Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA CUỘC SỐNG



NHỮNG QUY LUẬT BẤT BIẾN CỦA CUỘC SỐNG 
Cuộc sống của con người luôn biến động không ngừng. Cổ nhân có câu “cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu”, phải có sự biến đổi mới có sự phát triển, tiến hóa của xã hội, của con người. Tuy thế, vẫn có những quy luật của cuộc sống được xem là bất biến mà mỗi người trẻ cần phải nhận biết và thấu hiểu để làm chủ cuộc đời của chính mình.
Quy luật của hạt giống

Quy luật I – Quy luật của hạt giống: Hãy nhìn xem một bác nông dân chân chính làm công việc của mình. Bác ấy gieo hạt giống cây cải xuống, không thể có chuyện ngày hôm sau bác ấy có cả luống cải đem ra chợ bán ngay, nhưng bác ấy phải NỖ LỰC chăm bẵm cho những cây cải của mình, phải nhổ cỏ, bỏ phân, xịt thuốc, tưới tắm… chẳng kể những ngày mưa to, gió lớn bác phải đội nón hứng mưa mà che phên cho chúng. Bác ấy phải luôn KIÊN TRÌ công việc ấy mỗi ngày. Sau một khoảng thời gian thì bác ấy sẽ có một luống cải xanh mát để bán.
Bài học rút ra: Với bất kỳ công việc gì bạn làm, bạn phải luôn tâm niệm cho mình hai từ NỖ LỰC và KIÊN TRÌ. Không bao giờ có chuyện ngày một ngày hai để bạn thu về kết quả. Sau một quý hay một năm công tác thì sếp của bạn mới đánh giá những kết quả công việc của bạn. Quan trọng là bạn luôn kiên trì theo đuổi mục đích, không ngừng nỗ lực tìm tòi, học hỏi… để nâng cao hiệu quả công việc của bạn. Có như thế bạn mới có hoa thơm quả ngọt cho ngày thu hoạch.
Có một câu nói hay về sự kiên trì: “Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc – Người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng
Quy luật II – Nguyên nhân và kết quả: Mọi công việc bạn làm ngày hôm nay tất yếu sẽ là kết quả của ngày mai và bạn cần phải chịu trách nhiệm về kết quả đó. Nếu làm việc trong một công ty hay một tập đoàn lớn hoạt động có hiệu quả, bạn có thể thấy các trưởng nhóm, trưởng phòng… luôn là những người dám gánh trên vai những trách nhiệm và chịu trách nhiệm về cả những kết quả tốt đẹp lẫn những hậu quả đáng tiếc. Họ biết học hỏi từ những thất bại để trưởng thành hơn và rút kinh nghiệm cho những trường hợp sau.
Bài học rút ra: Mọi sự việc bạn trải qua đều là kết quả của một sự việc trước nó và là nguyên nhân của một sự việc đến sau nó. Điều quan trọng là bạn dám chịu trách nhiệm để giải quyết. Nó thể hiện bạn là một con người dũng cảm, dám làm dám chịu, không đổ thừa hoàn cảnh hay người khác.
Quy luật III – Sự tiến bộ: Khi bạn vượt qua được một thử thách mà sếp đặt ra cho bạn, điều đó làm cho sếp tin tưởng bạn hơn và sẽ giao nhiều thử thách nặng nề hơn trong tương lai. Những thử thách ngày hôm nay chỉ là chuyện nhỏ và bạn cần phải tự học hỏi để bạn giỏi hơn, đáp ứng yêu cầu cho những trò chơi lớn hơn trong tương lai.
Bài học rút ra: Khi bạn giỏi hơn, cuộc chơi sẽ khó hơn và đừng mong điều đó xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Để tham gia cuộc chơi lớn hơn, bạn buộc phải trở nên giỏi hơn. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sẵn sàng cho những “việc lớn”.
 Sự hấp dẫn & Cộng hưởng
Quy luật IV – Sự hấp dẫn và cộng hưởng: Người ta có câu “Mã tầm mã, ngưu tầm ngưu” quả cũng đúng. Bạn thường thấy các hội nhóm như hội doanh nhân, hội nông dân, nhóm các nước G7… Bạn sẽ hút về phía bạn những người có năng lực, lý tưởng giống như bạn để ngày càng nâng cao những khả năng của chính bạn.
Bài học rút ra: Những người có năng lực lớn và tinh thần mạnh mẽ thường hút về mình những người khác giống như thế. Bạn có thể đo đức độ, tài năng, sức mạnh của bạn bằng trung bình cộng của tất cả những người bạn của bạn.

Quy luật V- Những con sóng: Tục ngữ có câu “Qua cơn mưa trời lại sáng”. Có những lúc lên voi thì sẽ có những khi xuống chó. Bạn thử nghiệm lại xem: có những khi công việc đến với bạn dồn dập cùng lúc hàng trăm hàng ngàn đầu việc, và rồi nó sẽ đi qua cùng một lúc. Hạnh phúc hay khổ đau sẽ đến với bạn cũng theo cách đó.
Bài học rút ra:  Chỉ một câu: Qua cơn bĩ cực đến ngày thái lai.

BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC (DaVid NIvEN)


"Ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa hạnh phúc của cuộc sống".
Hạnh phúc là biết luôn khám phá cuộc sống mới mẻ từng ngày. 
Hạnh phúc là cảm nhận hồn nhiên cái đẹp cuộc sống từ những điều đang diễn ra quanh ta như bản thân nó vốn từng có.
Hạnh phúc là được sống, chia sẻ với những người bạn chân thành. 
Hạnh phúc là có một tâm hồn trong sáng, một trái tim thuần khiết, không vị kỷ, ghen ghét. 
Hạnh phúc là biết mỉm cười với chính mình, nâng đỡ người khác chứ không phải chế giễu họ.
Hạnh phúc là tìm ra được giá trị niềm vui được cho hơn là chỉ muốn nhận. 
Hạnh phúc là sống vị tha và biết nhìn nhận lỗi lầm để bước tiếp sau những lần vấp ngã. 
Hạnh phúc là biết cách chế ngự cái tôi và cái của tôi khi cần thiết.
Hạnh phúc là dám yêu, được yêu và dám sống cho một tình yêu chân thành, cho dù chỉ từ một phía. 
Hạnh phúc là biết giữ gìn, tìm được sức mạnh tinh thần từ những kỷ niệm, ký ức yêu thương ngay cả khi nó không còn hiện diện trong hiện tại. 
Hạnh phúc tìm được đôi khi không chỉ từ những nụ cười mà còn là giọt nước mắt trên bờ vai tin cậy.
Hạnh phúc là mong muốn được học hỏi, sáng tạo tìm ra những giá trị mới, hơn là những ước muốn được dạy bảo người khác. 
Hạnh phúc là tìm được những niềm vui công việc, biết ước mơ, làm được những điều mình thích và biết mỉm cười trước những thất bại, nghịch cảnh. 
Hạnh phúc là biết nhận ra được ý nghĩa những điều giản dị, những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống. 
Hãy nhớ rằng, hạnh phúc luôn còn ở phía trước, và bạn vẫn chưa trải qua những gì đẹp nhất của cuộc đời!
Hạnh phúc là ước mong, trăn trở không chỉ của mọi người chúng ta mà còn là suy tư của nhiều thế hệ. Có ai đó đã từng nói rằng hạnh phúc luôn ở phía trước và thật khó nắm bắt, ta chỉ có thể hướng đến mà thôi? 
Phải chǎng hạnh phúc thật gần gũi, ở ngay trong tâm nếu ta biết nhận ra? 
Và có phải chỉ những ai đã từng trải qua thất bại, khổ đau mới hiểu được trọn vẹn giá trị của hạnh phúc, hay hạnh phúc là điều mà chúng ta chỉ thấy được giá trị của nó khi nó không còn nữa? 
Hạnh phúc đôi khi không chỉ là nụ cười mà còn là giọt nước mắt chia sẻ trên bờ vai tin cậy- Hạnh phúc là luôn bằng lòng với chính mình hay là dám sống trong hành trình vượt qua thử thách vươn tới những ước mơ - và hạnh phúc không chỉ là cảm giác tới đích mà ngay chính trên từng chặng đường đi?


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

THI SĨ CỦA NGÀY XƯA HOÀNG THỊ (PHẠM THIÊN THƯ)

 HÌNH ẢNH SINH HOẠT CỦA CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG NIÊN KHÓA 1967 - 1974 TẠI NHÀ HÀNG    VƯỜN XƯA CỦA BẠN TRẦN THANH BA ( BA LUÂN)

Bạn Nguyễn Văn Tâm - ĐT: 0914. 083298 và bạn Nguyễn Hữu Đa - ĐT: 0913.493981 (BS Đa Khoa chạy thận nhân tạo)


 
Thi sĩ PHẠM THIÊN THƯ 
NGƯỜI TU SĨ LÃNG MẠN


 Sài Gòn có một quán café  "Hoa vàng", trước kia còn gọi là "Động hoa vàng". Quán nằm  ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên thơ. Khách thường là những người đứng tuổi. Ai vào, nếu dể ý một tí sẽ thấy một “lão nông” ngồi lặng lẽ ở góc nhà. Đó chính là thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của những bài thơ nổi tiếng được Phạm Duy phổ thành những tình khúc bất hủ.

                                                             Ngày xưa Hoàng Thị…
      Mỗi khi căn phòng vang lên giai điệu mượt mà "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ, anh theo Ngọ về...", ông lại nhắm mắt, ngồi bất động như một vị thiền sư, thả hồn về những dĩ vãng xa xưa...Ngày ấy, trên con đường trải nắng vàng, cậu học trò lặng lẽ theo sau cô gái tên Ngọ đi học về, nàng mặc áo dài trắng, tay ôm cặp, mái tóc xoã ngang vai... Chàng si tình, để lại  những vần thơ xót xa và lung linh mãi đến sau này...
                                                                 “…Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dấu lau lách buồn…
…Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuối vở…”

      Có thể nói rằng, vào những năm của thập kỷ 70, bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị.." là một tuyệt tác. Sau khi Phạm Duy phổ nhạc,  tác phẩm đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam. Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên thể hiện thành công bài hát này. Lúc bấy giờ, trên các báo phát hành ở Sài Gòn, người ta thường nghi vấn và đặt dấu hỏi, nhân vật chính trong "Ngày xưa Hoàng Thị" là ai?  Một vài người tự nhận là mình, số khác lại bình thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong thơ là cô A hoặc cô B nào đó... Đến khi các phóng viên  gặp Phạm Thiên Thư hỏi chuyện, ông nói rằng, người đẹp trong ca khúc là cô Hoàng Thị Ngọ, nhưng không hiểu tại sao nhiều người thời bấy giờ vẫn không tin ?
Quê ông ở Kiến Xương, Thái Bình nhưng lại sinh ra ở Lạc Viên, Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, cư ngụ tại khu Tân Định, Sài Gòn. Đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định cách trường Trung học Văn Lang, nơi ông học, gần một cây số. Học xong Tú tài, Phạm Thiên Thư theo học trường Phật học Vạn Hạnh, chọn cửa Phật làm chốn dừng chân và gửi hồn vào cõi Thiền.
     Nhà thơ Phạm Thiên Thư, người đã thi hóa Kinh Phật, ông xuất hiện trong làng thơ như một người tu sĩ, rao giảng Phật Pháp bằng thi ca như Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ, Chiêu Hồn Ca, Đoạn Trường Vô Thanh,..Thơ Phạm Thiên Thư nửa đời, nửa đạo, tâm linh khác thường, làm cho độc giả lãng đãng và ngẩn ngơ:
“...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...”
                         (Pháp Thân)
     Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị..." ra đời trong lúc ông mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người nghĩ đó là bài thơ đầu tay. Thật ra, bài thơ  đầu tiên chính là bài "Vết chim bay", lúc ông mới 24 tuổi, còn nương náu ở cửa chùa.
      Ngày ấy, có một nữ sinh thường vào sân chùa tìm nơi tĩnh lặng để học bài. Cô đẹp và thánh thiện như ánh sáng của Quan Thế Âm Bồ Tát,  Phạm Thiên Thư đem lòng thương mến.  Hai người quen nhau độ mươi ngày, một buổi chiều như bao buổi chiều khác, ông ngồi ở hiên chùa đợi mãi nhưng chẳng thấy bóng dáng cô. Nàng ra đi chẳng một lời từ biệt để lại sự đơn côi và nuối tiếc cho chàng trai mới lớn. Mười năm sau, khi trở lại chùa xưa, tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng ghi tên hai đứa vẫn còn trên gác chuông, lòng bâng khuâng chuyện cũ, Phạm Thiên Thư đã viết nên bài thơ này:
            "Ngày xưa anh đón em.
Nơi gác chuông chùa nọ.
Con chim nào qua đó.
Còn để dấu chân in...
Anh một mình gọi nhỏ.
Chim ơi biết đâu tìm...”
      Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư thánh thiện, nhẹ nhàng và kín đáo. Chút bẽn lẽn, khẽ chạm mà không dám “tay trong tay” vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương. Đạo Phật ảnh hưởng và tạo nên một không gian ái tình riêng trong thơ Phạm Thiên Thư. Nó làm cho người đời ngỡ ngàng, đắm say trong thế giới thi ca huyền diệu của thi sĩ.


     Theo ông,  Hoàng Thị Ngọ trong bài  thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" chỉ là kỷ niệm, một mối tình thoảng nhẹ vu vơ thời trai trẻ. Trong những năm Tú tài , ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương và ở gần nhà ông. Sau này, Phạm Thiên Thư tìm lại cố nhân nhưng người hàng xóm cho biết, bà Ngọ đã bán nhà và dọn đi nơi khác từ lâu.
Ngày ấy, mỗi khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau: "Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết". Và một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị".
Những năm sau này, mỗi khi đi ngang lại con đường của một thuở yêu đương, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông:
"Em tan trường về.
Đường mưa nho nhỏ.
Chim non giấu mỏ.
Dưới cội hoa vàng..”                        
Giờ đây, Hoàng Thị Ngọ đã định cư ở Mỹ. Hơn 50 năm, nơi phương trời xa xôi, cô nữ sinh ngày ấy có còn nhớ…
“…Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng em nho nhỏ
Trong cõi xa vời
Tình ơi! Tình ơi!”
       Một lần, có người  hỏi ông "Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?" Phạm Thiên Thư trả lời: "Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi. Tôi cũng không nghĩ Phạm Duy lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng. Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng".
Cha Phạm Thiên Thư tuy làm nghề bốc thuốc Bắc nhưng thỉnh thoảng vẫn làm thơ. Ông còn nhớ, cha ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội tổ chức. Phạm Thiên Thư làm thơ để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp. Vì vậy mãi đến năm 1968, ông mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên, chủ yếu để tự đọc, tặng một số bạn bè thân. Thật ra, trong cuộc đời sáng tác, Phạm Thiên Thư chẳng muốn ai biết về mình.
 Thoáng hương qua

      Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa nở sớm sau sân chùa. Cứ mỗi lần, chú tiểu đánh chuông, cô bé đứng bên nhìn và tụng niệm. Trong những lời khấn nhỏ ấy, cô nguyện cầu cho 2 đứa được bên nhau mãi mãi...
Ðầu xuân em lễ chùa này
Có búp lan vàng khép nép
Vườn trong thoáng làn hương bay
Bãi sông lạc con bướm đẹp
Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ... Rồi mùa thu, mùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:
Vào hạ em lễ chùa này
Trên đồi trái mơ ửng chín
Lò hương có làn trầm bay
Vờn trên bờ tóc bịn rịn
Chiến tranh loạn lạc, cuối mùa đông năm ấy, cô bé chết trong trong lúc chạy trốn những cuộc hành quân. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:
Sang đông em lễ chùa này
Ngoài sân có mưa bụi bay
Hắt hiu trong cành gió bấc
Vườn chùa rụng cánh lan gầy
Cuối đông đưa em tới đây
Trong lòng áo quan gỗ trắng
Tóc em tợ óng làn mây
Cội hoa tưởng ai trầm lặng
Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống...
Em vừa nằm xuống đất này
Vườn trong có bông đào nở
Con bướm chập chờn hương bay
Quơ sợi râu vàng bỡ ngỡ
Nắm đất nào vừa lấp mộ
Có con chim hót đầu cành
Tiếng tan trên giòng suối xanh
Nước ơi sao buồn nức nở
      Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt. Cho dù âm dương cách biệt ngàn trùng, tình yêu ấy vẫn tươi đẹp, sáng lung linh và huyền diệu. Cõi người vẫn tin rằng, họ vẫn yêu thương nhau, con tim vẫn thổn thức một lời hò hẹn từ kiếp trước.Và như thế, trong ánh sáng huyền diệu của Phật Pháp, họ không còn bên nhau nữa nhưng tình yêu vẫn lóng lánh như những giọt sương còn đọng lại trên những bông hoa nở sớm sau sân chùa.
Câu chuyện hoàn toàn có thật, Phạm Thiên Thư xúc động và sáng tác bài thơ nổi tiếng: "Thoáng hương qua". Sau này, Phạm Duy phổ thành nhạc phẩm “Em lễ chùa này” và ca khúc đã đi vào lòng người cho mãi đến giờ. Sau này, Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như: Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu,...Tất cả những ca khúc này đều nổi tiếng và  được mọi người biết đến.
      Sau 1975,  Phạm Thiên Thư lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, để mưu sinh,  Phạm thi sĩ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Giai đoạn (1981 - 1983),  ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá... ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983, Phạm Thiên Thư nghiên cứu,  sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh PHATHATA (Pháp - Thân - Tâm). Sau đó, ông được bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư thỉnh thoảng cho đăng báo những bài thơ ngắn. Đôi lần, giới văn nghệ sĩ lại gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TP.HCM. Thời gian sau này, Phạm Thiên Thư thực sự trở lại và  hoà nhập với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng.
     Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Mùa xuân năm Nhâm Thìn (2012), Phạm Thiên Thư đã giao lưu với khán giả  Đà Nẵng trong chương trình thơ - nhạc mang tên “Động Hoa Vàng” tại Nhà hát Trưng Vương. Với sự dàn dựng công phu và góp mặt của nhiều ca sĩ trẻ, cuộc đời, thi ca và âm nhạc của người tu sĩ lãng mạn này lại tái hiện một lần nữa trong lòng người hâm mộ.


Bạn Lê Thị Kim Nhạn và  bạn Kim Thủy 
Bạn Phạm Hồng Thắng - ĐT: 0963.585117 và bạn Lê Miên - ĐT:0977.183727


Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

GIÀU, NGHÈO, EM BÉ ĐÁNH GIÀY - NHÂN VĂN VÀ CUỘC SỐNG

Thầy Cô và các bạn CHS BỒ ĐỀ NK 1967 - 1974 trong ngày họp mặt tại nhà hàng Lương Sơn quán
Phải qua: Bạn NGuyễn Thiện Hùng, Bnaj Nguyễn Văn Nuôi, Cô Thùy Nhiên, Cô Ngọc Bích
Bàn góc xa phải qua: A Nguyễn Văn Tâm, Thầy Nguyễn Lương Tuấn, Bạn Nguyễn Thị Hạnh, Bạn Nguyễn Thị Có

BÀI THƠ VỀ NHỮNG CHÚ BÉ ĐÁNH GIÀY ( Do bạn NGUYỄN PHÁT chuyển đăng ngày 17/9/201 lúc 09h00)




Ông nhà giàu dạo bước
Trên phố quen hoàng hôn
Gặp chú đánh giày buồn
Lam lũ gầy khổ sở
Chú nhóc năn nỉ mời
Ông đánh giày cho con
Để kiếm vài đồng gầy
Mua cơm nuôi em nhỏ
Chạnh lòng thương trẻ khó
Ông lơ đãng gật đầu
Có đáng là bao nhiêu
Vài ba đồng tiền lẻ…
Giày xong ông móc ví
Đưa tờ 200 ngàn
Chú bé cầm ngần ngừ
Ông chờ con đi đổi
5 đồng thôi ông hỡi
Đủ bữa tối hôm nay
Anh em con gặp may
Xin ông chờ một chút…
Đã qua 30 phút
Cậu bé không trở về
Ông lắc đầu : chán ghê
Trẻ nghèo hay gian lắm…
Cơm tối xong đứng ngắm
Trăng mới mọc gió hiu
Trong vườn hoa thơm nhiều
Quên bực mình trẻ gạt…
Chuông cửa reo, tiếng quát
Đi chỗ khác mà xin
Nghèo khổ biết phận mình
Lộn xộn tao bắt nhốt…
Ông thong thả cất bước
Thấy một nhóc gầy gò
Đang mếu máo co ro
Giống tên đánh giày đó…
Có việc gì đấy cháu
Từ từ nói ta nghe
Anh bảo vệ yên nha
Đừng làm trẻ con sợ …
Thằng bé con ấp úng
Hồi chiều nay anh tôi
Cầm tiền của ông rồi
Băng qua đường đi đổi
Chẳng may bị xe cán
Gãy mất chân rồi ông
"Một trăm chín lăm đồng"
Bảo tìm ông trả lại !
Anh tôi giờ nằm liệt
Chỉ muốn xin gặp ông …
Một lần nữa chạnh lòng
Rảo bước theo thằng bé
Đến ổ chuột xập xệ
Gặp thằng anh đang nằm
Mặt xanh tái như chàm
Thở ra tuồng hấp hối
Nói gấp hơi như vội
Xin ông thương em con…
Cha mẹ đã không còn
Con đánh giày nuôi nó…
Nay không may con khổ
Chỉ xin ông việc này :…        
Cho em con đánh giày
Mỗi ngày cho ông nhé …
Kiếm lấy vài đồng lẻ
Mua cơm sống mà thôi …
Chợt thằng anh duỗi tay
Hơi thở lịm như tắt …
Ông già trào nước mắt
Ta sẽ lo em con
Cho ăn học bình thường
Như bao đứa trẻ khác
Cứ bình tâm an lạc
Bệnh viện tiền ta cho…
Thằng anh đã xuội lơ
Hồn bay về thiên giới
Nhân cách nghèo cao vợi
Môi hợt thoáng nụ cười
Nó sống trọn kiếp người
Dù nghèo nhưng tự trọng
Bao người giàu-danh vọng
Đã chắc gì bằng đâu ! …
Trái qua Nguyễn Ba, Nguyễn văn Bông và Nguyễn Quang Minh trong tiệc cưới con bạn Ngô Kiến Trúc

Em bé đánh giày chờ… chết trên hè phố

(Dân trí) - Đôi môi thâm đen, mắt luôn nhìn xoáy một cách khó hiểu, nhiều vị khách ngồi uống cà phê nghĩ em nghiện không ai dám đánh giày. Vì thế cơ hội em kiếm tiền chữa bệnh tim bẩm sinh cho mình là điều xa vời. Sự sống của em đang gấp gáp trên hè phố…

Nguyễn Văn Sao, những ngày chống chọi với bệnh tim trên hè phố (ảnh: H. Ngân).


Em Nguyễn Văn Sao - cậu bé đánh giày tâm sự đó là tên bố mẹ em đặt cho còn ở đây mọi người hay gọi em là “thằng Tim” vì từ nhỏ em đã bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngày đó bố mẹ đưa đi khám các bác sĩ nói em bị hẹp van tim, em chỉ biết vậy, rất khó thở đòi bố mẹ đưa đi viện chữa trị nhưng bố mẹ nói em còn nhỏ, nhà không có tiền con ạ! Lúc đó ngực em rất đau, em òa khóc nhưng bố mẹ vẫn mặc kệ.
Câu chuyện của tôi và Sao trong quán cà phê vỉa hè đầu ngã tư Quang Trung - Lí Thường Kiệt vào buổi sáng cuối thu, trời Hà Nội se lạnh có lẽ chỉ đủ để 2 người nghe thấy. Sao rất yếu em thở hổn hển, gấp gáp nhưng lại khiến nhiều người nhìn em dò xét bởi đôi môi thâm đen, tay, chân xù xì của em. 

Sao tâm sự, suốt ngày bố mẹ em cãi nhau, đánh nhau, cuối cùng bố mẹ bỏ nhau, 2 anh em bơ vơ, em được bà ngoại đón về ở cùng và cho ăn học, còn anh em bỏ đi kiếm sống. Bà thương em lắm, nhiều hôm đi học về bị các bạn trong trường trêu, thấy em khóc bà vội ôm em vào lòng động viên. Có những đêm nằm em mong được rúc vào lòng bố mẹ, bố mẹ vuốt ve để cho em bớt đi nỗi đau mà nước mắt cứ trào ra, bà lại ôm em vuốt ve động viên em lớn mau để kiếm tiền chữa bệnh.

Cuộc sống của bố mẹ không hạnh phúc đã đẩy "thằng tim" ra vỉa hè chờ... chết! (ảnh: H. Ngân).
Bà em năm nay cũng 80 tuổi rồi, bà làm gì có tiền chữa bệnh cho em. Vì vậy học hết lớp 9 em quyết chia tay bà xuống Hà Nội đánh giày kiếm tiền tự chữa bệnh cho mình.
Nhưng ở đây nhiều người không biết nghĩ em nghiện nên họ không dám đưa giày cho em đánh. Còn nhiều người biết chuyện thì họ thương em lắm, ngoài việc thường xuyên đưa giày cho em đánh, thỉnh thoảng họ cho em thêm tiền, cho em ăn cơm… Số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày phần em chi tiêu vào cuộc sống, phần em tích cóp để chờ có dịp được về thăm bà còn chuyện chữa bệnh tim cho mình thì có lẽ… nói đến đây Sao òa khóc, người em như lịm đi, những hơi thở rất yếu ớt.

Xã hội sẽ không để Sao "tắt" trên hè phố. (ảnh:H.Ngân)
Em nhớ, hôm bà đưa em ra cổng để bắt ô tô về Hà Nội, hai bà cháu đã ôm nhau khóc, bà gạt đi những giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già dặn cháu giữ gìn sức khỏe, nếu bị bắt nạt thì chạy vào nhờ người lớn giúp đỡ con nhé!
 Sao kể, mùa thu trên quê em (thôn Giao Bình, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đẹp lắm, những ruộng lúa vàng óng hình bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp trải dài mê mải quanh co trên các sườn núi như đường lên trời.
 Sao kể tiếp, em đang sống ở xóm trọ bên kia cầu Long Biên, cùng xóm trọ với em có anh lái xe ôm rất tốt bụng, anh ấy mua cho em cả quần áo, chăn màn, thỉnh thoảng lại cho em đi ăn sáng rồi chở em vào phố đánh giày vừa kể Sao vừa đưa tay gạt đi những giọt nước mắt, mắt Sao đỏ hoe.
 Câu chuyện của tôi và Sao bỗng dưng bị ngắt quãng bởi một ai đó nói chen vào: “Sáng nay nó sang bên kia phố đánh giày bị chúng nó đánh cho, khóc chạy về mọi người dỗ mãi đấy”. Lúc này đã có hàng chục người dân trên phố vây quanh tôi và Sao.

Bà Ngô Thị Bích Lộc - Nhân viên trông giữ xe công cộng: "Tôi sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc cháu trong viện": (Ảnh: H.Ngân)
Bà Hải Đường (số nhà 14, đường Quang Trung) cho biết, “Thằng bé này nó bị bệnh tim chú ạ, mấy ngày nay trời Hà Nội trở rét, môi nó đen lại, các đầu ngón tay ngón chân cũng tím đen. Hôm nay nó còn đỡ đấy, mấy hôm rồi nó còn ngã vật ra vỉa hè vì không thở được. Chúng tôi hàng xóm quanh đây ai cũng thương nó, thỉnh thoảng lại cho nó một hai chục nghìn, có người thì cho nó ăn cơm cùng. Có cả những vị khách nước ngoài đến đây uống cà phê thấy nó tội nghiệp cũng rút ra tờ 100 nghìn cho nó…!”.
 Bà Ngô Thị Bích Lộc, nhân viên trông giữ xe công cộng khu vực (48 Lí Thường Kiệt), nói thỉnh thoảng bà và Sao vẫn ăn cơm bụi, uống nước cùng nhau, nhưng mấy hôm nay Sao yếu quá, bà rất sợ cảnh “hôm nay ngồi ăn cơm với Sao nhưng ngày mai bà và Sao sẽ không gặp lại được nhau”.
 Bà Lộc cho biết, kinh tế gia đình nhà mình rất hoàn cảnh nhưng bà sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc Sao trong bệnh viện nếu ai đó tài trợ cho Sao mổ tim. 
 Chia tay tôi, Sao nói em dự định mùa đông năm nay sẽ về thăm bà, món quà mà em nghĩ đến đó là những chiếc áo ấm để bà chống chọi với cái lạnh miền sơn cước. Sao nghĩ vậy nhưng không biết bệnh tim của em có cho em thực hiện điều đó.
 Tôi lên xe phóng đi đem câu chuyện này kể cho anh bạn tôi - Nguyễn Tiến Bình (nhà 1406 tòa nhà Licogi 13, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội), anh trăn trở hứa sẽ giúp đỡ em khi sự việc còn chưa muộn và qua báo Điện tử Dân trí anh hỗ trợ bé Sao 3 triệu đồng và sẽ tìm cách giúp đỡ để em được điều trị bệnh tim sớm nhất. 


VÀ SAO ĐÃ VỤT SÁNG GIỮA NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI HỘI NGỘ TÍNH NHÂN VĂN
  Ngọc Tâm sưu tầm: từ sự trùng hợp của bài thơ
  và  một sự thật đã xãy ra tại Hà Nội với  em bé 
     đánh giày  NGUYỄN VĂN SAO.Trên báo Dân Trí .
Chụp hình lưu niệm với quý Thầy , Cô giáo: Trái qua Trần Thị Chờ Cô Ngọc Bích, Cô Thùy Nhiên, Bạn Túc, A. Tâm văn phòng, Thầy Đặng Tuyên, Thầy Tào Lương Quang, Bạn Việt, Bạn Nguyễn Văn Hải và Thầy Nguyễn Lương Tuấn .