Người đàn bà xa lạ và kiêu sa đó là ai?
Kiệt tác “Người đàn bà xa lạ” của Họa sỹ Ivan Nhikolaievic Kramskoi
Ngày xưa, Ở huyện Phategiơ, tỉnh Kursk có điền trang của nữ quý tộc dòng dõi Bestugieva. Bà có một người họ hàng xa ở Sant-Peterburgh và một biệt thự ở đó. Người cháu trai của bà điền chủ, một sỹ quan vừa giải ngũ từ Kavkaz trở về nhà tại Sant-Peterburgh, ghé qua thăm người thím.
Chàng Bestugiev trẻ tuổi sửng sốt bởi vẻ đẹp quyến rũ của cô hầu phòng là nông dân được đưa tới từ làng bên. Vì thế mà anh nán lại điền trang. Được sự đồng ý của người yêu, người cháu khẩn cầu thím mình hãy cho phép được mang theo cô hầu phòng, người mà cậu đã quyết định sẽ lấy làm vợ sau khi giới thiệu với cha mẹ mình.
Nghe xong lời thỉnh cầu không bình thường ấy, bà điền chủ vô cùng tức giận – làm sao một quý tộc dòng dõi lại có thể lấy một đứa con gái quê mùa như vậy?! Nhưng chàng trai kiên quyết giữ nguyên ý định của mình đến nỗi sau đó, không ngay lập tức, nhưng cuối cùng cũng chiến thắng.
Tại Sant-Peterburgh, chàng Bestugiev trẻ tuổi giới thiệu người yêu với cha mẹ. Không có những phản đối kịch liệt vì cô dâu cũng đã chinh phục được cả cha mẹ chú rể. Họ bắt đầu dạy cô các nghi lễ, dạy khiêu vũ, cô có một giọng nói thật dễ thương. Họ còn dạy cô học chữ nữa.
Sau đám cưới, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ đôi khi bị một đám mây ảm đạm bay qua do những ngộ nhận về vẻ đẹp và sự quyến rũ bất thường của Matriona Savvisna. Họa sỹ Ivan Kramskoi cũng trở thành “tù nhân” của cô. Thỉnh thoảng ông ghé thăm gia đình họ. Và là một họa sỹ, Kramskoi không thể không quan tâm đến người đẹp.
Họa sỹ Ivan Nhikolaievic Kramskoi
(27.05.1837 - 25.03.1887)
Vào một ngày đông tiết trời u ám, khi gió lạnh buốt thổi từ vịnh vào, Kramskoi đến “sưởi ấm nhờ” nhà Bestugiev. Đón tiếp ông là chồng của Matriôna Savvisna, giúp khách cởi áo khoác và mũ, sau đó dẫn vào phòng và mời ngồi để mời trà nóng. Ngay sau đó Matriôna Savvisna lao nhanh vào phòng, rất phấn khích, hai má đỏ hồng. Trong khi người chồng giúp cô cởi áo lông, cô liên tục lặp đi lặp lại: “ôi anh không biết là em đã có một cuộc gặp mặt như thế nào đâu!”.
Tại đó, khi uống trà, cô kể cho chồng và khách nghe là đã gặp bà chủ cũ – bà điền chủ ở huyện Phategiơ. Bà kia, đến lượt mình nhận ra cô hầu cũ của mình, và rõ ràng là bà quyết định rằng Matriôna Savvisna phải vô cùng biết ơn vì bà đã cho phép cô đi khỏi cùng với người cháu trai của mình. Nhưng cô hầu cũ đã đi ngang qua với vẻ độc lập và kiêu hãnh như thể tôi không biết bà là ai và cũng không muốn biết …
Câu chuyện đã tạo cho Kramskoi ấn tượng không thể quên được. Trong bức tranh ông định vẽ nhất thiết phải thể hiện được không chỉ vẻ quyến rũ, mà phải cho thấy được ở mức độ nào đó thế giới nội tâm của người phụ nữ trẻ xinh đẹp này. Họa sỹ đã làm được điều đó đến mức nào thì đến nay các nhà nghiên cứu nghệ thuật vẫn còn đang tranh cãi.
Nhưng cuộc sống gia đình của Matriôna Savvisna cũng không được yên ả. Chồng cô bị những tay quá khích thách thức đấu súng. Đã có ba lần đấu súng như vậy, nhưng đều được giải quyết bằng hòa giải. Hơn nữa, họ không thể làm hỏng các mối quan hệ trong gia đình. Thêm vào đó, con trai họ bị ốm và qua đời. Tất cả những điều này đã khuyến khích họ hàng nhà chồng Matriôna Savvisna đưa ra yêu cầu hủy bỏ hôn ước trước nhà thờ, và điều đó đã được thực thi.
Biết được điều này, Kramskoi cho rằng mình có nghĩa vụ tiễn Matriôna Savvisna, cô đã quyết định về lại làng cũ với chị gái. Họ thỏa thuận là cô sẽ viết thư cho ông. Rất lâu sau mà không có tin tức gì.
Kramskoi đã viết thư về làng nhưng không nhận được hồi âm. Về Phategiơ, ông nhận được tin buồn: trên đường về Matriôna Savvisna bị ốm và đã qua đời tại bệnh viện công Phategiơ. Theo những quy định thời đó, nghĩa trang thành phố chỉ để chôn thị dân, nên người ta chôn cất Matriôna Savvisna tại nghĩa trang làng Milenino thuộc ngoại ô thành phố.
Trong thời gian ở Phategiơ và ngôi làng quê của Matriôna Savvisna, Kramskoi đã vẽ được nhiều phác thảo mà sau đó trở thành những bức tranh nổi tiếng như: “Người nông dân với dây cương”, “Người làm đồng” và “Lò rèn”.
BTV.Vũ Thanh Nhàn ST&BS
|
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016
BỨC TRANH NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét