Đọc blog của Trân cũng thấy bài lịch sử Đà Nẵng.Nhưng nhiều và chi tiết quá.Không nhớ nổi!
        Chỉ nhớ những con đường rợp bóng cây và nhớ trước cổng trường mình, có nhiều tàn cây lớn.Thưở đó đi học,làm gì mà có người thân đón đưa.Đi một mình hoăc hẹn với bạn ở những ngả ba, ngả tư đường để cùng đến trường.Cũng có vài người con gái, có bạn trai trong mầu áo xanh quân đội,đưa đến trường.Thời buổi loạn ly mà,thành phố ngập tràn đủ sắc áo lính.Sáng đi học thấy những chiếc áo màu xanh của lá,đứng dưới tàn cây,Trưa tan học cũng thấy những chiếc áo màu xanh của lá,đứng bên gốc cây.Có thể trong những chiếc áo ấy là đàn anh,là bè bạn của mình.Nhớ bạn ,nhớ trường nên đến.Đến rồi đi.Một giai đoạn lịch sử mà mình là nhân chứng sống..
        Huế có Trịnh và những hàng cây long não nên có bài Diễm xưa.Ước một ngày,trong bạn bè có bài đề từ: thưở ấy,trên con đường Quang Trung có  hàng cây dầu,cây sao,kiền kiền..có một người con gái.Con gái là đề tài muôn thưở của những người đàn ông và những chàng trai.Đà nẵng mình thiếu gì những người tài hoa.Bạn bè mình cũng thế.Mong có lần được đọc,đuợc nghe một bản nhac,bài thơ viết một người con gái.Hồng xưa hay Cúc xưa,Huệ xưa.
        Chỉ nhớ những cây sầu đông trong những kiệt nhỏ,trong sân nhà ai đó.Mạ mình đã từng xì một tiếng, khi mình chỉ cho mạ cây sầu đông.Thầu đâu thì kêu thầu đâu ,răng mà kêu sầu đông.Người già xưa thường dặn con nít đừng nhai lá cây và ăn những trái nho nhỏ của cây.Độc lắm! Ừ ,mình cũng chẳng thèm để ý đến loài cây,có những chùm trái nhỏ,giữ trên thân suốt mùa Đông cùng lớp nhựa vàng dùng để dán giấy.Giữa tháng giêng đã có những chùm hoa li ti nở.Sầu đâu nghe hay hơn chữ thầu đâu.Rồi nghe và đọc “Mưa trên cây sầu đông” mới thương và nhớ một loài cây,có chùm hoa tím.
        Đọc và quên tên nhân vật.Chỉ nhớ những hạt mưa trên lá và nhớ cảnh sân ga trong mưa.Học trò con gái, ai không thích những chuyện tình lãng mạn,một chuyện tình buồn?Buồn cho nên nói đến mùa mưa ,là nhớ cây sầu đông.Đường Đà Nẵng mình không trồng cây sầu đông ở phố,chỉ có cây Bằng lăng,cây Sao.. Mưa trên cây bằng lăng không đẹp bằng mưa trên cây sầu đông.Có lẽ,cây sầu đông khẳng khiu hơn cây bằng lăng cao lớn ,dù hai loài cây trên cũng đều có hoa màu tím.
        Email của H.V nói rằng:Mấy ngày nay trời âm u và mưa. H.V nhớ đến ngày xưa,nhớ đến chỗ ngồi bên cửa sổ ,nhìn ra đường Quang Trung đầy lá.Viết lại cho bạn nói rằng ,ở nơi này cũng có mưa,làm mình nhớ đến mưa trên cây sầu đông năm cũ.Ai gọi cây Xoan thì cứ gọi.Mình nhớ mạ mình nên cũng nhắc đến cây thầu đâu,sầu đâu.Nhưng nói với bạn mình: nhớ mưa trên cây sầu đông,trong kiệt nhỏ hay trong sân nhà ai đó.
       Mà nhớ để làm chi,khi đất Đà Nẵng không còn dành cho cây sầu đông.Đất dành cho người không đủ,làm sao dành cho giống cây làm người ta buồn.Trồng cây Trúc Đào hay hơn,bỏi lá cây và hoa,là những màu sặc sỡ.Cây nào cũng độc,nhưng người chọn một màu vui.
        Lại nói nhỏ với con,giọng điệu giang hồ: mưa trên cây gì cũng kệ mẹ nó,đừng để ý nghe con!Để rồi già nhìn mưa mà nhớ.Khổ lắm!
                                                                                                                  GIANG 18.11.11


Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

NHÂN - LỄ - NGHĨA - TRÍ - TÍN

1.     NHÂN - LỄ - NGHĨA - TRÍ - TÍN

       5 Đức tính của người quân tử :
o             Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu. Tình thương yêu được cụ thể hóa bằng những nguyên tắc sau:
            Cái gì bản thân mình không muốn hoặc người không muốn thì không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho người.
                  Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững; mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt.
              Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân.
                 Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải.
  Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời.
    Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời.
Người quy tụ các đức tính trên mà trong đó trung tâm là Nhân được coi là người có đức Nhân: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.

9 Tiêu chuẩn của người quân tử :
o    Con mắt tinh anh để nhìn rõ vạn vật.
o    Thính giác tinh tường để nghe rõ vạn vật.
o    Sắc mặt luôn ôn hòa.
o    Tướng mạo luôn được giữ cho khiêm cung (cẩn trọng, cung kính với người trên; thân ái, hòa đồng với người dưới)
o    Lời nói luôn giữ bề trung thực.
o    Hành động phải luôn cẩn trọng.
o    Có điều nghi hoặc phải luôn hỏi han để làm cho rõ.
o    Kiềm chế: khi nóng giận phải nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không giận quá mất khôn.
o    Thấy lợi phải luôn nghĩ đến nghĩa, không vì lợi mà quên nghĩa, có quyền lợi chính đáng phải biết nghĩ đến người khác (lộc bất tận hưởng).
8 Bậc thang hành động của người quân tử:

      Theo quan niệm của Nho giáo, đã là người quân tử phải tỏ đức sáng ngày càng rộng, càng cao. Muốn làm được điều đó, người quân tử phải luôn phấn đấu theo 8 bậc thang dưới đây:
o    Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc để nhận rõ thực chất, phải trái.
o    Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
o    Thành ý: luôn chân thật, không dối người và cũng không dối mình.
o    Chính tâm: luôn suy nghĩ, hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
o    Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
o    Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
o    Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
o    Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.
                                                                                                              Nguồn Bách khoa tòan thư mở Wikipedia

ĐÀ NẴNG XƯA (Tiếp theo)

Thành Điện Hải (Nay là Bảo tàng Đà Nẵng đường Trần Phú ĐN)
Ngã tư chợ Cồn xưa ĐN (Xe cổ Velo Solex và xe đạp)

Đường khó để lên Bà Nà xưa

Nữ sinh đi học về

Đường Gia Long (Bây giờ là Lý Tự trọng)

Em bé bán cà rem khi xưa

Dòng xe Vespa super và xe solex thời xã xưa ấy

Kiốt Vàng và áo mưa ở chợ vườn hoa trước khu (88 Hùng Vương bây giờ)

Ga xe lửa xưa tại Đường hải Phòng bây giờ

Bờ sông Bạch Đằng năm 1960

Bờ sông bạch Đằng năm 1963

Chùa Vu Lan xưa

Trại lính Pháp (Nay là BCH Tỉnh đội TP Đà Nẵng

Những công nhân điện tín đầu tiên tại ĐN

Đường Bạch Đằng 1960

Quầy tạp hoá chợ vườn hoa ĐN

Góc đường Đống Đa ĐN

Một Đình làng xưa

Chờ vào học 2 giờ sau

Đường Hùng Vương xưa

Vua Thành Thái đi thưởng ngoạn xuân

Gia đình ngư dân đầu tiên ở THỌ QUANG

Chùa Pháp Lâm xưa (nay là chùa Tỉnh hội ĐN)
Cổng Hải Vân quann ranh giới Huế Đà Nẵng

Gia đình nghề chạm khắc gỗ

Góc đường Yên Bái, Hùng Vương đối diện với nhà thông tin ĐN xưa
(Dãy ki ốt chợ vườn hoa ĐN)

Góc đường Độc Lập, đối diện với chùa Long Thơ ( Trần phú bây giờ )


Rạp Trung Vương xưa bên hông là tiệm vải Chí Thành

Ngã tư Hùng Vương, Phan Châu Trinh nhà thuốc tây TRung Nguyên xưa

Bô lão khi xưa

Hầm xe lửa Hải Vân

Góc vịnh Đà Nẵng
Quầy bán hàng góc Trần Hưng Đạo, Trần Phú bây giờ
KS Bạch Đằng 1960

Toà thị chính ĐN

Hướng dẫn bản vẽ kỹ thuật dệt thảm

Quán góc chợ Hàn

Đường Độc Lập xưa xe đậu bên trái (Trần Phú bây giờ)

Dốc lên cầu Trịnh Minh Thế

Đường rây xe lửa khu dân cư Bạch Đằng bây giờ, tữa đỉnh nhà thờ con Gà

Phòng thông tin, tối thứ bảy thường được Ba chở đi xem thi tuyển lựa ca sĩ
Ngôi nhà này hiện nay là KS River shine đường Bạch Đằng (Xe Renalt xưa)
Đoàn tàu lửa Huế, Đà Nẵng tại Ga

Góc đường Độc lập , Hùng Vương bây giờ Trần Phú, Hùng Vương