Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

TRUYỀN THUYẾT ĐÁ THIÊNG



LIÊN LỚP ANH PHÁP CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 1967 - 1974
ẢNH KỸ NIỆM HỌP MẶT LẦN THỨ X NĂM 2000 TẠI NHÀ HÀNG BÁCH HƯƠNG CAU (Tuyên Sơn ĐN)
TRUYỀN THUYẾT ĐÁ THIÊNG   ST. Ngoc Tâm
Đền Đá thiêng hiện nay năm dưới chân đèo Phước Tượng  thuộc Huyện Phú Lộc Tĩnh Thừa Thiên Huế
              DỌC đường thiên lý Nam - Bắc, vượt qua đèo Phước Tượng chừng một cây số, ngoảnh nhìn về phía tay phải, cách không xa bờ trong vụng nước kín gió thuộc huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), du khách dễ dàng nhận thấy hình dáng một “cụ rùa” đang ghếch mõm vào bờ. Nhìn kỹ, hóa ra là một tảng đá lớn y hệt hình dáng một con rùa khổng lồ, bên trên là một cây si rũ bóng che mát.
Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, cây đa hoặc những loại cây cùng loài như sanh, si, bồ đề là một biểu tượng tâm linh - nơi cư ngụ của các vị thần: thổ địa, thành hoàng. Vì vậy mà chúng thường mọc hoặc được trồng tại các đình chùa, miếu mạo. Và dưới gốc các loại cây này, những vật đã qua sử dụng mang ý nghĩa linh thiêng như ông táo, ông bình vôi, bát nhang được cẩn thận đem xếp vào đấy mà không vứt bỏ như bao vật dụng khác. Dưới gốc si che bóng cụ rùa ở Phú Lộc cũng vậy. Nơi đây, người ta xây hẳn một am miếu thờ, quanh năm hương khói nghi ngút, bảng lảng phả vào mặt nước vùng đầm phá.
Cụ Mai Thủy Biền, một ngư dân địa phương có tuổi đời ngót nghét 80 kể về hòn đá hình rùa với lòng thành kính. Ngày xưa, mỗi lần gặp bão dữ, với những chiếc thuyền thúng, ngư dân phải nhanh chóng ghé vào các vụng biển kín gió để tránh sóng. Nhưng thuyền nhỏ, chèo tay không thể nào thoát khỏi cái chết. Lần nọ, một cơn bão lớn bất thần đổ vào trong khi cả làng chài đang mải mê đánh cá. Cầm chắc cái chết trong tay, họ chỉ còn biết cầu mong trời phật, thần linh phù hộ. Đột nhiên mặt biển nổi sóng, một cụ rùa khổng lồ to bằng cả tòa nhà nổi lên mặt nước và đứng chắn những con sóng dữ phía sau đoàn thuyền. Kỳ lạ thay, cả một vùng bỗng chốc nước yên, biển lặng, cả đoàn thuyền dạt vào bờ an toàn. Cụ rùa sau khi cố hết sức đã gục xuống ven bờ. Ngư dân cảm tạ ân đức đã lập miếu thờ xem như thần hộ mệnh. Sau đó không lâu, nơi đặt miếu thờ có một tảng đá dần trồi lên y hệt hình dáng cụ rùa. Từ đó về sau, dân làng chài trước khi ra biển đều đến thắp hương cầu xin bình an trước trùng khơi sóng cả.
Câu chuyện nhuốm màu truyền thuyết, nhưng quả thực đối với những người thường phải tìm kế mưu sinh giữa trùng khơi đầy bất trắc thì sự bái vọng một vật thiêng cũng là cách trấn an để đối mặt với hiểm nguy không thể nào lường trước được, giống như việc thờ cá ông ở ven biển miền Trung vậy.
\

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét