Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

NGÀY TẾT PHÒNG NGỪA SAY RƯỢU BIA

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS BỒ ĐỀ (NK 67 – 74)    
BLOG CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM
                      Blog: chsbodelengoctam  –  Smail: lengoctam138@gmail.com
                              Phone: 0914.00.09.09 – 0125.68.68.108 – 0919.95.65.15



Thảo mộc ngừa say rượu bia

Ngày Tết, bạn khó tránh khỏi những lúc quá chén. Mỗi người có triệu chứng say khác nhau như: nhức đầu, đau bụng, mệt mỏi, cảm giác rã rời... Khi say, cơ thể cũng bị mất nước, khiến bạn lâu hồi phục hơn.
Để phòng ngừa ngộ độc rượu bia, hãy dùng những loại thảo mộc sau.
Bạch quả
giải rượu, thảo mộc, ngừa say
Ảnh minh họa: internet
Bạch quả chứa một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp cơ thể giải phóng chất cồn nhanh hơn. Tại Nhật Bản, người ta thường phục vụ bạch quả tại các bữa tiệc rượu để thực khách có thể uống mà không lo bị say bí tỉ hay khó chịu vì ngộ độc rượu.
Bạn có thể mua bạch quả tại các tiệm thuốc Bắc.
Bột sắn dây
giải rượu, thảo mộc, ngừa say
Bột sắn dây
Hãy ăn hay uống bột sắn dây ngay khi bắt đầu uống rượu bia. Bột sắn giúp đào thải hợp chất acetaldehyde - thủ phạm gây ra triệu chứng ngộ độc rượu bia – ra khỏi máu nhanh hơn. (Acetaldehyde là chất chuyển hoá của rượu có tính ôxy hoá mạnh, làm tăng các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô).
Gừng
giải rượu, thảo mộc, ngừa say
Gừng có tác dụng chống nôn, làm dịu dạ dày.
Trà xanh
giải rượu, thảo mộc, ngừa say
Trà xanh có chất axit tanic, giúp giải rượu hiệu quả.
Măng tây
giải rượu, thảo mộc, ngừa say
Măng tây
Măng tây có amino axit - chất có tác dụng kích thích các chức năng hoạt động của enzyme; từ đó đẩy nhanh quá trình giải rượu bia. Măng tây còn có nhiều khoáng chất giúp giảm nhẹ các triệu chứng say đồng thời bảo vệ gan khỏi các chất độc.
Thảo mộc có tính đắng
giải rượu, thảo mộc, ngừa say
Ngải cứu.
Bạn có thể ăn những loại thảo mộc có tính đắng như ngải cứu, bồ công anh, long đởm hay sắc nước vỏ cây canhkina để phòng và giải say.
Lưu ý: Một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Bắc gọi cây ô môi là canhkina Việt Nam nhưng không phải là loại canhkina được dùng để phòng chống ngộ độc rượu bia được nói đến ở đây.
                                                                                                    (Theo wikiHow, Daily Mail/PNTP)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét