Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI (GIÁP NGỌ 2014)

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108




NGỌC TÂM CHÚC CÁC BẠN
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. 
Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. 
Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. 
Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.



ĐÓN MỪNG NĂM MỚI 2014 - NĂM GIÁP NGỌ
Đại diện Ban liên lạc Cựu học sinh Trung học Bồ Đề Đà Nẵng. Blog: chsbodelengoctam
Kính chúc quý Thầy, Cô giáo, các Anh, Chị, Em là cựu học sinh Trung học Bồ Đề Đà Nẵng
 qua các thời kỳ và các bạn đồng Niên khóa khai giảng 1967 - 1974 cùng gia đình lời chúc
 SỨC KHỎE - AN LÀNH - AN TOÀN - HẠNH PHÚC - AN KHANG - THỊNH VƯỢNG





Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

GỪNG VỚI SỨC KHỎE CHÚNG TA

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108



Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Dùng gừng không đúng cách có thể nhiễm độc tố gây ung thư gan 1
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.

Vậy ăn gừng khi nào để tốt cho cơ thể?
Người xưa có câu “Buổi sáng ăn gừng giá trị như uống nhân sâm, buổi tối ăn gừng chẳng khác nào uống thạch tín”.
Buổi sáng ăn một chút gừng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn gừng vào buổi tối, bởi gừng có vị cay nóng, có chứa dầu dễ bay hơi, gingerol, nhựa dầu và tinh bột.
Tất cả những đặc tính trên vốn thuộc tính nóng, dễ khiến con người nổi giận và làm cho cơ thể mệt mỏi.
Dinh dưỡng của gừng trong một năm
Tục ngữ có câu “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng thì không cần bác sỹ kê đơn thuốc ”. Do vậy, mùa hè ăn gừng rất tốt cho cơ thể.
Y học Trung Quốc cho rằng, gừng có công dụng như bổ dạ dày, khai vị, chống nôn, ôn kinh tán hàn, chữa đau đầu, phát nhiệt, đi tả ...
Mùa hè ăn gừng có nhiều lợi ích bởi mùa hè nóng, chúng ta thường thích sử dụng các đồ mát lạnh, do vậy mà ban đêm dễ cảm thấy lạnh, dẫn đến tình trạng nóng ẩm, ảnh hưởng đến dạ dày.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho mùa hè dạ dày chúng ta không tốt, dễ gây ra hiện tượng chán ăn. Trong trường hợp này chỉ cần uống một ít nước gừng hoặc nấu ăn cho thêm chút gừng thì có thể tán hàn khử hạ, lại có thể điều trị các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, ói mửa do ngộ độc thức ăn gây ra.
Như vậy có thể thấy gừng có rất nhiều lợi ích.Tuy nhiên, dùng gừng đúng lúc mới có thể phát huy công dụng điều trị thông qua con đường thực phẩm ăn uống và giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh.

Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
 
Theo VnMedia

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

MẸ LÀ NHÂN NGHĨA CỦA ĐỜI TA

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

MẸ LÀ NHÂN NGHĨA CỦA ĐỜI



















Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH (MERRY CHRISTMAS)

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108



                       merry christmas
                      ĐẾN CÁC BẠN CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG

NGỌC TÂM KÍNH CHÚC QUÝ THẦY, CÔ VÀ CÁC BAN 
MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH - HẠNH PHÚC
NOEL 2013


Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh
Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ Noel, hay Christmas là lễ kỷ niệm ngày Chúa Jêsus thành Nazareth sinh ra đời. Chúa Jêsus vốn là Con Thượng Đế, là Con Trời theo cách gọi của người Việt. Ngài trở thành người để cứu rỗi nhân loại khỏi gông xiềng tội lỗi và ban cho những ai tin Ngài một đời sống mới, có sự công bình, thánh khiết của Ngài, để nhờ đó mọi kẻ tin Ngài đều được quyền hưởng sự sống đời đời nơi thiên đàng phước hạnh thay vì phải chịu khổ hình nơi địa ngục. Để mừng ngày Thiên Chúa đến trần gian, người ta kỷ niệm ngày Lễ Giáng sinh cho đến ngày nay.
Nguồn gốc lịch sử               
Thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh. Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latinh thì mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn khác thì các Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4, người Kitô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã phát hiện và bắt bớ, bởi vì thời điểm đó Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người Đế quốc La Mã hàng năm ăn mừng "Thần Mặt trời" đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Kitô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Giêsu giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại trùng một ngày với ngày lễ "Thần Mặt trời" của người La Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantinus Đại đế đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng "Thần Mặt trời" và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354,Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.
Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ giáng sinh là ngày Chúa Giêsu được sinh ra.
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12.
                                             NGỌC TÂM TỔNG HỢP

























Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

TÔI VỀ HƯU CÀFÊ VÀ BIỂN

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


LÊ NGỌC TÂM ĐÃ 60 MƯƠI RỒI NGHE! MẤY CHA...


ĐÃ SÁU MƯƠI RỒI
                                             Lê ngọc Tâm chs Bồ Đề 

Sáu mươi năm tuổi vẫn chưa già
Bảy lăm! mới đó Đã! Hai Mười Ba
Tình chưa trọn nghĩa răng! mà mau rứa
Đã! sáu mươi rồi nghe mấy cha..

Đã sáu mươi rồi nghe sướng chưa!
Yêu thương! hạnh phúc mấy cho vừa
Mau hè! mới đó mà răng rứa?
Răng! cứ mãi mê nâng với đưa

Đã sáu mươi rồi Vui! Sống! Chơi..
Đi mô cho lạc lối, cháu con cười
Phải! Văn - Thể - Mỹ Mai, Chiều, Tối
Để! Mãi yêu đời con cháu vui..

                                                         (Lê ngọc Tâm viết ngày nhận thông báo về hưu 02/12/2013)



BIỂN SÁNG
                                                                            Chs Bồ Đề Lê Ngọc Tâm

 Khoan thai nhịp bước ven bờ cát
Sóng vỗ về trên biển vắng sương tan
Biển mênh mông lòng ta thấy rôn ràng!
Bay trong gió tóc bồng bềnh hương dịu mát

Theo gót Em! Ta dư âm thanh thãn
Sóng Dã tràng theo gió thoảng miên man
Như áng mây Em thấp thoáng thật dịu dàng
Hòa với Gió. Cát vui đùa trong biển sáng

Iêu thương Ơi! Ta thấy như sương biển mặn
Gió rì rào xua cát biển lắng hư vô
Bình minh lên cho nắng ấm chan hòa
    Rồi biển sáng Ta có Em trong tâm khảm..
                                         
                                                                      Ngọc Tâm   
                                                                                         








Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

HUẾ , NGÔN NGỮ VÀ NHỮNG ÂM TỪ THƠ RẤT HUẾ

TRANG THÔNG TIN CỦA LÊ NGỌC TÂM  (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)
               BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                 BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                     LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


Mà răng như rứa, tội hè, trời ơi!

                                         Ngọc tâm st
     Rứa là em đã ra đi
     Răng em không nói câu gì với tôi
     Rứa là em đã quên rồi
      Quên con sông nhỏ lở bồi tháng năm
      Rứa thôi, tôi biết làm răng
    Người đi mô có nhớ chăng nơi này
     Đằng tê còn đó, hàng cây
       Chụm đầu nướng bắp, má hây hây hồng
    Rứa là, tình đã như không
    Em về bên nớ bận lòng tái tê
   Rứa thôi, tôi phải đi về
    Mà răng như rứa, tội hè, trời ơi!
                                                    Nguồn từ linh thi
                        

     Dân miền Trung hay nói “mô, tê, răng, rứa” khiến nhiều người (nhất là phía Bắc và Nam bộ) không hiểu gì. Nhiều người bạn cũng thường hỏi Mô giải nghĩa về điều này. Để “rộng đường dư luận”, hôm nay Mô xin giải thích để bà con gần xa tỏ tường nhé:
1) :Có nghĩa là ở đâu? VD người 1 nói rằng “Con bé nớ đẹp chưa tề”(Con bé ấy đẹp chưa kìa).Người 2 hỏi lại: “ở mô?” (ở đâu?)
2) : Có nghĩa là ở kia. VD sau khi người 2 hỏi “ở mô”, người 1 chỉ tay về phía cô bé và trả lời: ” ở tê” (ở kia) hoặc “ở tê tề” (ở kia kìa).
3)Răng: Câu nghi vấn, có nghĩa là cái gì? VD người 1 nói điều gì đó người 2 không nghe rõ, liền hỏi lại: “mi nói răng?” (mày nói cái gì?)

4)Rứa: Có nghĩa là thế à, đúng vậy theo nghĩa khẳng định, hoặc là câu hỏi nghi vấn. VD người 1 nói về điều gì đó, người hai liền gật đầu và đáp “Rứa à?” (thế à?), người 1 cũng đáp lại “Rứa đo” (thế đấy!). Hoặc người 1 gặp người 2 đang đi trên đường liền hỏi “mi đi mô rứa?” (mày đi đâu thế?)…

          Nói chung từ “mô, tê, răng, rứa” là từ địa phương miền Trung rất đa nghĩa và tuỳ vào từng ngữ cảnh để hiểu.



TIẾNG HUẾ FOR TO DAY 1
 
Đi đâu thi` nói "đi mô"
"O nớ" ám chỉ "Cái Cô" chung trường
"Ốt dột" khi tui nói thương
Có nghĩa "mắc cỡ" má vương nụ hồng.

"Khôn" là đồng nghĩa với không
Chẳng muốn lấy chồng, "khôn muốn lấy dôn"
"Đoản hậu" là "Ác" en ni
Tui đã ... im lặng cứ đi theo hoài

Nhà tui còn khoảng đường dài
Có chi noái nấy, ngày mai hết rồi
Trên cao thì nói "trên côi"
"Đi rượng" là lúc sóng đôi như chừ

"Phủ phê" là lúc thặng dư
Như là tình cảm "đã nư", no đầy
"Như ri" có nghĩa như vầy
... Mô Tê Răng Rứa, em quây ... mòng mòng




TIẾNG HUẾ FOR TO DAY 2

"Ở nể" đồng nghĩa ở không
Trai hông lí dzợ., không chồng "ế dôn"
Ngu ngu thì nói ""khôn khun"
Dại dại mô tả "đù đù" mặt ra

Còn trẻ thì nói chưa "tra"
Tới tuổi già già khú đế là "ôn"
Có cô thiếu nữ lấy "dôn"
Lấy được ông chồng thăng chức "mụ o"

"Răng chừ" đồng nghĩa ""khi mô"
"Khi mô" có nghĩa khi nào đó thôi
"Khi mô" có cặp có đôi
"Răng chừ" hết cảnh tuổi đời bơ vơ

Đơn côi "cái trốt" dật dờ
Là ôm đầu bạc ""cà ngơ" một mình
Lặng yên thì nói "mần thinh".
Để nghe len lén duyên tình giăng tơ.

"Mua lửa" thì thật phải lo
Vì là mua chịu ai cho "lửa" hoa`i
"Mắc lửa" là thiếu nợ dài
"Lửa" chi không thiếu, chẳng phai "lửa tình"

"Sáng mơi" là lúc bình minh
Của ngày kế tiếp, nong tình đem phơi
"Bữa tê" em hẹn lại chơi
Quên bẵng cái việc em mời bữa kia

"Bữa tề" mang lịch ra chia
"Bữa tể" là trước bữa kia hai ngày
"Bữa ni" là bữa hôm nay
Là lúc đương nói hàng hai đây nì

"Mần chi" ai hỏi làm chi
Em muốn làm gi`, "răng hoải mần chi?"
Thế này thì nói "ri nì"
"Rứa tề", thế đó mần chi đây hè?

Cái cây thì noái cái "que"
Còn ở trước hè lại nói cái "cươi"
Cái "ôn" bản mặt tươi tươi
Ưa đi tán bậy là người "vô duyên" 

                 
                       

Tiếng Huế pho tu đây 3
Lấy chồng răng gọi mụ o ?
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o “dọn” mồm

Tối qua thi` noa’i “khi hôm”
Hoàng hôn : “Chạng vạng, nghe run qua’ trời
Sớm mơi mang “chủi xuốt cươi”
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn

Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ…..cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.

Đọc thơ Cai, thấy đã ghiền
Huế ơi nhớ quá, muốn bay liền ra ngay…
hehehehehhehehehehe hhe.



                                                 
                                                                  CHI LẠ RỨA
                                            Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc
                      Nhìn chi tui - đồ cỏ mọn hoa hèn
                      Ngó chi tui - đồ đom đóm trong đêm
                      Cho thêm tủi bên ni bờ cô tịch

                      Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích
                      T
ui van xin răng mà cứ làm ngơ
                      Rồi ngó tui, chi lạ rứa: hững hờ
                      Ghép yêu mến, vô duyên và trơ trẽn

                      Tui đã tắt nỗi ngại ngùng bẽn lẽn
                      Bởi vì răng? Ai biết được người hè!
                      Nhưng mà chiều đã rủ bóng lê thê
                      Ni với nớ có khi mô mà gần gũi

                      Chi lạ rứa! Răng cứ làm tui tủi
                      Tàn nhẫn chi với một đứa thương đau
                      Cảm tình câm nên không sắc không màu
                      Và vạn thuở chẳng nên tình luyến ái

                      Chi lạ rứa? Người cứ làm tui ngại
                      Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời
                      Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi
                      Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể

                      Tui không muốn khóc chi những giọt lệ
                      Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình
                      Bên ni bờ hoa thắm hết tươi xinh
                      Mà bên nớ huy hoàng và lộng lẫy



                      Muốn lên thuyền mặc sóng cuồng xô đẩy
                      Nhưng thân đau nên chẳng dám đánh liều
                      Đau chi mô! Có lẽ hận cô liêu...
                      Mà chi lạ rứa hè? Ai hiểu nổi!

                      Tui không điên, cũng không hề bối rối
                      Ngó làm chi cho tủi nhục đau thương
                      Tui biết tui là hoa dại bên đường
                      Không màu sắc, chi lạ rứa hè, người hí

                      Tui cũng muốn có một người tri kỷ
                      Nhưng đường đời như rứa đó, biết mần răng?
                      Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng
                      Chờ tui với! A, cười chi lạ rứa?

                      Tui không buồn, răng mắt mờ lệ ứa!
                      Bởi vì răng tui có hiểu chi mô
                      Vì lòng tui là mặt nước sông hồ

                      Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc...
                                            Nguyễn Thị Hoàng 
                                                      

CÓ RĂNG RỒI MỚI RỨA

Người ở mô mà răng kỳ dữ rứa
Giờ ra chơi, cứ ngó miết người ta
Và reo lên khi thoảng thấy đi qua
Tụi bạn tưởng, "có răng rồi mới rứa"

Thui từ đây không qua bên nớ nữa
Cho anh chàng cứ đứng ở hành lang
Ngâm nga câu, "hoa cúc áo vàng"
Và tương tư, chàng tập làm thi sĩ

Người ở mô, mà vô duyên rứa hỉ
Trao phong bì rồi hấp tấp bỏ đi
Ờ thương thương, nhớ nhớ làm chi
Về ba mạ biết ri la chết

Mắc cớ chi, theo người ta cho mệt
Người răng mà ưa lẽo đẽo làm đuôi
Lỡ một lần, như rứa cũng vui vui
Nhưng ngày mai, thui đừng theo nữa hí
                                         Nguồn TK 

 


AI BIỂU DỂ THƯƠNG
Có chi mô mà o làm dữ rứa
Ai biểu dễ thương cho mắt người ta
Ngó sơ sơ và thương bóng đi qua
Răng o lại nói người ta ngó miết


AI BIỂU DỂ THƯƠNG

Có chi mô mà o làm dữ rứa
Ai biểu dễ thương cho mắt người ta
Ngó sơ sơ và thương bóng đi qua
Răng o lại nói người ta ngó miết

Này o ơi nghe người ta nói thiệt
Người ta thương từ thuở ở hành lang
Từ thuở hành lang o mặc áo vàng
Yêu hoa cúc về tập làm thi sĩ

Có chi mô mà vô duyên o hỉ
Trao phong bì người ta vội bỏ đi
Thương thật nhiều lúng túng biết nói chi
Coi rồi đốt làm răng ba mạ biết

Người ta thương thì người ta thương miết
Răng lúc đầu hay nhìn mắt có đuôi
Qua hành lang người ta bỗng chợt vui
Nhiều lần quá hóa ra thương o hỉ

Vì người ta thôi o đừng có dị
Đứng mỗi ngày một tí ở hành lang
Cho người ta bớt nhớ lúc nhìn sang
Vào lớp học đỡ buồn rầu o nợ

                                  Nguồn TB 


Tiếng Huế chơn chất, tiếng Huế thật thà
Tiếng Huế sở dĩ nghe ra đặc biệt đối với những người các nơi khác là vì ba yếu tố chính: Giọng nói đặc biệt của Huế, các chữ riêng biệt của Huế như "Mô, tê, ri, răng, rứa" và nhất  là cách nói chất phát với các chữ "Chơn chất quê mùa" riêng biệt của nông thôn xứ Huế. Người Huế khi có dịp xa Huế hoặc có dịp tiếp xúc nhiều với người khác xứ trong nước đã thông hiểu được tiếng nói của mình, của người Huế mình. Vì thế, khi giao tiếp với dân các xứ, họ phải tự bỏ bớt không dùng các chữ quá đặc thù của Huế, họ phải làm nhẹ bớt giọng nói của mình bằng cách bắt chước giọng nói cư dân vùng đó và nhất là họ dùng các chữ Việt chuẩn, thứ chữ của chữ Việt của "Tự lực văn đoàn" trong lời ăn tiếng nói của họ. Ngay cả những người Huế ở phương xa trở về Huế khi nghe một người Huế "Chính tông" ở thôn quê nói chuyện, nhiều khi cũng không thật hiểu ý họ muốn nói gì, nghe "Chữ được chữ mất" và tạm hiểu ý chính của họ mà thôi. Nghe ra thì chẳng khác gì ngày nay, dân Nhật khi họ nói chuyện với nhau chỉ hiểu được 75% lời nói của nhau.
Tiếng Huế riêng biệt đó thường là các chữ Huế ở nông thôn quê mùa, dân dã, ở những nơi xa lạ với thị thành mà người dân vẫn còn lưu giữ các chữ của những ngày xa xưa do cha ông họ để lại qua nhiều đời. Các chữ xa lạ "Quê mùa" đã là vết tích của "Dấu phèn trên chân" của người Huế ngày trước. Tuy nhiên các chữ "quê mùa" này lại đi đôi cá tính thật thà giản dị của những người chân quê sử dụng nên vì thế gọi "Tiếng Huế chơn chớt, tiếng Huế thật thà" Điều này có thể hiểu thêm tiếng Huế quê mùa mộc mạc còn tiềm ẩn trong lời ăn tiếng nói của một số đông cư dân ở các vùng quê hẻo lánh ở Huế ngày hôm nay.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ở chân quê mới dùng những chữ đó mà thật ra ngay cả những người tại thành phố mà không có dịp đi ra ngoài, không có dịp đi ra khỏi xứ Huế, vẫn còn lưu giữ đặc tính quê mùa trong lời ăn tiếng nói của họ. Để hiểu thêm những từ ngữ quê mùa mộc mạc này, tôi xin dẫn chững những cụm từ sau giúp cho các bạn dễ hiểu hơn.
        -   Chi hung dữ ri = Làm gì nhiều thể (Anh cho tui hung dữ ri à).
        -   Hung a rứ thê! = Nhiều lắm (Quán cafê người hung a rứ thê).
        -   Mệt i = Mệt quá (Làm chi mà sai mệt rứa).
         -  Tời (trời) ơi, nói rứa có tời đất (Trời đất làm chứng) = Hãy tin tôi đi (Nói có tời, tui làm rứa tui không phải là người).
        -   Làm răng chừ hè = Làm sao bây giờ (Mạ biết được thì làm răng chừ ).
        -   Răng ri = Sao lại thế này (Trời ơi răng ri, không gỡ được à).
        -   Chơ răng = Chứ sao (Làm sai thì ngu chơ răng).
        -   Làm chi rứa = Làm sao thế (Mi làm chi rứa, tau thấy ngại ghê).
        -   Đừng có ồn = Không được bàn tán (Vợ tui làm đó đừng có ồn).
        -   Đừng có rên = Không than van hối hận (Làm ẩu bị đập đừng có rên).
        -   Nì = Này, đưa (nì, lấy đi).
        -    Đừng vơ đũa cả nắm = Không phải ai cũng thế (Đàn bà cũng có ba bảy hạng đàn bà, không phải ai lấy chồng rồi cũng ngoại tình, đừng vơ đũa cả nắm).
        -   Đừng xỏ miệng vô = Đừng nói vào (Chuyện của tui đừng xỏ miệng vô).
        -   Đường cấy = Đường cái (Từ nhà ra đường cấy chỉ mất mấy phút).
        -   Bất no = No (Nhìn mâm cơm thấy mà bất no).  
        -   Doai mỏ = Đưa miệng ra (Doai mỏ chửi người ta).
        -   Giơ xương = ốm yếu (mi ốm bắt giơ xương).
        -   Đã bưa = Đã vừa (ăn một trận đã bưa).
        -   Huế mềm = Người xứ Huế mình (Huế mềm đẹp, thơ mộng ghê).
        -   Ba đàng ba sá = Nói không đúng (Chuyện ngoài đường bà đàng ba sá).
        -   Cái chi tề = Cái gì mà quên mất (Mạ dặn cái chi tề  mà ngồi với anh quên rồi).
        -   Thâm căn cố đế = Lâu ngày (Tui ghét hắn thâm căn cố đế).
        -   Rủ tốp rủ đảng = Lập phe lập cánh (ở đời thời nay họ hay rủ tốp rủ đảng với nhau).
        -   Té ra rứa = thì ra vì thế (té ra rứa, anh nói chuyện với cô bồ cũ nên em giận).
        -   Đấy = Đi đái (Nửa khuya dậy đi đấy, mò lộn buồng).
Qua những ví dụ về tiếng Huế quê mùa ở phần trên , những tiếng Huế chơn chớt và thật thà, ta thấy quả thật tiếng Huế có nhiều bề mặt khác nhau. Đi đâu và ở đâu, nghe được tiếng Huế chơn chất thật thà này , người Huế xa nhà mà không thể nào mà không bước tới để chào hỏi nhau, chuyện trò với nhau và nhìn bà con "Dây mơ rễ má" của xứ Huế. Thông thường các gia đình ở Huế không bà con thân quen thuộc trực tiếp dòng họ với nhau thì cũng quen biết nhau qua người khác, qua bà con khác. Xem lại thì người Huế ai cũng có bà con với nhau. Mỗi khi nghe tiếng Huế thật thà thôn dã còn sót lại như trên, người Huế tự nhiên thấy lòng mình ấm lại, biết là mình đang được bao quanh bởi những con người chơn chất cùng xứ, những con người không mộc mạc bên ngoài, những con người ăn ở thật lòng thật dạ với nhau. Nói chung tiếng Huế chơn chất, thật thà mang đậm nét con người xứ Huế nó được biểu hiện qua lời ăn tiếng nói, qua sinh hoạt của cư dân xứ Huế.

Nữ sinh Đồng Khánh


RU EM CHO THÉT CHO MUỒI

ĐỂ MẸ ĐI CHỢ MUA VÔI ĂN TRẦU
MUA VÔI CHỢ QUÁN CHỢ CẦU
MUA CAU NAM PHỔ, MUA TRẦU CHỢ DINH
CHỢ DINH BÁN ÁO CON TRAI
TRIỀU SƠN BÁN NÓN, MẬU TÀI BÁN KIM

Cảnh đẹp và nữ sinh bên sông Hương Huế 

Một vài ví dụ về các từ ngữ đặc biệt ở Huế:


Ấy: anh chi, giọng thân mật
Chi lạ rứa: sao lại thế?
Có chi mô: có gì đâu!
Chi tệ rứa: sao tệ thế!
Chi ri: cái gì đây?
Mô: ở đâu?
Không răng mô: không sao đâu?
Mô nà: ở đâu?
Mô rứa: ở đâu?
Đi mô rứa: đi đâu?
Mô hè: ở đâu kia (ai biết đâu không?)
Làm chi tui: làm được gì tôi nào (giọng thách thức)
Biết chi mô: biết gì đâu?
Tê: đó kia
Bên tê: bên kia
Đó tề: đó kìa
Dị chưa tề: kỳ quá!
Ngụy chưa tề: kỳ dị quá!
Khi tê: biết thế nay
Bữa tê: trước đây 2 ngày
Răng: làm sao
Răng ri: sao thế?
Răng rứa: sao thế?
Răng hỉ: sao nhỉ?
Không răng mô: không sao đâu
Biết làm răng chừ: biết làm sao bây giờ
Ai răng tui rứa: họ sao tôi vậy
Răng ra ri: sao đến nỗi thế nầy
Ri em: thế nầy em
Mô ri: ở đâu mà có thế nầy
Nớ: ấy, đó!
Người nớ: người ấy
Nó tề: cái đó kìa
Ấy mà dị chưa: anh mà kỳ quá (nũng nịu)
Rứa hả: thế à?
Mô hả: ở đâu nhỉ?
Ri hả: thế nầy hả?
O: cô
Đoản hậu: không nghĩ tình
Đời tù huy, tù huýt: từ đời xa xưa
Hằm bà lằng: lẫn lộn
Làm bộ, làm tịch: tự cao, tự đại
Làm đày, làm láo: làm dốc, lên mặt hỗn xược
Làm như mèo quào: làm giả dối, phớt qua
Lục lát: nói giỡn mà chơi
Ngựa Thượng Tứ: gái thích theo trai
Ốt dột, ốt dạt: người ta chê cười
Đi thằng cò o ngón: đi thẳng, không chịu về
Tùm lum, tà la:lộn xộn
Gạo lon tộn: học chăm chỉ
Om củ tỏi: ồn ào quá



Lý Mười Thương

Một thương tóc xoã ngang vai
Hai thương, hai thương đi đứng
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang
Vẻ người thật là đoan trang
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang.

Ba thương ăn nói có duyên
Bốn thương, bốn thương mơ mộng
Ố tang ố tang tình tang,tình tang tình
Ố tang tình tang
Đôi mắt huyền càng nhìn thêm xinh
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang.

Năm thương dáng điệu thanh thanh
Sáu thương, sáu thương nón Huế
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang
Nửa vành thật là nên thơ
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang.

Bảy thương thiếp cũng mong chờ
Tám thương, tám thương thơ thẩn
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Lý Mười Thương (Hò Huế) lyrics on ChiaSeNhac.com
Ố tang tình tang
Bên bờ tạc dòng Hương Giang
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang.

Chín thương bến Ngự sang ngang
Mười thương, mười thương tà áo
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang
Dịu dàng là Huế gió bay
Ố tang ố tang tình tang, tình tang tình
Ố tang tình tang
Ố tang tình tang.


UI CHAO UI ! O ƠI O BỎ ĐI MÔ?


O ơi O bỏ đi mô? 
Tui đây ngồi đợi vần thơ O nì 
Nước mắt răng khóc dữ ri? 
Chờ O chờ mãi có chi O hè? 

Hôm qua diễn thuyết tiếng tây 
Chừ về nói tiếng quê đây bù trừ 
Hì hì

Additional Details

Ả ơi cá rọn dưới tê 
Bắt về một rá kho mê cả dà 
Kho thì vỏ tắt hít hà 
Ăn được một méng bán dà theo O
1 year ago
Thứ tư O hẹn gooc me 
Eng ni lại đợi sau hè O ơi 
Thương eng thương thiệt hay chơi 
Về thưa bọ mạ đến nơi cau trầu
1 year ago