Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

HẢI SẢN VỚI SỨC KHỎE NAM NHÂN


QUÝ THẦY TRONG NGÀY HỌP MẶT LẦN THỨ 17/2007
Trái qua: Thầy Huỳnh Kim Ngọc - 05113.8565565, Thầy Huỳnh Viết Xê - 0905.118002, Thầy Nguyễn Lương Tuấn - 0905.140298,  Bạn Bùi Tấn Trung - 0903514284, Thầy Đặng Tuyên -  và A Châu chồng bạn Tôn nữ Thị Diệp - 0121.5724538

6 món ăn từ ngao sò giúp bổ thận tráng dương

- chuyên mục Sức Khỏe Đời Sống||

Hải sản là nguồn thực phẩm tráng dương được chứng minh từ lâu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn mới là biện pháp tốt để đảm bảo sức mạnh đàn ông. Ngoài kẽm và một số khoáng cần thiết, hải sản còn chứa argynin là axít amin và N - ôxít góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nam nhân. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần thực phẩm như hàu, ngao, tôm, cua, ăn kèm nhiều rau xanh. Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ ngao, sò rất tốt cho quý ông.



Sò huyết nước dừa: sò huyết 9g, đường phèn 15g, nước dừa tươi 20ml, gừng tươi 5g. Sò huyết ngâm nước 2 giờ, bỏ gân và tạp chất đen. Nước gừng nấu sôi, cho sò huyết vào luộc, vớt ra để ráo. Lấy 150ml nước nấu sò huyết, bỏ đường phèn vào nấu cạn, bỏ nước dừa vào, vặn nhỏ lửa đun thêm 5 phút là được. Mỗi ngày một lần, uống 100ml. Công dụng: bổ tâm, dưỡng huyết, ích tinh, dưỡng dương.

Sò huyết nấu nước dừa bổ tâm, dưỡng huyết, ích tinh, dưỡng dương.

Bạch quả sò huyết:



Bạch quả 20g, sò huyết 10g, đường phèn 15g. Bạch quả bỏ vỏ, bỏ tim, sò huyết sau khi ngâm bỏ tạp chất và gân, đường phèn đập giập. Cho bạch quả vào nồi, đổ vào 200ml nước, bỏ sò huyết, đường phèn vào. Đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi bạch quả chín là được. Mỗi ngày một bát, ăn cả cái lẫn nước. Công dụng: ôn dương bổ phế, khử đờm dừng ho, hóa ẩm bình xuyễn.

Cháo ngao với ngân hoa:

Cháo ngao và ngân hoa chữa liệt dương

Chứng này do ăn nhiều chất ngọt, chất béo, tích thấp sinh nhiệt, hoặc bị cảm nhiễm thấp nhiệt, bên trong ngăn trở trung tiêu, bốc lên can đởm làm thương tổn cơ gân khiến không cương lên được dẫn đến liệt dương. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, chữa chứng can đởm thấp nhiệt

Hàu nấu đại táo, long cốt:

Hàu 1kg, đại táo 10 quả, long cốt 30g, ngưu tất 15g, gừng tươi 10g, gia vị, nước đủ dùng. Hàu rửa sạch, luộc chín bỏ vỏ. Các vị thuốc trên rửa sạch cho vào túi vải buộc kín miệng. Đổ nước vào sắc trong vòng 25 phút rồi bắc xuống, bỏ túi vải thuốc ra. Sau đó cho thịt hàu, gừng tươi, hành vào nồi nước thuốc, đun thêm 25 phút nêm gia vị vào là được. Công dụng: bổ thận, tốt cho những người không thể xuất tinh, xuất tinh yếu.

Canh hàu sò thịt nạc:



Thịt hàu 120g, thịt lợn nạc 120g, vỏ sò nướng 60g, sinh khương 4 miếng. Hàu tươi bỏ vỏ lấy thịt, rửa sạch; vỏ sò tươi cho vào bếp than nung đỏ, lấy ra giã nát, lấy vải gói lại; rửa sạch thịt lợn, thái miếng; rửa sạch sinh khương. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ nêm gia vị là được. Công dụng: tư âm bổ huyết, cố tinh, thích hợp với chứng di tinh do thận âm khuy hư, mộng di tinh.

Canh sò, thịt nạc thích hợp với chứng di tinh do thận âm khuy hư, mộng di tinh.

Canh sò, hoa hồng và đầu cá:



Dùng cho người liệt dương: sò 50g, hoa hồng 6g, đầu cá chép 1 cái, đậu phụ 50g, gừng, hành, muối 5g mỗi loại. Rửa sạch sò, hoa hồng. Đầu cá bỏ mang, rửa sạch, bổ làm đôi. Gừng thái mỏng, hành cắt ngắn, đậu phụ cắt miếng khoảng 5cm. Cho đầu cá, sò, hoa hồng, gừng, hành, muối vào nồi cùng 800ml nước. Đun lửa to cho sôi lên, vớt bỏ bọt, cho đậu phụ vào đun nhỏ lửa khoảng 35 phút là được. Công dụng: bổ thận, tan máu ứ, ích tinh huyết, tiêu u cục.  






Gia đình bạn Khoa - ĐT 0126.7123768



Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

ĐỘC THOẠI 13



   HÌNH ẢNH CỦA NHỮNG LẦN HỌP LỚP NGÀY XƯA TẠI ĐÀ NẴNG (lần thứ 6/ 2000)
Trái qua: Nguyễn Thị B.Hoa ĐT 0905.898075, Ngọc Lan - 0909.095099, Hà Hiếu - 0168.9343807,
 Trần Quy Long - 0914.044015, Nguyễn Viết Trung - 0983.683970, Người đứng: Bạn Nguyễn Văn Thả (chết)

Độc thoại 13
HOÀI NIỆM NGÀY XƯA  ( Ngày xưa Đồng Thị…)
                                       Ngọc Tâm 1972 giờ tan trường…MHĐL

Vẫn là Em.. Tóc Đ mi!Trong Em cái Hiền Từ Dể Mến.
Áo trắng bay trong sương sớm, cơn gió thoảng dịu sân trường.
Nét Hiền từ, thon thả. Em nhẹ bước thật yêu thương.
Ôm cặp sách, dáng nghiêng. Em hồn nhiên khoe tuổi tóc.
Rồi một sáng, chẳng thấy đâu, Em..! Cổng trường không gót ngọc.
Vắng Em rồi, giờ chơi buồn. Lòng chạnh thắt quặn ngang tim.
Vội ngang qua cửa sổ lớp của Em. Để ngắm rồi tìm.
Hân hoan vội mĩm cười, đôi mắt buồn, rồi nhìn Anh Em xét nét.
Giờ tan trường như vô tình Anh lại thấy, Thấp thoáng dáng Em nghiêng.
Sân trường trưa Em dịu bước, rồi ngoãnh lại. Một thoáng ánh mắt nhìn.
Em cười nói! Đi tới, như giật lùi nhưng sao chân bước vội.
Con đường xưa Quang Trung dài nhưng gần. Vẫn không ai dẫn lối.
Đón Em về ngàn áo trắng trông cánh bướm lượn tung bay
Nhịp bước đi sánh ngang rồi dọc, cũng có lúc ta sóng đôi
Môi mĩm cười dịu dàng, nhưng sao! Anh thấy Em vẫn còn đang bối rối
Đường Quang Trung tan trường đông vui.
                                         Áo dài bay trắng xanh, thanh tao như ngày hội   
Kìa! Nhà Em rồi! Đường dài sao ngắn quá, ta lại phải chia phôi..

                                                                                     Hoài niệm xưa.. Vẫn là Em cái Hiền từ dể mến

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

TRUYỀN THUYẾT ĐÁ THIÊNG



LIÊN LỚP ANH PHÁP CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 1967 - 1974
ẢNH KỸ NIỆM HỌP MẶT LẦN THỨ X NĂM 2000 TẠI NHÀ HÀNG BÁCH HƯƠNG CAU (Tuyên Sơn ĐN)
TRUYỀN THUYẾT ĐÁ THIÊNG   ST. Ngoc Tâm
Đền Đá thiêng hiện nay năm dưới chân đèo Phước Tượng  thuộc Huyện Phú Lộc Tĩnh Thừa Thiên Huế
              DỌC đường thiên lý Nam - Bắc, vượt qua đèo Phước Tượng chừng một cây số, ngoảnh nhìn về phía tay phải, cách không xa bờ trong vụng nước kín gió thuộc huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), du khách dễ dàng nhận thấy hình dáng một “cụ rùa” đang ghếch mõm vào bờ. Nhìn kỹ, hóa ra là một tảng đá lớn y hệt hình dáng một con rùa khổng lồ, bên trên là một cây si rũ bóng che mát.
Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, cây đa hoặc những loại cây cùng loài như sanh, si, bồ đề là một biểu tượng tâm linh - nơi cư ngụ của các vị thần: thổ địa, thành hoàng. Vì vậy mà chúng thường mọc hoặc được trồng tại các đình chùa, miếu mạo. Và dưới gốc các loại cây này, những vật đã qua sử dụng mang ý nghĩa linh thiêng như ông táo, ông bình vôi, bát nhang được cẩn thận đem xếp vào đấy mà không vứt bỏ như bao vật dụng khác. Dưới gốc si che bóng cụ rùa ở Phú Lộc cũng vậy. Nơi đây, người ta xây hẳn một am miếu thờ, quanh năm hương khói nghi ngút, bảng lảng phả vào mặt nước vùng đầm phá.
Cụ Mai Thủy Biền, một ngư dân địa phương có tuổi đời ngót nghét 80 kể về hòn đá hình rùa với lòng thành kính. Ngày xưa, mỗi lần gặp bão dữ, với những chiếc thuyền thúng, ngư dân phải nhanh chóng ghé vào các vụng biển kín gió để tránh sóng. Nhưng thuyền nhỏ, chèo tay không thể nào thoát khỏi cái chết. Lần nọ, một cơn bão lớn bất thần đổ vào trong khi cả làng chài đang mải mê đánh cá. Cầm chắc cái chết trong tay, họ chỉ còn biết cầu mong trời phật, thần linh phù hộ. Đột nhiên mặt biển nổi sóng, một cụ rùa khổng lồ to bằng cả tòa nhà nổi lên mặt nước và đứng chắn những con sóng dữ phía sau đoàn thuyền. Kỳ lạ thay, cả một vùng bỗng chốc nước yên, biển lặng, cả đoàn thuyền dạt vào bờ an toàn. Cụ rùa sau khi cố hết sức đã gục xuống ven bờ. Ngư dân cảm tạ ân đức đã lập miếu thờ xem như thần hộ mệnh. Sau đó không lâu, nơi đặt miếu thờ có một tảng đá dần trồi lên y hệt hình dáng cụ rùa. Từ đó về sau, dân làng chài trước khi ra biển đều đến thắp hương cầu xin bình an trước trùng khơi sóng cả.
Câu chuyện nhuốm màu truyền thuyết, nhưng quả thực đối với những người thường phải tìm kế mưu sinh giữa trùng khơi đầy bất trắc thì sự bái vọng một vật thiêng cũng là cách trấn an để đối mặt với hiểm nguy không thể nào lường trước được, giống như việc thờ cá ông ở ven biển miền Trung vậy.
\

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

NHỚ BẠN TRẦN ĐÌNH XUÂN (NK 67 - 74)

Kỹ niệm với Thầy Cô và các bạn lần họp mặt thừ 16 tại Lương Sơn quán

BLL CHS TRUNG HOC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG NIÊN KHÓA 1967 - 1974
Trân trọng kính báo
Hôm nay là ngày giỗ đầu tiên (Giáp năm) hương linh bạn TRẦN VĂN XUÂN 
Gia đình có nhắn đến BLL Trân trọng kính mời toàn thể các bạn đúng vào lúc 16h00 chiều ngày 15/7/2012 nhằm ngày 27/5/Âm lịch năm Nhâm Thìn đến tại số nhà 259/21 Trần Cao Vân Đà Nẵng để thắp nén hương và dự buổi tiệc giáp năm Hương linh bạn XUÂN cùng gia đình.
                                                                                    Trân trọng kính báo
                                                                            BLL/CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74
Bạn TRẦN ĐÌNH XUÂN ngoài cùng bên phải

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

NGÀY CÚNG CÔ HỒN 23/5 NÉT VĂN HÓA LỊCH SỬ HUẾ


Tế âm hồn - Cơm âm phủ
NGÀY THẤT THỦ KINH ĐÔ HUẾ (23.5 ÂL) 
"Từ ngày thất thủ kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam"
(Ca dao)



Ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Lễ cúng tế vừa có tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng của các đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường... Việc tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy liên quan đến lịch sử chống giặc của đất nước ta:
Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về. Tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Roussel De Courcy tuyên bố: “Cái gút thắt của vấn đề Việt Nam là ở Huế”.
Ngày 02.7.1885 De Courcy đưa quân vào cửa Thuận An, hống hách đòi hỏi triều đình Huế: “Nếu muốn được yên ổn thì phải nộp cho chúng tôi hai vạn thoi vàng, hai vạn thoi bạc và hai vạn quan tiền...”.  De Courcy tiến vào Hoàng Thành và đòi vua Hàm Nghi phải bước xuống ngai vàng, đích thân ra đón. Roussel còn đòi tất cả phái đoàn của Pháp từ quan đến lính quèn phải được đi vào Đại Nội bằng cửa chính Ngọ Môn, trong khi cửa này chỉ để dành riêng cho Đại Nam Hoàng Đế. Sự ngạo mạn và lăng nhục của quân xâm lăng thiêu đốt hết mọi thiện chí ngoại giao. Sự bức xúc của vua quan và dân dã Việt Nam đã ngùn ngụt cháy thành lửa đỏ.
Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới kém nên bị thua trận:
Từ ngày thất thủ kinh đô,
Bốn phương xiêu vẹo hán Hồ khổ thay.
Nước ta quan tướng anh hùng
Bách quan văn võ cũng không ai tày.
Người có ngọc vẹt cầm tay,
Ðạn vàng Tây bắn ba ngày không nao.
Tài hay văn võ lược thao,
Khí khái nhân địa ra vào rất thông.
Bốn bề cự chiến giao công,
Tây phiên nói: thực anh hùng nước Nam ... 
(Vè thất thủ kinh đô)

Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên chiếm ngự. Cuộc chém giết trời sầu đất thảm đã xảy ra nơi mà trăm năm sau vẫn còn ghi dấu: Miễu Âm Hồn.
Ðịch chiếm thành và đốt phá, hãm hiếp, giết chóc cướp bóc không từ một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm xảy ra. Hầu như không có gia đình nào lại không có người bỏ mạng trong cuộc binh biến này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là số dân chúng ở trong thành.
Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc  trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.
Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.
Phải chăng ngày thất thủ kinh đô và lễ cúng tế âm hồn có liên quan đến “cơm âm phủ” sau này rất nổi tiếng ở Huế? Chẳng thế mà từ thời giặc Pháp đánh vào kinh đô Huế năm 1885, trong bài vè “Thất thủ kinh đô” có đoạn viết:
“Từ ngày thất thủ kinh đô
Tây qua giăng dây thép, họa địa đồ nước Nam
Lên dinh tớ ở Tòa Khâm
Chén cơm âm phủ áo dầm mồ hôi”





LỄ HỘI
Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô

Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới cúng âm hồn mà quy mô tổ chức lại có tính cách toàn dân trong một thành phố như ở Huế trong ngày lễ cúng âm hồn 23 tháng 5 âm lịch. Đây là một hình thức cúng tế mà đơn vị tổ chức nghi lễ vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng trong từng đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường.

Tai sao toàn dân Huế lại tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy, và lý do nào tập tục cúng lễ này lại còn giữ được qua bao nhiêu biến động của cuộc sống. Chúng ta hãy giở lại trang sử cũ của đất nước.
Ngày 1-8-1883, Pháp nã đại bác vào Thuận An. Tối 20 tháng 8, Thuận An thất thủ; đột phá khẩu vào kinh thành đã mở. Triều đình hoang mang lo sợ, chỉ có Tôn Thất Thuyết cương quyết lập trường đánh Pháp. Cuộc chiến đấu tự vệ mà ông và các đồng sự ráo riết chuẩn bị từ lâu đã đến lúc phải bùng nổ. Đêm 04-7-1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc vũ trang chống Pháp. Đánh vào sào huyệt giặc ở Mang Cá và khu Tòa Khâm bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo, nhưng vì khí giới kém nên bị thua trận. Địch chiếm thành và đốt phá, hãm hiếp, giết chóc cướp bóc không từ một ai. Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương và bi thảm xảy ra. Hầu như không có gia đình nào lại không có người bỏ mạng trong biến cố này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là số dân chúng ở trong thành. Ngày 23 tháng 5 âm lịch (5-7-1885) từ đó trở về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quẩy cơm chung" hằng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc bị dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp, hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sỉa chân rơi xuống hồ ao dày đặc trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm v.v... trong khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu.
Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 tháng 5 đến 30 tháng 5.
Với các tổ chức tập thể và thôn phường trong thành phố, ngày cúng lễ cũng không quy định một cách cứng rắn. Nhưng thông thường ngày chính lễ vẫn là ngày 23 tháng 5. Những tổ chức cúng âm hồn ngày 23 tháng 5 là do nhân dân tự động kết hóp tổ chức ở các thôn, xóm, phường, xã ở trong tỉnh, các người cùng nghề nghiệp, chung sinh hoạt như tiểu thương các chợ lớn, nhỏ, các khuôn hội, chùa chiền, các tổ chức từ thiện. Hầu như toàn thể gia đình và tổ chức tập thể ở Huế đều nao nức cúng âm hồn do xuất phát từ lòng cảm thương những người bị chết trong biến cố một cách bi thương và oan uổng, hồn bơ vơ vất vưởng, không có ai cúng cấp cho nên cúng âm hồn có ý nghĩa cao đẹp là công cho "thập loại chúng sinh" chứ không hẳn cúng cho thân nhân trong gia đình mình. Tính nhân bản rộng lớn vả đẹp đẽ là ở chỗ đó
Từ ngày 23 tháng 5, nếu là một đu khách mới đến Huế lần đầu, người ta sẽ ngạc nhiên khi thấy vô số rạp được dựng lên để cúng âm hồn trong thành phố. Nhạc cúng lễ vang động khắp nơi, hương trầm nghi ngút tỏa cả đêm lẫn ngày. Ban đêm các thời cúng của từng gia đình được đặt trước mặt nhà, hương đèn được đặt sẵn. Lễ vật cúng ít nhiều tùy gia cảnh nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo muối, bông ba hoa quả, hương, nhang trầm, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc cau trầu rượu. Đặc biệt trong lễ cúng 23 tháng năm này, từ gia đình cho đến tập thể, phải nhớ có một bình lớn nước hoặc một thùng nước chè đầy và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người cúng tin rằng các âm hồn sẽ đến  uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, và chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông suối trong rạng ngày 23 tháng 5.
Đó là lòng thương người chết vất vưởng dọc đường, dọc sá nên bàn cúng phải đặt trước sân (nếu là người thân và chết ở trong nhà thì mới bày bàn cúng ở bàn thờ). Rõ ràng tập tục cúng âm hồn này thể hiện một tấm lòng nhân hậu bao la của người cư dân xứ Huế.
Nghi thức cúng âm hồn trang trọng nhất được tổ chức tại các am miếu trong thành phố Huế. Miếu âm hồn được thành lập lâu năm nhất là ngôi miếu ở góc đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn hiện tại, nằm ở phía đông nội thành, cách cửa Đông Ba chừng 300 mét, ngôi miếu này được xây dựng vào năm 1895, sau biến cố thất thủ kinh đô mười năm, trải qua các cuộc đổi thay, nay vẫn còn.
Tiến trình nghi lễ cúng tại miếu âm hồn hằng năm như sau:
Ngày 22 tháng 5, dựng rạp ngoài trời, trang hoàng khu vực cúng tế ở miếu và bàn cúng lễ ở ngoài trời. Có năm lại thiết lập đài chiến sĩ trận vong trước miếu.
Sáng 23 tháng 5, khoảng 7 giờ sáng làm lễ khai kinh, tụng kinh.
Trưa 23 tháng 5, cúng ngọ theo nghi thức tôn giáo.
Chiều 23 tháng 5, lúc 14 giờ làm lễ tế cúng âm hồn theo nghi thức tế lễ của Khổng giáo. Quan trọng nhất là ông chủ tế và ông xướng lễ. Tại đài chiến sĩ trận vong thì làm lễ truy điệu.
Các người đảm nhiệm việc cúng lễ y phục chỉnh tề theo quy định. Phường bát âm được mời đến để cử nhạc trong buổi lễ.
Buổi lễ kéo dài suốt cả buổi chiều. Phần chính trong buổi lễ là đọc văn tế.
Qua nhiều bản văn tế sưu tầm được, chúng ta thấy người viết văn đã truyền một niềm xúc động vô biên cho người dự lễ:
“Lô nhô trẻ dìu già, ông dắt cháu, chân còn đi đầu gục lìa vai.
Lao nhỏ con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt xương đã chất đống.
Oan uổng quá mấy ông trên võng, thình lình sét đánh, sống chẳng trọn đời.
Tội tình thay lũ trẻ trong nôi, cắt cớ sao sa, chết đờ trắng bụng.
Thương mấy cụ khiêng sơn nón đấu, nặng nợ cơm vua áo chúa, được da ngựa bọc thây mới sướng, tức vì sao "tử bất thành danh"
Tủi mấy cô áo chít quai trơn, vui niềm tài tử giai nhân, nỡ vũng bùn chôn ngọc cho cam, uổng cái sổ “sanh nhi vô dụng".
Trước một trận mưa đen mịt tối, tất thảy người mà tự thảy quỷ, một vùng chôn kẻ cực người sang. Sau ba hồi trống dục loa dồn, biết phận là biết đâu duyên, ba thước lấp anh hay chú vụng".
Người gây ra thảm cảnh đó là quân đội xâm lược Pháp:
“Ai ngờ vận trời năm Ất Dậu, tiết tháng năm còn dưới tuần trăng.
Ghê thay luồng sóng ở Tây phương, quân đội Pháp kéo lên bắn tóe.
Trận khói lửa đưa người chín suối, mất xác mất thây.
Nào sang hèn rồi kiếp ba sinh, hết hồn hết vía”
Trước thảm cảnh đó, cầu mong cho các hồn chóng siêu thoát, xin tinh linh các đấng phò trì cho Tổ quốc trường tồn. Đó là ý nghĩa mà bài văn tế muốn truyền đạt:
Thêm chú thích
“Nào hồn đông hồn tây, hồn nam hồn bắc, chẳng đâu không gọi hồn về.
Hỡi cô phu, cô phụ, cô tử, cô thần, may hãy còn mình, mình cúng
Cúng cha anh chú bác, thím mợ cô dì ta cả thảy, đau đoàn sau cùng đau đoàn trước, tình nhất sinh nhất tử sơ khác gì thân.
- Này hương hoa vàng giấy, xôi rượu muối trà, chút gọi rằng nếm lấy hơi, xin nếm lấy lòng, nghĩa đồng chủng đồng bào, thác xem như sống.
Hỡi tinh linh các đấng, phòng trì cho Tổ quốc trường tồn
Này quốc ngữ đôi hàng, ao ước những chí thành năng động. Thương ôi! Xin hưởng"
Buổi tối là lễ đăng đàn chẩn tế do các nhà sư đảm nhiệm. Chủ lễ là một vị hòa thượng, tuổi cao đức trọng, đứng dọc hai bên là sáu vị kinh sư. Ý nghĩa của lễ đăng đàn này là cầu nguyện cho các hương linh được siêu thoát.
Sau cuộc lễ là hình thức phóng sinh: chim, lươn, cá v.v…
Trong lễ “đăng đàn chẩn tế”, vị hòa thượng chủ lễ thỉnh thoảng lấy tay vốc từng nắm xôi và đồng tiền kẽm đặt sẵn trong một cái khay lớn vất ra sân. Đám trẻ con chen chúc nhau lượm các đồng tiền trên lấy đây đeo cổ để trừ yêu ma quỷ quái.
Sau kỳ lễ tế, vào ngày 12 tháng 6 âm lịch có tục đi chạp mộ tập thể những người tử nạn trong ngày thất thủ kinh đô (địa điểm gần lăng cụ Kinh Tế, trên đường vào chùa Trà Am, có hai đám mộ tập thể chôn người tử nạn trong biến cố 23/5) tại núi Ngự Bình (những người này được vùi sơ sải, đến khi dọn tử thi trong thành nội, người ta nhận thấy khu vực có nhiều tử thi nhất là vùng sát với miếu âm hồn hiện tại. Có lẽ con đường dẫn đến cửa Chính Đông là con đường dân chúng ào ào chạy loạn, quân Pháp vào thành cũng theo cửa Chính Đông nên sự sát hại thật thảm khốc. Khi đào mộ cải táng, người ta thấy có mũ mang, bài ngà quan lại lân xác ngựa).
Tập tục cúng âm hồn bắt đầu những năm từ sau biến cố, kéo dài cho đến bây giờ, không năm nào gián đoạn, dù hơn trăm năm qua, Huế đã trải qua bao biến cố, chịu bao mất mát đau thương. Tuy nhiên, quy mô và hình thức cúng tế tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà có sự chuyển đổi.
Dưới thời đại quân chủ, vào ngày tế lễ, bà Từ Cung cho lính gánh lễ vật ra cúng tại miếu. Giờ hành lễ, quan lại các bộ trong Thành Nội cũng đến hành lễ. Năm nào phẩm vật và tiền bạc cúng phong phú thì ban tổ chức cho hạ bò, lợn để cúng tế.
Sau lễ tế, bài vè "Thất thủ kinh đô" được Lão Mới, một nghệ nhân lão thành, kể vài đoạn gợi nhớ lại cảnh hãi hùng chạy loạn năm 1885 (gồm 80 câu, từ 391 đến câu 470). (Vè “Thất thủ kinh đô” do Lê Văn Hoàng sưu tầm, bản thảo do Lão Mới kể)
Trong những năm cách mạng thành công, tập tục cúng âm hồn vẫn được duy trì. Trong những năm này, kết hợp cúng âm hồn với sự cứu giúp những người nghèo khó đang còn sống, Ban tổ chức quy góp tiền mua vải cắt cho người nghèo, tỏ tình đùm bọc người đồng loại “lá lành đùm lá rách” thật đầy ý nghĩa nhân văn.
Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.


   Trái qua: LÊ THỊ LỢI 0904.337193, TÔN NỮ THỊ DIỆP 0121.5724538, TRẦN THỊ CHỜ 0935.514458 (đứng cầm hoa)
TÔN NỮ THỊ    HƯƠNG  0982.595097, TRẦN THỊ LAN HƯƠNG 0905.612514

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

SỰ TÍCH LỄ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG 5 THÁNG 5 ÂM LỊCH

                     HỌP MẶT CÁC BẠN NK (1967 - 1974) TẠI NHÀ BẠN TRẦN THỊ CHỜ


SỰ TÍCH LỄ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG 5 THÁNG 5 ÂM LỊCH
Thịt vịt cúng tết Đoan ngọ Mồng 5/5 Âm lịch
     Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, Tết Nửa Năm. Đoan là mở đầu; Ngọ là giữa trưa, là lúc khí dương đang thịnh... Xét về địa bàn thì Ngọ ở vào phương Nam, mà cung Ngọ thuộc dương và tháng 5 cũng là tháng Ngọ, do vậy tháng 5 Âm lịch là tháng khí dương tràn ngập.

Người ta còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan Ngũ (ngày 5/5). Do vậy mà các ngày mồng 1, 2, 3, 4 tháng 5 Âm lịch được gọi Đoan nhất, Đoan nhị, Đoan tam, Đoan tứ.

    Ngày 5/5 Âm lịch khí dương tràn ngập, nên rất nóng bức, thời tiết mùa Hạ oi bức, các bệnh dịch hay phát sinh, do vậy các đền miếu thường cúng vào mùa Hè trừ ôn dịch, còn dân gian thì ngày 5/5 đi hái lá thuốc về để dành dùng dần. Họ còn lấy xương bồ thái thành từng lát đem ngâm rượu, để uống trừ ôn dịch trong năm, do vậy dân gian còn gọi tiết Xương bồ hoặc Thiên trung (giờ Ngọ ngày 5/5). Có nhà còn dùng lá ngải phơi khô, tán nhỏ trộn với bột thương truật, xương bồ, quế chi, xuyên khung, bạch chỉ đem rắc mọi nơi trong nhà để trừ dịch, uế tạp. Có người nhân ngày 5/5 Âm lịch chế bài thuốc "Bồ đề hoàn" để dùng trong năm. Bài thuốc này ít công phạt, các chứng cảm mạo phong hàn, sốt rét ngã nước, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa đều dùng đuợc.

    Bà con Hoa kiều ở Việt Nam, hoặc một số bà con ở thành thị có sự giao lưu với người Hoa am hiểu "Cổ học tinh hoa", còn gắn Tết Đoan Ngọ với kỷ niệm Khuất Nguyên cùng với Lưu Thần, Nguyễn Triệu (đều là người Trung Hoa). Những câu chuyện lý thú này lại liên quan đến một số tình tiết trong lệ tục ngày Tết, do vậy cũng cần hiểu lai lịch để suy ngẫm. 

Sự tích Khuất Nguyên

Bánh tro cho dịp tết Đoan ngọ Mồng 5/5 Âm lịch

    Khuất Nguyên làm quan Tả đồ nước Sở, dưới triều vua Hoài Vương đời Thất quốc (307 - 246 trước CN). Ông là người chính trực nên bị bọn nịnh thần sàm tấu. Những ý kiến ông tâu trình đều muốn hưng thịnh cho đất nước Trung Hoa hồi bấy giờ lại bị vua Sở bác bỏ. Có lần Sở Hoài Vương sang Tần, ông can ngăn không được đến nỗi Hoài Vương bị chết ở đất Tần.

     Tương Vương kế nghiệp cũng bị bọn gian thần thao túng, bác bỏ những ý trung chính của ông, lại còn bắt ông đi đày. Trước những nhiễu nhương đáng buồn đó, Khuất Nguyên làm bài thơ Hoài Sa rồi buộc đá vào người trầm mình tự tử tại sông Mịch La vào ngày 5/5 Âm lịch.
     Tương Vương nghe tin mới hối hận, sức cho dân làm cỗ cúng và đem cỗ sẻ xuống sông để ông hưởng. Đêm đến ông báo mộng cho vua, rằng nếu ném cỗ xuống sông thì phải bọc lá bên ngoài và buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm mới không ăn được. Từ lời báo mộng đó, nhà vua ban lệnh cho dân. Do vậy mà hàng năm vào ngày 5/5 có lệ cúng Khuất Nguyên để tưởng nhớ vị đại thần trung chính, lại gói cỗ bằng lá, buộc chỉ ngũ sắc thả xuống sông cho ông hưởng.
     Trên sông Mịch La, người nước Sở đã mở hội đua thuyền (ý như muốn vớt xác Khuất Nguyên), làm cỗ cúng ông tỏ lòng thương tiếc. Và chỉ ngũ sắc sau này trở thành thứ "bùa tui bùa túi" treo cho trẻ em trong Tết 5/5...

     Chuyện Lưu Thần, Nguyễn Triệu
     Đời nhà Hán có hai người là Lưu Thần và Nguyễn Triệu, làm nghề thuốc sinh nhai, lại thân thiết như anh em. Nhân ngày Tết Đoan Dương hai người rủ nhau vào núi hái thuốc và tình cờ gặp hai tiên nữ, nên duyên vợ chồng không tính đến chuyện hái thuốc nữa.
     Nửa năm sau, tuy sống cùng vợ tiên với cảnh quan tuyệt đẹp ở tiên giới, nhưng Lưu Thần - Nguyễn Triệu nhớ nhà da diết nên đòi về làng cũ. Hai tiên nữ ngăn cản mãi không được, đành tiễn chân hai người về làng. Nhưng khi về đến làng cũ thì mọi cảnh đều thay đổi. Vì nửa năm ở cõi tiên bằng mấy trăm năm tại cõi trần. Hai người bèn tìm lại cõi tiên nhưng không thấy nữa, nên rủ nhau vào rừng không thấy trở về...
     Câu chuyện tình của hai chàng Lưu - Nguyễn đã trở thành thiên tình sử, thành đề tài ngâm vịnh của các thi nhân. Còn dân gian thì lấy việc hái thuốc tiết Đoan Dương gặp may của hai người để tìm một điều may nào đó cho sức khỏe, cho cuộc sống con người trong việc hái thuốc tiết Đoan Dương.
Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày Đoan Ngọ
    Tết Đoan Ngọ đã trở thành Tết truyền thống. Nhà nhà, làng làng đều sửa lễ cúng ông bà Tổ Tiên, cúng Thần Thánh, cúng các vị Tổ Sư của nghề. Đặc biệt đây là Tết chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa sâu bọ (vi trùng) làm giảm sức khỏe của con người. Đó là việc giết sâu bọ, bằng cách ăn rượu nếp làm cho sâu bọ trong người bị say, ăn các trái cây như mận như xoài... là bồi thêm đòn cho sâu bọ chết. Người ta còn mài thần sa, chu sa cho trẻ uống để chống sự phản ứng trong cơ thể.
    - Tắm nước lá mùi: Là tập tục mà các làng quê thường có. Người ta đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre vào chung một nồi, rồi mọi người già trẻ thay nhau múc tắm. Mùa nóng lại tắm nước nóng có lá thơm, mồ hôi toát ra, cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn và có lẽ cũng trị được cảm mạo, bởi nước lá mùi là vị thuốc nam.
    - Hái thuốc mồng Năm: Cây cỏ quanh ta có nhiều thứ trở thành vị thuốc chữa bệnh. Nhưng nếu các loại thảo mộc ấy được hái vào ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch, lại đúng vào giờ Ngọ thì tính dược càng được tăng lên, chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu đau xương... sẽ nhanh khỏi hơn. Do vậy dân gian thường hái ngải cứu, đinh lăng, tía tô, kinh giới... đem phơi khô cất đi, khi nào lâm bệnh thì sắc uống.
    - Treo cây ngải cứu trừ tà ma: Người ta còn lấy cây ngải cứu buộc gom thành nắm, treo ở đầu nhà, trước cửa để trừ tà ma. Thực tế thì hương thơm lá ngải sẽ giúp con người dễ chịu, khoan khoái. Lại có thể giảm bớt nhức đầu, đầy bụng nên khi lấy lá mồng Năm, mọi người không thể quên lấy lá ngải cứu. Giết sâu bọ, hái thuốc mồng Năm, tắm nước lá mùi, treo lá ngải trừ tà trong Tết Đoan Ngọ, nhằm làm cho con người, nhất là thế hệ trẻ, khoẻ mạnh để duy trì nòi giống, truyền thống của cha ông. 
    - Tục đeo "bùa tui bùa túi": Người ta còn phòng xa những bất trắc do ma quỷ, rắn rết làm nguy hại đến tính mạng nên Tết mồng 5 tháng 5 còn có tục đeo "bùa tui bùa túi". Đây là thứ bùa ngũ sắc để đeo vào vòng cổ cho trẻ em. Người ta dùng vải và chỉ ngũ sắc để may, để buộc thành các túm bùa. Một túm hạt mùi, một túm hồng hoàng rồi một số quả như khế, ớt, mãng cầu... được buộc gộp thành bùa treo vào cổ trẻ em. Phải chăng hạt mùi kỵ gió, hồng hoàng kỵ rắn rết, còn các quả để giết sâu bọ, chỉ ngũ sắc là màu sắc của vũ trụ - kim, mộc, thủy, hoả, thổ - thường dùng để trừ ma quái, hy vọng sẽ đảm bảo cho thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, tồn tại và phát triển.
   - Tục nhuộm móng tay, móng chân: Tết mồng 5 tháng 5 còn có tục nhuộm móng tay móng chân cho trẻ. Họ hái lá về giã nhỏ, lấy lá vông đùm từng nhúm rồi buộc vào móng tay, móng chân. Riêng ngón "thần chỉ" là ngón tay trỏ thì không buộc. Sáng dậy, mở các đầu ngón tay ra sẽ thấy các móng tay móng chân đỏ tươi, đẹp mắt. Ngoài mỹ thuật, tục này còn ẩn dụng ý trừ ma tà lôi kéo làm hại con người.
    - Tục khảo cây lấy quả: Phải chăng từ yêu cầu lấy quả giết sâu bọ, nên người ta đã khảo cây lấy quả. Dân gian quan niệm cây cũng có linh hồn nên những cây "chây luời" không chịu ra quả phải bị khảo. Một người trèo lên cây, một người cầm dao đứng dưới gốc. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ chặt bỏ. Người trên cây van xin được tha sẽ ra quả và hứa ra thật nhiều quả. Thường thì mỗi dịp này các cành rườm rà được phát bớt và mùa tới cây sẽ ra quả. Việc này khó giải thích, nhưng biết đâu qua việc làm cỏ, phát bớt cành lại kích thích sự ra quả cho cây?
     Tết Đoan Ngọ có những nghi thức tập tục độc đáo, gắn với mảnh đất, con người nhiệt đới phương Nam. Đây còn là dịp Tết có những thứ quả, hạt đầu mùa, mà con cháu không thể quên việc cúng dâng Tổ Tiên. Một quả dưa hấu, một quả mít, một chùm nhãn, đĩa mận, cân đậu, đĩa xôi đầu mùa... đều được đưa lên bàn thờ cẩn tấu Gia Thần, Gia Tiên. Và đây cũng là những sản phẩm để đi lễ gia đình ông bà nhạc tương lai, đi Tết các thầy học, thầy lang, thầy dạy nghề tỏ lòng đền ơn đáp nghĩa. Dân gian còn có lệ nhân ngày 5/5 Âm lịch bày tỏ với nhau tình bằng hữu, xóm giềng mật thiết.
     Tết Đoan Ngọ giữa mùa dương thịnh, nóng bức nhưng các tục lệ cũng thật dào dạt tình người. Phải chăng cái tình cảm êm thấm này vừa biểu hiện sự nhu, tính âm, khiến cho Âm - Dương giao hòa, tình người gắn bó đã làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

                                                                                                          (nGỌC tÂM Sưu tầm)
Gặp mặt tại nhà bạn Trần Thị Chờ nhân dịp đầu năm mới
Đứng phải qua: Trương Đình Phu 0903.505272, Đặng Mạnh (Chết), Trần Ngọc Anh 0979782132,
Nguyễn Văn Mùi 0955.714900, Trần Quy Long 0914.044015, Hà Hiếu 0168.9343807, Lê Văn Vạn (chết) Ngồi trái qua: Ngô Hữu Ba (Diệp) 0905.152906, Nguyễn Phi Ba, Trần Đức Vinh 0914038772, Nguyễn Viết Trung 0983.683970, Võ Thị Thu 0913.407867, Nguyễn Thiện Hùng 0975.282794