Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

N H Â N S I N H Q U A N

         N H Â N  S I N H  Q U A N  T Í C H  C Ự C     
       Tạp Bút

    V Ô  N G à
      ( Australia )


 
         Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau   có người lạc quan có người bi quan.
         Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc đều giữ cách nhìn lạc quan;  người bi quan lại luôn nghỉ về mặt xấu của mọi việc giữ cách nhìn bi quan. Thật ra trên thế giới không có lạc quan tuyệt đối cũng không có bi quan tuyệt đối; "Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt" (Tâm sinh có vô vàn cách sinh tâm diệt có vô vàn cách diệt).
Lạc quan bi quan đương nhiên có nhân duyên bên ngoài nhưng đa số đều là tự mình tạo nên.

        Có một vị quốc vương khi ra ngoài đi săn không may làm đứt một ngón tay
mới hỏi vị đại thần thân cận nên làm thế nào?
        Đại thần nói với giọng lạc quan nhẹ nhõm: "Đây là việc tốt!"
        Quốc vương nghe vậy giận lắm trách ông hí hửng khi thấy người khác gặp nạn vì thế ra lệnh nhốt ông vào đại lao.
        Một năm sau quốc vương lại ra ngoài đi săn bị thổ dân bắt sống trói vào đàn tế chuẩn bị tế thần.
        Thầy phù thủy đột nhiên phát hiện quốc vương khuyết mất một ngón tay cho rằng đây là vật tế không hoàn chỉnh bèn thả quốc vương ra thay vào đó viên đại thần tùy tùng làm vật hiến tế.
        Trong niềm vui thoát nạn quốc vương nghĩ tới viên đại thần vui vẻ từng nói rằng mất ngón tay là việc tốt liền ra lệnh thả ông và xin lỗi vì đã vô cớ bắt ông chịu nạn một năm trong ngục tối.
Vị đại thần này vẫn lạc quan nói: "Cái họa một năm ngồi tù cũng là việc tốt nếu như tôi không ngồi tù thì thử nghĩ vị đại thần theo người đi săn mà bị lên đàn hiến tế kia sẽ là ai?"

         Bởi vậy việc tốt chưa chắc đã tốt hoàn toàn việc xấu cũng chưa chắc đã hoàn toàn xấu;
         Phật giáo dạy "vô thường" mọi chuyện có thể thành tốt mọi chuyện có thể nên xấu.
         Người bi quan mãi mãi nghĩ đến mình chỉ còn một triệu đồng mà buồn lo
người lạc quan vĩnh viễn hạnh phúc chỉ vì mình vẫn còn mười ngàn đồng.
        Khi Tô Đông Pha bị giáng về đảo Hải Nam sự cô tịch hoang vu trên đảo so với thời kỳ đầu ông mới được thăng chức vùn vụt đúng là hai thế giới khác nhau một trời một vực.
         Nhưng sau đó Tô Đông Pha nghĩ giữa vũ trụ này sống trên hòn đảo cô độc này
 thực ra không chỉ có một mình ông trái đất cũng là một hòn đảo cô độc giữa biển cả giống như con kiến giữa chậu nước khi leo lên một phiến lá đây cũng là một hòn đảo mồ côi.
         Vì thế Tô Đông Pha cảm thấy chỉ cần có thể yên phận là có thể vui vẻ.
         Ở trên đảo mỗi lần ăn một món hải sản địa phương Tô Đông Pha lại thấy mình thật may mắn vì có thể đến đảo Hải Nam này.
         Thậm chí ông nghĩ nếu trong triều có vị đại thần nào đến đây sớm hơn ông ông làm sao có thể được tự mình nếm những món ăn ngon lành như thế này?
Vì vậy nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện là sẽ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc không gì sánh nổi.

         Những nhà sư xuất gia vào Phật giáo chỉ một chiếc áo cà sa một đôi giầy cỏ mà chân không vân du khắp cõi.
         Họ có thể đồng hành cùng kẻ hành khất nhưng cũng có thể ngồi ngang với bậc quân vương xem ra lẻ loi một mình nhưng tăng có cả pháp giới cùng một thể với chúng sinh trong vũ trụ vậy nơi nào có chỗ cho cô đơn đây?
         Bởi vậy đời người không có vui buồn tuyệt đối chỉ cần một tinh thần phấn đấu tích cực chỉ cần luôn nghĩ đến mặt tốt của mọi chuyện tự nhiên có thể biến khổ thành vui biến khó thành dễ biến nguy thành an.
         Hải Luân Khải Cần nói: "Hướng về ánh nắng bạn sẽ không nhìn thấy bóng râm." Nhân sinh quan tích cực chính là ánh nắng trong trái tim lời này thật là chân giá trị!
Vô Ngã
( Australia)

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

BỨC TRANH NGƯỜI ĐÀN BÀ XA LẠ

Người đàn bà xa lạ và kiêu sa đó là ai?
Kiệt tác “Người đàn bà xa lạ” của Họa sỹ Ivan Nhikolaievic Kramskoi
Ngày xưa, Ở huyện Phategiơ, tỉnh Kursk có điền trang của nữ quý tộc dòng dõi Bestugieva. Bà có một người họ hàng xa ở Sant-Peterburgh và một biệt thự ở đó. Người cháu trai của bà điền chủ, một sỹ quan vừa giải ngũ từ Kavkaz trở về nhà tại Sant-Peterburgh, ghé qua thăm người thím.
Chàng Bestugiev trẻ tuổi sửng sốt bởi vẻ đẹp quyến rũ của cô hầu phòng là nông dân được đưa tới từ làng bên. Vì thế mà anh nán lại điền trang. Được sự đồng ý của người yêu, người cháu khẩn cầu thím mình hãy cho phép được mang theo cô hầu phòng, người mà cậu đã quyết định sẽ lấy làm vợ sau khi giới thiệu với cha mẹ mình.
Nghe xong lời thỉnh cầu không bình thường ấy, bà điền chủ vô cùng tức giận – làm sao một quý tộc dòng dõi lại có thể lấy một đứa con gái quê mùa như vậy?! Nhưng chàng trai kiên quyết giữ nguyên ý định của mình đến nỗi sau đó, không ngay lập tức, nhưng cuối cùng cũng chiến thắng.
Tại Sant-Peterburgh, chàng Bestugiev trẻ tuổi giới thiệu người yêu với cha mẹ. Không có những phản đối kịch liệt vì cô dâu cũng đã chinh phục được cả cha mẹ chú rể. Họ bắt đầu dạy cô các nghi lễ, dạy khiêu vũ, cô có một giọng nói thật dễ thương. Họ còn dạy cô học chữ nữa.
Sau đám cưới, hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ đôi khi bị một đám mây ảm đạm bay qua do những ngộ nhận về vẻ đẹp và sự quyến rũ bất thường của Matriona Savvisna. Họa sỹ Ivan Kramskoi cũng trở thành “tù nhân” của cô. Thỉnh thoảng ông ghé thăm gia đình họ. Và là một họa sỹ, Kramskoi không thể không quan tâm đến người đẹp.
Họa sỹ Ivan Nhikolaievic Kramskoi
(27.05.1837 - 25.03.1887)
Vào một ngày đông tiết trời u ám, khi gió lạnh buốt thổi từ vịnh vào, Kramskoi đến “sưởi ấm nhờ” nhà Bestugiev. Đón tiếp ông là chồng của Matriôna Savvisna, giúp khách cởi áo khoác và mũ, sau đó dẫn vào phòng và mời ngồi để mời trà nóng. Ngay sau đó Matriôna Savvisna lao nhanh vào phòng, rất phấn khích, hai má đỏ hồng. Trong khi người chồng giúp cô cởi áo lông, cô liên tục lặp đi lặp lại: “ôi anh không biết là em đã có một cuộc gặp mặt như thế nào đâu!”.
Tại đó, khi uống trà, cô kể cho chồng và khách nghe là đã gặp bà chủ cũ – bà điền chủ ở huyện Phategiơ. Bà kia, đến lượt mình nhận ra cô hầu cũ của mình, và rõ ràng là bà quyết định rằng Matriôna Savvisna phải vô cùng biết ơn vì bà đã cho phép cô đi khỏi cùng với người cháu trai của mình. Nhưng cô hầu cũ đã đi ngang qua với vẻ độc lập và kiêu hãnh như thể tôi không biết bà là ai và cũng không muốn biết …
Câu chuyện đã tạo cho Kramskoi ấn tượng không thể quên được. Trong bức tranh ông định vẽ nhất thiết phải thể hiện được không chỉ vẻ quyến rũ, mà phải cho thấy được ở mức độ nào đó thế giới nội tâm của người phụ nữ trẻ xinh đẹp này. Họa sỹ đã làm được điều đó đến mức nào thì đến nay các nhà nghiên cứu nghệ thuật vẫn còn đang tranh cãi.
Nhưng cuộc sống gia đình của Matriôna Savvisna cũng không được yên ả. Chồng cô bị những tay quá khích thách thức đấu súng. Đã có ba lần đấu súng như vậy, nhưng đều được giải quyết bằng hòa giải. Hơn nữa, họ không thể làm hỏng các mối quan hệ trong gia đình. Thêm vào đó, con trai họ bị ốm và qua đời. Tất cả những điều này đã khuyến khích họ hàng nhà chồng Matriôna Savvisna đưa ra yêu cầu hủy bỏ hôn ước trước nhà thờ, và điều đó đã được thực thi.
Biết được điều này, Kramskoi cho rằng mình có nghĩa vụ tiễn Matriôna Savvisna, cô đã quyết định về lại làng cũ với chị gái. Họ thỏa thuận là cô sẽ viết thư cho ông. Rất lâu sau mà không có tin tức gì.
Kramskoi đã viết thư về làng nhưng không nhận được hồi âm. Về Phategiơ, ông nhận được tin buồn: trên đường về Matriôna Savvisna bị ốm và đã qua đời tại bệnh viện công Phategiơ. Theo những quy định thời đó, nghĩa trang thành phố chỉ để chôn thị dân, nên người ta chôn cất Matriôna Savvisna tại nghĩa trang làng Milenino thuộc ngoại ô thành phố.
Trong thời gian ở Phategiơ và ngôi làng quê của Matriôna Savvisna, Kramskoi đã vẽ được nhiều phác thảo mà sau đó trở thành những bức tranh nổi tiếng như: “Người nông dân với dây cương”, “Người làm đồng” và “Lò rèn”.
BTV.Vũ Thanh Nhàn ST&BS

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

100 CÁCH CHỬA BỆNH DÂN GIAN HAY

Thấy hay, chia sẽ: Bài thơ dạy cách chữa 101 bệnh hay gặp.
101 CÁCH CHỮA BỆNH DÂN GIAN


Chẳng may bị bỏng nước sôi
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.
Dùng viên C giúp trị hóc xương
Viêm họng uống nước rau cần
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau.
Máu cam chảy, bày cho nhau
Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay.
Trái nhàu chín vị thuốc hay
Đắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi
Nếu bị ong đốt nhớ bôi
Một viên aspirin vào vết đau.
Muốn lạc rang dầu giòn lâu
Phun ít rượu trắng bắt đầu trộn lên
Đợi cho khi lạc nguội thêm
Rắc một chút muối đã rang khô vào.
Cá nướng không muốn tróc ít da nào
Trước khi nướng, hãy xoa vào mặt da
Một lớp mỡ mỏng, nhớ nha
Lúc đầu đun lửa lớn, sau là lửa nhỏ hơn.
Cách khử mùi tanh của tôm
Khi luộc, cần nhớ thêm vào miếng quế thơm.
Muốn cho cá hấp, béo ngậy hơn
Để lên mình cá miếng mỡ gà, vậy thôi.
Nếu muốn Nách mình đỡ hôi
Rau Ngò hãy nhớ ăn nhiều nghe không?
Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp)
Thường xuyên nhớ đến cái ông rau cần.
Nhai sống, hoặc uống trà gừng
Nôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên.
Ngó sen xào, không muốn thâm đen
Trong khi xào, nhớ cho thêm nước vào.
Bị côn trùng đốt thì sao?
Tinh dầu Tràm hãy bôi vào thật nhanh.
Nếu muốn bảo quản quả Chanh
Cắt đôi úp nửa còn vào dấm chua.
Gan muốn giải độc thì mua
Mỗi tuần 2 – 3 quả trứng (ăn vừa vậy thôi)
Rau cải, không thiếu được rồi
Uống thật nhiều nước, giúp hồi lại gan.
Muốn da trắng trẻo, mịn màng
Rửa, nước vo gạo đầu tiên, hàng ngày.
Nếu bị mồ hôi chân, tay
Kiên trì ngâm nước muối mỗi ngày, bạn ơi.
Mồm ăn hành, tỏi bị hôi
Cứ nhai một ít bã chè sẽ thơm.
Khi ngủ nhớ ôm gối ôm
Hoặc nằm nghiêng trái, sẽ hết mồm ngáy ò ó o.
Để miếng sườn rán không co
Trước khi rán chúng, hãy tìm thớ gân
Tìm thấy chớ có tần ngần
Khía 2,3 phát 1 lần là ngon.
Muốn bóc hoa quả dễ hơn
Nhúng vào nước nóng, đồng thời vớt ngay
Thế rồi cứ lấy móng tay
Bảo đảm sẽ được chén ngay dễ dàng.