Gạo Lứt - thức ăn tuyệt vời mà tạo hoá dành cho con người. |
Ăn cơm gạo Lứt đã được coi là một trong những phương pháp thực dưỡng quan trọng được nhân dân ta áp dụng trong nhiều năm nay. Gạo Lứt là một loại gạo mới chỉ xát vỏ trấu mà còn nguyên lớp vỏ cám bên trong. Chính lớp vỏ cám này chứa rất nhiều vitamin B1 cũng như nhiều chất dinh dưỡng và vi lượng khác. Người ăn gạo sát trắng lâu ngày còn có thể mắc bệnh tê phù do thiếu Vitamin B1. Theo Đông y: Gạo Lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dầy và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo Lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi… Một trong những công trình nghiên cứu của giáo sư Nhật Bản Ohsawa khẳng định gạo Lứt là “một thức ăn tuyệt vời mà tạo hoá dành cho con người”. Báo American Jounal of Clinical Nutrition (Hoa Kỳ) tháng 8 năm 1999 đưa tin: Các nhà khoa học Hoa Kỳ đưa ra kết luận của một nghiên cứu: Các loại thực phẩm chế biến từ ngũ cốc chưa xát như bánh mỳ đen và cơm nấu từ gạo lức có thể làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội khoa học Hoa Kỳ cho rằng khám phá đó giúp cho mọi người lựa chọn lương thực cho mình. Các nhà khoa học đã theo dõi 75.000 phụ nữ trong 10 năm thấy: nếu ăn 2 bát cơm rưỡi nấu bằng gạo Lứt mỗi ngày thì sẽ giảm được 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cho rằng, nếu như những người phụ nữ đó không mắc bệnh béo phì, không hút thuốc lá thì chắc chắn kết quả sẽ còn cao hơn nhiều. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Hoa Kỳ cũng đã cho thấy nếu ăn mỗi ngày 85g cám trong 6 tuần lễ cũng sẽ giảm được 45% cholesterol - nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhưng nếu dùng cám yến mạch thì tác dụng đó còn tăng gấp rưỡi. Nature Medicine tháng 1 năm 2001 đưa tin: Kết quả một công trình nghiên cứu cho thấy những người ăn ngũ cốc thô cũng giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, một căn bệnh đang có xu hướng gia tăng hiện nay. Một công trình nghiên cứu khác cho thấy ở 75.521 đối tượng tình nguyện ăn ngũ cốc thô giảm được tỷ lệ tai biến do các bệnh tim mạch 30 - 40% so với những người ăn ngũ cốc đã xay xát kỹ. Ở Việt Nam, nhân dân ta cũng đã biết ăn cơm gạo Lứt. Người ta cho rằng đây là một phương thuốc thần hiệu phòng và chữa bệnh đã thu hút được sự chú ý của nhiều người. Nhân dân ta còn ngâm rượu nếp cẩm còn nguyên vỏ cám, tạo ra một loại rượu nhẹ khá thơm ngon. Bạn có thể tự chế loại rượu này. Cà tím - Món ăn vị thuốc Cà tím không chỉ là một món ăn thông thường, nó còn là một loại rau có chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu. Cà tím và những căn bệnh về tim mạch Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng: Cà, đặc biệt là cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi 1000g cà tím có chứa 7200mg vitaminh P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol. Lượng vitamin P trong cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.Những tác dụng chữa bệnh khác của cà tím Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng do tiêu hóa. Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các thực nghiệm trên gia súc cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh. Do đó, người dễ bị kích động tâm thần được khuyên là nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng. Một số món ăn từ cà tím có tác dụng chữa bệnh hiệu quả: - Chữa viêm gan vàng da: Cà tím 300g, gạo 50g. Cà tím cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục trong vài ngày. - Chữa viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy để ăn. Một số chú ý khi ăn cà tím Cà tím không có chất béo và cholesterol. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Úc, cà tím có đặc tính thấm dầu nhanh hơn bất cứ một loại rau nào, họ đã thấy rằng cà tím có thể thẩm thấu 83 grams chất béo trong 70 giây, bốn lần nhiều hơn khoai tây chiên, tức nhiều hơn 700 calories. Vì vậy nếu ăn nhiều cà xào sẽ làm tăng thêm lượng chất béo vào cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh, hoặc hầm nhừ. Cách này sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà và giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà làm cho món ăn ngon hơn. |
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
THỰC PHẨM VÀ SỨC KHỎE CỦA CHÚNG TA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét