Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

TRẠNG VIỆT NAM (Sưu tầm đăng nhiều kỳ)

TRANG THÔNG TIN LIÊN LAC (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)

BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                        Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com 
                                    Liên hệ : LÊ NGỌC TÂM, 138 Đống Đa, Q. Hải Châu Tp Đà Nẵng
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


Trạng Quỳnh thua hàng thịt

Trạng Quỳnh là người nổi tiếng hay chòng ghẹo, chơi xỏ thiên hạ. Từ bọn cường hào, ác bá đến bọn quan lại ô trọc; từ thổ địa, thành hoàng đến vua, chúa, thần, phật… tất tất đều bị Quỳnh chơi cho những vố đau.
Chẳng ai làm gì được Quỳnh. Lần nào Quỳnh cũng thắng.
Quỳnh chỉ thua một lần. Mà lại thua bọn hàng thịt, thua đau lắm. Chuyện này chẳng ai biết. Vì sĩ diện, Quỳnh giấu.
Số là, như mọi người đã biết, một lần Quỳnh bỗng nảy ra ý định chơi xỏ vua Bảo Thái. Quỳnh sai người nhà ra chợ bảo bọn hàng thịt thái sẵn thật nhiều thịt nạc, chờ đến trưa sẽ lấy. Chờ mãi chả ai lấy thịt, bọn hàng thịt đến nhà Quỳnh hỏi. Quỳnh chối đây đẩy, và xui họ: “Cứ nhè thẳng bảo thái mà chửi”! Bọn hàng thịt chửi thằng bảo thái toáng lên giữa chợ. Quỳnh khoái lắm, nằm trên võng ôm bụng cười.
Truyện Trang chép đến đây. Còn đoạn sau đây thì không chép:
Bọn hàng thịt cứ “bảo thái” mà chửi mãi. Chợt mấy người lính của vua vào chợ. Nghe chửi thằng “bảo thái”, người ta cứ tưởng họ chửi vua Bảo Thái, thế là xông vào tẩn cho bọn hàng thịt một trận thừa sống thiếu chết. Vừa mất thịt, lại vừa bị đòn đau, bọn hàng thịt tức lắm. Sau họ dò ra, mọi chuyện do chỉ vì Trạng. Từ đó họ thù Trạng.
Bọn người nhà Trạng đi chợ mua thức ăn, nếu không bị cân thiếu thì cũng vớ phải thịt ôi, thịt bạc nhạc… không lần nào mua bán được tử tế.
Quỳnh giận lắm, quyết chơi cho bọn hàng thịt một trận. Vốn sẵn chữ, Quỳnh viết ngay một bài báo, kể lể tội lỗi xấu xa của chúng. Nhưng khốn nỗi, bọn hàng thịt không biết chữ. Chúng có mua báo cũng chỉ để gói thịt cho khách mà thôi. Vì thế những lời rủa độc của Quỳnh chẳng có tác dụng gì.
Quỳnh bèn viết một bài cho đài phát thanh, một phóng sự điều tra hẳn hoi. Song Quỳnh đâu biết cái phương tiện cổ lỗ rađio ấy chỉ hợp với người rỗi rãi hưu nai như Quỳnh, chứ bọn hàng thịt đầu tắt mặt tối, chúng hơi đâu mà nghe. Còn loa công cộng thì giữa chợ ồn ào, nghe sao thấu?
Một chú học trò nhỏ đang làm luận án tiên sĩ thưa với Quỳnh:
- Bẩm thầy, theo con thì thầy nên cho chúng một trận trên ti vi. Bọn chúng thích xem ti vi lắm. Mà nhà nào cũng có một cái, có nhà mấy cái liền. Mà thầy nên làm hẳn một cái “kịch truyền hình” cho bõ ghét.
Quỳnh nghe nói phải nhưng còn lưỡng lự:
- Ta xưa nay chỉ quen viết câu đối, thơ  phú… liệu viết kịch “truyền hình” có ra gì chăng?
- Con chắc tên tuổi như thầy, chúng làm sao dám từ chối.
Được động viên, Quỳnh ngồi cả tháng trời, hút hết nửa cân thuốc lào. Viết xong cái “kịch truyền hình”. Quả nhiên, cầm cái kịch của Trạng, ban biên tập ôm nhau cười. Cái ông Trạng nổi danh thiên hạ, vậy mà viết cứ như đồ dở hơi. Nhưng nể trạng, vì chủ chốt của ban biên tập là học trò của cái vị Tiến sĩ học trò của Trạng, nên chúng gọi các diễn viên gạo cội đến trường quay, cho phép tha hồ bịa tha hồ thêm. Bọn diễn viên thì ngôn từ nanh ác,   đểu hơn cả Trạng. Cho nên vở kịch lên hẳn mấy chân kính. Song có điều Quỳnh không ngờ, xem xong vở kịch, bọn hàng thịt chẳng nao núng, mặt vẫn cứ câng câng. Vì ai cũng nghĩ Trạng chửi cả làng chứ không phải riêng ai. Thành ra quả đấm của Trạng cứ như vào không khí. Ngoài mấy đồng nhuận bút, chẳng ăn nhằm gì nữa.
Người nhà Quỳnh vẫn mua phải thịt ôi, thịt bạc nhạc, bị cân thiếu. Quỳnh nghĩ hết cách, chẳng làm gì được, rầu rĩ đổ bệnh. Rồi nhân uống phải chén thuốc độc của vua mà chết. Lúc chết Quỳnh còn chơi xỏ vua được một lần nữa, (như mọi người đã biết), duy với bọn hàng thịt, vẫn không trả thù được.
Một hôm Quỳnh đang lang thang trong cõi âm, chợt trông thấy một người hàng thịt mới chết. Giận lắm, Quỳnh túm áo người này kéo đến đòi Diêm Vương trừng trị.
Diêm vương đập bàn quát:
-Tên hàng thịt kia! Hà cớ chi mi thù Trạng? Tội mi đáng giao cho chó ngao, đáng quẳng vạc dầu!
Lão hàng thịt rập đầu kêu:
- Oan con lắm, oan con lăm! Con vốn chẳng thù ghét gì Trạng, nhưng vì Trạng mà con bị lỗ vốn, lại bị đòn ê ẩm thịt xương…
Nói rồi người hàng thịt vạch áo cho Diêm Vương xem những vết đánh của lính còn thâm tím trên người.  Diêm vương ngồi ngẩn ra một lúc rồi bảo Trạng:
- Ta xưa nay vẫn nể trọng ông nhưng cũng phải nói thật: Đối với bọn cường hào, ác bá, tham quan ô lại, vua ngu, thần nịnh… ông mắng nhiếc xỏ xiên là phải. Còn đối với bọn hàng thịt, thấp cổ bé miệng, họ đâu có làm hại gì ông? Vì ông mà họ bị thiệt hại, đau đớn, họ thù ông là lẽ thường! Ông thắng tất cả mà chỉ thua mấy anh hàng thịt cũng vì lẽ đó thôi!
Rồi Diêm vương quay sang ông hàng thịt:
- Đó là chuyện nhỏ nhặt thù oán mà chi! Thôi, nể mặt Trạng, bay cũng nên thể tất tha cho ông ấy. Ta truyền cho nhà người về báo mộng cho con cháu, từ nay phải mua bán với con cháu nhà Trạng cho sòng phẳng, nghe chưa?
Người bán thịt cúi đầu dạ dạ, rồi xin đi báo mộng. Song vì âm dương cách biệt xa ngái, kẻ nghe người nói tiếng được, tiếng mất. Lại nữa, bọn con cháu hàng thịt ngày nay cũng có chút khoa học, chúng chẳng tin chuyện báo mộng, chuyện thần linh lắm. Mà tiền thì đứa nào cũng tham. Vả lại có đứa mới học được cái bài “trên bảo dưới không nghe”,  đem áp dụng, dưới bảo trên càng không them nghe. Vì thế lệnh của Diêm vương được thực hiện không mấy triệt để.
Dưới âm phủ Trạng biết mà đành ngậm tăm. Một hôm Trạng gặp rét bị viêm họng. Trạng ho sặc ho sụa, ho rũ ho rượi, ho muốn rách cổ. Chợt cái tăm vọt ra ngoài. Vì thế thiên hạ mới biết câu chuyện như đã kể.


Ông Đặng Văn Phước đại diện Đặng Tộc tại Thừa Thiên Huế và Ông Lê Ngọc Tâm đại diện Lê Ngọc Tộc của Thôn Thế Vinh trong Đền thờ Ngài Quốc Công Đặng Tất tại Thôn Thế Vinh, Phú Mậu Huế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét