Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

ĐÁ QUÝ THÔ THIÊN NHIÊN

BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CỰU HỌC SINH LỚP (10B2) MƯỜI BÊ HAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG   (NK 1967 - 1974)
Home : 138 Đống Đa Phường Thuận Phước, Quận Hải Châu TP Đà NẵngBlog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com 
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


SƯU TÂM, THAM KHẢO 

ĐÁ QUÝ THIÊN NHIÊN CÁC LOẠI


Đặc tính và tác dụng của đá quý Hồng Ngọc (Ruby) phong thủy


Người Việt còn gọi ruby  hồng ngọc. Ruby  đá quý chỉ có tông màu đỏ, từ lâu vẫn được xem là đá quý có giá trị cao nhất. Theo người Ấn Độ cổ xưa thìruby là vua đá quý. Giống như saphia, ruby là khoáng corundum cứng chắc và vững bền.
Lịch sử và truyền thuyết:
Theo ngôn ngữ Sanskrit cổ (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ), ruby gọi là ratnaraj, nghĩa là “vua đá quý”. Ở nước Miến Điện cổ (nay là Myanmar), các chiến binh đeo ruby để làm cho họ trở nên bất khả chiến bại. Trong Kinh thánh, phụ nữ nào khôn ngoan và đạo đức thì được xem “quý giá hơn đá ruby”.
Người Mỹ cho là ruby giúp con người có lòng đam mê và dũng cảm, và họ dùng ruby làm đá quý mừng sinh nhật trong tháng bảy.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Màu đẹp nhất của ruby là đỏ mạnh tươi cho đến đỏ hơi phớt tím. Đỏ phớt tím thường được xem là đẹp hơn đỏ phớt cam. Các đá corundum màu hồng, tím và cam thì không được gọi là ruby, mà gọi là saphia khác màu xanh (fancy sapphire).
Ruby cỡ lớn thì rất hiếm và có giá trị: một viên ruby 4 carat đẹp sẽ bán giá cao hơn nhiều so với đá kim cương hay emerald 4 carat đẹp. Với ruby lớn thì dạng mài chủ yếu là ovan và hình nệm. Các đá nhỏ thường cắt mài hình tròn hay vuông.
Nguồn ruby nổi tiếng nhất thế giới là Myanmar, đó là nơi sản xuất ra ruby màu đỏ mạnh tươi. Xưa kia Thái Lan là nước sản xuất ruby quan trọng, nay thì hoạt động khai mỏ đã giảm, nhưng Thái Lan vẫn là trung tâm cắt mài và buôn bán ruby quan trọng nhất.
Những nước khác là có nguồn ruby quan trọng là Madagasca, Việt Nam, Kenya, Sri Lanka, Afghanistan và Tanzania.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Hầu hết ruby đều được xử lý để có màu đỏ tối đa và khử được màu phụ là xanh và nâu. Một số ruby cũng được nung nhiệt để cải thiện độ trong. Thỉnh thoảng thủy tinh tàn dư trong xử lý nhiệt bị giữ lại trong các khe nứt hay hốc khi đá nguội lạnh: vật liệu lấp đầy này nếu quá rõ có thể làm giảm giá trị của đá. Đá cải thiện bằng nhiệt thì vững bền và không cần phải giữ gìn cẩn thận, trừ khi vẫn còn chứa vật liệu lấp đầy.
Bảo quản và làm sạch:
Ruby cũng như saphia đều là khoáng corundum, có độ cứng 9 trên thang Mohs. Corundum quá cứng nên được dùng làm chất mài mòn. Do đó ruby là một trong những đá quý bền vững nhất.
Rửa ruby với xà phòng: dùng bàn chải chà vào phía sau của đá là nơi có thể tích tụ nhiều chất dơ.

Đặc tính và tác dụng của đá quý Lam Ngọc (Saphia) phong thủy


Người Việt còn gọi saphia  lam ngọc. Do có vẻ quý phái và lãng mạn, saphia là biểu tượng của lòng trung thành và tâm hồn. Saphia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp sappheiros, nghĩa là màu xanh và saphia có được màu xanh đẹp nhất trong các loại đá quý. Tuy nhiên saphia cũng có các màu khác ngoại trừ màu đỏ của ruby, là đá cùng loại với saphia. Cả hai đều là khoáng corundum cứng chắc và vững bền.
Lịch sử và truyền thuyết:
Người Ba Tư cổ (nay là Iran) tin rằng trái đất nằm tựa vào khối đá saphia khổng lồ. Họ nói là sự phản chiếu của saphia làm cho bầu trời có màu xanh.
Nhờ tính lãng mạn và quý phái, Thái tử Charles đã tặng cho Công nương Diana một nhẫn cưới gắn saphia.
Saphia là đá quý của lòng trung thành và tâm hồn. Thời xa xưa, người ta tặng saphia để tỏ lòng trung thành, trung thực và trong trắng.
Saphia là đá mừng sinh nhật trong tháng 9 ở Mỹ.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Saphia có giá trị nhất thì màu xanh – màu xanh đẹp nhất là xanh mạnh tươi. Các đá xanh mạnh vừa thì được ưa thích hơn màu xanh biển sẫm hay xanh nhạt. Xanh hơi tím nhẹ thì đẹp hơn xanh phớt lục nhẹ.
Nổi tiếng nhất là tông màu xanh, saphia còn có các màu khác ngoại trừ màu đỏ.
Đá saphia màu khác xanh có giá trị là cam phớt hồng đến hồng phớt cam, được gọi là padparadscha, theo tiếng Sinhal của người Sri Lanka thì có nghĩa là đá màu hoa sen. Từ này hay bị lạm dụng vì đá nào có tên này sẽ có giá cao hơn một chút.
Saphia thường được cắt mài theo hình ovan và nệm. Những kiểu khác như tròn, emerald, vuông, chữ nhật, hình tam giác thì có nhiều ở cỡ dưới 1 carat.
Saphia đẹp thường rẻ hơn so với ruby, emerald và kim cương đẹp.
Nguồn gốc:

Tất cả saphia đủ màu đã được khai thác ở Sri Lanka (trước kia gọi là Ceylon -Tích Lan), một số nhà buôn đá quý vẫn dùng từ “ceylon” để nói về saphia của đảo quốc này.
Các nhà sưu tập đánh giá cao saphia xanh đẹp ở Kashmir và Myanmar vì tính hiếm có của chúng.
Mấy năm nay, Madagasca trở thành nguồn cung cấp quan trọng saphia xanh, hồng và những màu khác. Tanzania và Kenya cũng sản xuất một lượng lớn saphia nhiều màu.
Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Lào, Úc, Mỹ cũng khai thác saphia. Thái Lan là trung tâm mua bán, cắt mài và xử lý saphia.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Hầu hết saphia đều được xử lý nhiệt để tăng màu xanh tối đa do phân hủy các bao thể chứa titan. Đôi khi saphia tối màu cũng được làm sáng màu nhờ nung nhiệt.
Saphia màu khác xanh cũng được nung nhiệt để có màu đẹp nhất. Một số saphia được nung nhiệt vừa cải thiện màu và cải thiện độ trong. Saphia cải thiện bằng nhiệt là phổ biến và vững bền, không cần chăm sóc đặc biệt.
Một phương pháp xử lý phát triển gần đây là xử lý khuếch tán beryl, trong đó các đá saphia không màu, hồng nhạt hay màu vàng được nung nhiệt chung với khoáng beryl hay chrysoberyl, nguyên tố berylium từ các khoáng ấy sẽ thẩm thấu vào bề mặt đá saphia. Điều này giúp làm tăng màu vàng cho đá: saphia màu hồng sẽ thành cam, vàng nhạt thành vàng đậm. Nguyên tố thêm vào và màu do nó tạo ra chỉ ở một lớp mỏng trên bề mặt đá, tuy nhiên trong một số trường hợp, nó giúp tạo nên màu đậm hơn trên toàn bộ viên đá. Xử lý khuếch tán phải được công bố trên hóa đơn. Để xác định được xử lý này cần phải có các phòng xét nghiệm ngọc học hiện đại như GIA. Do đó khi mua saphia ở những nguồn không rõ ràng thì phải cẩn thận.
Bảo quản và làm sạch:
Giống như đá ruby cùng loại, saphia cũng là khoáng corundum, nên có độ cứng là 9 trên thang Mohs. Corundum rất cứng chắc nên thường dùng làm chất mài mòn. Do đó saphia cũng là một trong những đá quý vững bền nhất.
Rửa spahia với xà phòng trong nước ấm: dùng bàn chải chà phía sau viên đá là nơi có thể dính nhiều chất dơ.

Đặc tính và tác dụng của Kim Cương (Diamond) phong thủy


Trong các loại ngọc quý kim cương được xem như đứng hàng đầu. Người  tiêu dùng cũng đã quen thuộc với cụm từ Kim cương là vĩnh cữu và nhẫn cưới bằng kim cương cũng được xem như là một cách thể hiện tình yêu vĩnh cữu với thời gian, vì thế nên không có một loại ngọc quý nào có thể sánh được vớikim cương.
CẤU TRÚC
Kim cương được cấu tạo bằng một loại nguyên tử Carbon (C) duy nhất, sắp thật khít nhau trong một khối lập phương gọi là ô cơ  bản có thể tích nhỏ nhất. Do thế mật độ của các nguyên tử tương đối cao ứng với tỷ trọng SG=3.52, cùng lúc độ cứng cũng cao (độ cứng Mohs = 10) cứng nhất, đứng đầu trong  các ngọc quý tự nhiên lẫn nhân tạo.
Trong tự nhiên, nguồn Carbon để hình thành kim cương chủ yếu nằm trong thực vật và carbonate. Khi bị vùi lấp, trong quá trình địa chất, chúng biến thành than bùn, than đá, than chì . . . Khi môi trường hội đủ điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các nguyên tử carbon được nén khít với nhau tạo thành kim cương trong hệ tinh thể lập phương.
Trong ô cơ bản của hệ này, các nguyên tử C chiếm vị trí các đỉnh, tâm các mặt vuông và trong ruột có chứa thêm 4 nguyên tử C. Cách kết tinh theo hệ lập phương cho được môi trường đẵng hướng, vận tốc ánh sáng truyền trong tinh thể cố định theo mọi phương ứng với chiết suất RI=2.417 không đổi. Trong kim cương thường gặp chiết suất đơn này không hoàn toàn cố định, một số nơi nào đó trong môi trường tinh thể người ta thường gặp có hiện tượng lưỡng chiết suất bất thường mà quan sát qua 2 nicol vuông góc hiện tượng tắt hẳn của môi trường đẳng hướng đã chuyển sang ít nhiều dị hướng ở những nơi mà không thấy tắt hoàn toàn (strong strain).
DẠNG TINH THỂ
Dạng tinh thể thường gặp ngoài tự nhiên thường có hình bát diện đều với 8 mặt lồi hình tam giác hay khối lập phương hoặc dạng khác thuộc tam bát diện có 24 mặt tam giác, lục bát diện có 48 mặt tam giác, 12 mặt thoi . ..Cát khai tốt theo hệ mặt {111} của bát diện đều.
TIÊU CHUẨN 4C (carat, color, clarity, cut)
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của kim cương gọi tắt là tiêu chuẩn 4C đó là trọng lượng (Carat), màu sắc (Color), độ sạch (Clarity) và tỷ lệ cắt mài (Cut).
MÀU SẮC (color)
Màu sắc của kim cương cũng đa dạng, tùy theo màu sắc người ta chia kim cương thành hai nhóm không màu và có màu. Nhóm không màu gồm những viên kim cương hoàn toàn không mang màu cho đến màu vàng rất nhạt.
Ở loại không màu (Cape), màu được phân cấp và được biểu diễn bằng các mẫu tự bắt đầu bằng chữ D (hoàn toàn không màu, thường gọi là nước D) cho đến Z  (màu sậm dần, có màu vàng nhạt), giá trị của kim cương cũng giảm theo độ tăng của màu vàng. Dưới tác dụng của tia cực tím UV, thường có nhiều trong ánh nắng ban mai, một số kim cương (loại mà trong cấu trúc của kim cương có Nitrogen tập trung lại thành nhóm) có hiện tượng phát huỳnh quang màu lam nhẹ sẽ hòa với màu vàng của viên đá để trở thành trắng hơn và làm cho viên đá có thể nhận định sai, tăng lên vài nước.
Nhóm kim cương màu (fancy) có thể gặp các màu khác như lam, vàng, hồng, lục, tím, đỏ, đen . . .
 ĐỘ SẠCH (clarity)
Độ sạch cũng là một trong các tiêu chuẩn phân cấp kim cương. Độ sạch dùng phân cấp viên đá qua sự hiện diện, số lượng và kích thước của những tạp chất (bên trong) cũng như những khiếm khuyết bề mặt (bên ngoài). Rất hiếm kim cương không có khuyết điểm nào, nghĩa là không tìm thấy một tạp chất hay khuyết điểm bề mặt nào cho dù quan sát dưới loupe 10X bởi một người giàu kinh nghiệm. Nếu các tiêu chuẩn đánh giá khác cũng tốt như vậy, viên đá sẽ đạt giá trị cao nhất.
F (hay FL) Flawless: không tạp chất. Quan sát dưới loupe 10X.
IF (Internally Flawless): không tạp chất bên trong. Quan sát dưới loupe 10X.
VVS1-2(Very very slightly included): tạp chất cực nhỏ, rất khó thấy.
VS1-2 (Very slightly included): tạp chất rất nhỏ, khó thấy.
SI1-2 (Slightly included):tạp chất nhỏ, dễ thấy.
I1 (Included): tạp chất lớn, dễ thấy (bằng loupe 10X và mắt trần).
I2-3(Included): tạp chất lớn, dễ thấy (bằng mắt trần).
TRỌNG LƯỢNG – (Carat)
Carat là đơn vị đo trọng lượng. Có 5 carat trong một gam. Trọng lượng của kim cương được tính bằng carat. Một carat được chia thành 100 points.
1 carat =1.00 carat=100points
1/2 carat= 0.50 carat= 50 points
1/4 carat=0.25 carat= 25 points 
Cùng một trọng lượng, cùng một chất lượng về màu sắc và độ sạch, thí dụ một viên 5ct có giá đắt hơn một lô 5 viên 1ct cùng chất lượng.
DẠNG CẮT (cut)
Kim cương khi mài giác phải bảo đảm độ chiếu sáng và độ tán sắc tối đa, nhờ đó ánh sáng vào viên đá tách thành đơn sắc khi trở ra đến mắt người quan sát thấy lấp lánh gọi là lửa. Ở dạng mài tròn chiếu (round brilliant cut), bằng phép tính toán đã xác định chính xác công thức mài theo tỷ lệ % của các phần của viên đá như sơ đồ sau:
Tỷ lệ cắt mài cũng là một tiêu chuẩn đánh giá giá trị của kim cương. Trong thị trường, kim cương được bán tính theo trọng lượng của viên đá, thế nhưng một viên nước D, không tạp chất, cắt không chuẩn (quá cạn hay quá sâu) sẽ trông như bị chết, không chiếu, không có lửa sẽ kém bắt mắt hơn một viên mài đúng chuẩn cho dù màu thấp hơn, chứa tạp chất nhiều hơn. Mài đúng tỷ lệ tuy hao tốn đá thô nhiều nhưng thành phẩm có được một viên mài giác chiếu sáng sinh động và giá trị viên đá đạt đến mức cao nhất.
 Khi kim cương cắt dạng viên tròn chiếu theo đúng tỷ lệ hoàn hảo ta có một sự liên quan giữa trọng lượng (ct) và kích cỡ viên đá (đường kính mm) theo bảng tra sau:


Đặc tính và tác dụng của đá quý Ngọc Lục Bảo (Emerald) phong thủy

July 16, 2014   Đá Quý Phong Thủy   No comments
Việt Nam đôi khi gọi emerald là lục ngọc hay lục bảo ngọc. Nhờ có màu lục mạnh là màu của mùa xuân nên từ lâu người ta xem emerald là biểu tượng của tình yêu và sự tái sinh. Nhiều nhà cai trị khác nhau như nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, vua Ấn Độ Shah Jahan và các vua Tây Ban Nha xem emerald là báu vật nên nó đã trở thành một loại tiền tệ quốc tế trong hàng nghàn năm qua.
Lịch sử và truyền thuyết:
Khoảng 4000 năm qua, các nền văn hóa trên khắp thế giới xem emerald là báu vật, người ta cho rằng nó giúp phát triển trí thông minh cũng như chất xúc tác tình yêu. Truyền thuyết kể rằng ai sở hữu nó sẽ có được tài hùng biện.
Xác ướp Ai Cập xưa được chôn cùng với emerald đeo trên cổ để chứng tỏ tuổi trẻ bất diệt. Emerald là loại đá quý được Cleopatra ưa thích.
Các Mogul (vua chúa Hồi giáo cổ từ thế kỷ 16 đến 19) ở Ấn Độ, trong đó có Shah Jahan, người đã xây đền Taj Mahal, thích emerald đến nỗi mà họ hay khắc lời kinh lên chúng và đeo như là bùa chú. Một số đá quý linh thiêng này, được gọi là emerald Mogul, ngày nay vẫn còn thấy chúng trong các bảo tàng và các bộ sưu tập.
Người Incas (cư dân cổ sống vùng cao nguyên Nam châu Mỹ trước khi bị Tây Ban Nha chinh phục) có một nữ thần emerald, đó là một viên emerald huyền thoại to bằng một trứng đà điểu.
Ở Mỹ, emerald là đá mừng sinh nhật trong tháng 5.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Emerad giá trị nhất khi có màu lục mạnh sáng của cỏ mùa xuân sau cơn mưa. Vì emerald ở Columbia đã được xem là chuẩn mực bao thế kỷ nay cho nên loại màu lục thuần khiết, như thấy ở Columbia, thường được ưa chuộng hơn là màu lục hơi xanh sẫm của emerald tại Phi châu.
Emerald hiếm và trị giá cao. Với những viên màu đẹp nhỏ hơn 5 carat thì emerald có thể sẽ cao giá hơn ruby hay saphia.
Vì emerald không tạp chất thường hiếm cho nên người ta chấp nhận emerald có một số tạp chất nhất định và chúng không làm giảm giá trị viên đá. Tuy nhiên khi mua, bạn không nên chọn những viên nào có khe nứt hay tạp chất phân bố quá sâu vào bên trong viên đá, vì chúng sẽ làm cho viên đá yếu đi và dễ bị nứt, bể khi vô tình va chạm mạnh.
Emerald thường được cắt mài theo kiểu hình chữ nhật, giác tầng mà mọi người hay gọi là kiểu emerald. Các viên đá nhỏ thì lại được mài theo dạng tròn, ovan, giọt nước, hạt dưa. Nhờ màu đậm nên emerald cũng rất đẹp khi được mài theo dạng cabochon.

TÁC DỤNG VÀ CÁCH DÙNG THẠCH ANH TÍM (AMETHYST)
Bao thế kỷ qua các vị vua chúa và nữ hoàng đều yêu thích một màu tím hoàng gia, thạch anh tím đã đáp ứng được sở thích ấy. Nhờ màu sắc đậm đà và tính vững bền, nó đã trở thành một trong những đá quý phổ biến nhất trên thế giới.

A. Đặc tính

Thạch anh tím là loại đá kiêu sa và đẹp nhất trong dòng họ Thạch anh. Oxit sắt là thành phần chủ yếu để tạo nên màu tím rực rỡ của loại đá này, Thạch anh màu tím nhạt thường được nung nóng để làm thành Thạch anh vàng. Người ta rất hiếm khi phát hiện được Thạch anh tím sinh trưởng ở bên ngoài, mà chủ yếu là sinh trưởng trong những hang động. Tần số của màu tím rất có tác dụng với hệ thần kinh trung ương, sẽ giúp cho người ta ổn định tâm thần. Năng lượng tinh tuý của Thạch anh tím làm cho người ta như có cảm giác đang được tận hưởng những luồng gió xuân.

B. Cách dùng

1. Thả Thạch anh tím vào trong rượu:

Sẽ làm mất đi vị cay sặc mũi, làm cho rượu thơm hơn, dễ uống và khó say hơn. Bản thân chữ “Amethyst” trong tiếng Hilạp trước đây có nghĩa là “không say”.

2. Đặt một viên đá Thạch anh tròn vào trong gối đầu:

Sẽ làm cho những người già hay những người ốm do suy nhược cơ thể khi ngủ không bị mất ngủ, làm cho giấc ngủ ngon hơn.
Chú ý nếu như là người trẻ hay những người khoẻ bình thường mà đặt Thạch anh tím vào dưới gối sẽ rất khó ngủ, bởi vì TThạch anh tím phát khí rất mạnh mà đầu là bộ phận cảm nhận khí nhiều nhất.

3. Những cháu nhỏ còn đang theo học:

Nếu khi ngồi học hay làm bài có đặt một viên Thạch anh tím tròn bên dưới đệm sẽ làm cho học tập chuyên tâm hơn, nâng cao khả năng tư duy học bài và kết quả học tập.

 

4. Trong một gia đình nếu có trẻ em quá hiếu động:

Hãy đặt vào đệm trên chiếc ghế ngồi học của cháu một viên Thạch anh tím tròn, sẽ giúp cho cháu bớt hiếu động, tập trung chú ý nâng cao kết quả học tập và hoà nhã hơn trong khi giao thiệp với người khác.

5. Hãy để trên bàn học một viên Thạch anh tím:

Từ trường của Thạch anh tím sẽ làm cho việc học bài, thuộc bài, nhớ bài được tốt hơn, rất có lợi trong việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.

6. Người đi thi đeo trong mình một đồ trang sức làm bằng Thạch anh tím:

Thạch anh Tím sẽ làm cho người đó bình tĩnh hơn, linh hoạt hơn, nhớ hơn và phản ứng tốt hơn, đem lại vận may trong khi thi.

7. Hãy đặt trong nhà, phòng làm việc, cửa hàng hay cuối một hành lang hoặc lối đi:

Đặt một miếng Thạch anh tím, sẽ có tác dụng thu tài nạp khí, cũng được coi là tụ tài.

8. Khi xem phong thuỷ, thấy trong nhà có sự xung hoặc sát:

Hãy để một viên Thạch anh tím nhỏ trước một miếng Thạch anh vòm tím rồi cùng đặt vào trước những chỗ xung sát, làm như thế sẽ có tác dụng giải sát trừ xung.

9. Những người mới học ngồi thiền:

Hãy đặt dưới đệm ngồi một viên Thạch anh tím sẽ có tác dụng lắng tâm, loại bỏ những suy nghĩ mông lung, rất dễ nhập thiền.

10. Những bạn lái xe hay nóng nẩy, hay cáu bẳn, thường không chịu đi sau, hay phóng nhanh vượt ẩu:

Nên đặt một viên Thạch anh tím dưới ghế ngồi trên carbin, sẽ có tác dụng hoá giải tính nóng nẩy trên, làm cho lái xe được an toàn.

11. Những bạn thể chất mẫn cảm, khi ngồi thiền:

Nên đặt trước người, sau người, hay trước sau người đều đặt viên Thạch anh tím, sẽ có tác dụng điều hoà sự vận động của hai mạch.

12. Các cháu nhỏ:

Nên đeo vòng tay, dây chuyền hay kiềng cổ được làm bằng Thạch anh tím, sẽ có tác dụng kích thích niềm vui chơi đam mê, sẽ hiếu học hơn.

13. Thạch anh tím cũng là đại diện của sự cao sang, linh thiêng, ngưỡng mộ.

Vì vậy, có thể dùng Thạch anh tím làm thành TÍN VẬT rất tốt.

14. Những người làm lãnh đạo:

Nên đeo nhiều đồ trang sức được làm thành từ Thạch anh tím, sẽ có tác dụng làm giảm sự chuyên quyền, tăng cường lòng bao dung, nhẫn nại, có lợi cho công tác lãnh đạo, tăng cường quan hệ giữa người với người, làm cho cấp dưới hết lòng với mình, có được sự tương tác truyền thống do “ở hiền gặp lành”

15. Những bạn gái liễu yếu đào tơ:

Nên đeo đồ trang sức được làm từ Thạch anh tím, sự trang nhã cao sang của Thạch anh tím sẽ làm cho bạn tăng thêm niềm đam mê nghiên cứu về tri thức, trí tuệ, từ đó cải thiện được thể chất của bạn.

Tác dụng của thạch anh vàng
Thạch anh vàng(citrine)tượng trưng cho tài lộc phú quý nên được gọi là viên đá kinh doanh, thường được các chủ kinh doanh để ngay tại bàn làm việc hay quầy thu ngân để thu hút may mắn tài lộc.
Tên của đá quý thạch anh vàng có nguồn gốc từ tiếng Pháp citron là quả chanh, vì thạch anh vàng phần lớn có màu của quả chanh tây, có màu vàng từ nhạt đến sậm.
Đôi khi bạn nghe người ta gọi nhầm thạch anh vàng là thạch anh topaz. Vì topaz là một loại khoáng vật khác hẳn nên ngành kỹ nghệ buộc phải loại bỏ tên này. Đứng về góc độ chức năng tâm linh và cảm xạ thì cùng là màu vàng nhưng từ trường tần số dao động của hai loại không giống nhau.
Tính chất vật lý:
Công thức hoá học : SiO2
Kết cấu : Lục giác
Độ cứng : 7
Tỷ trọng : 2,6
Độ khúc xạ : 1,54-1,55
Các nước sản xuất chủ yếu : Brazin
Thạch anh vàng tượng trưng cho tài lộc phú quý. Thạch anh vàng được gọi là viên đá kinh doanh nên thường được các chủ nhà hàng, siêu thị và dân buôn bán để ngay tại quầy thu ngân, quầy thu tiền để thu hút vận may tài lộc buôn may bán đắt.
Thạch anh vàng có tên gọi quốc tế là Citrine.
Tác dụng của thạch anh vàng:
- Thạch anh vàng có tác dụng rất tốt cho việc chữa các bệnh về đường ruột hoặc dạ dày.
- Thời xưa người ta đeo thạch anh vàng để chống lại nọc rắn độc và quỷ ám.
- Những người có bệnh đường ruột hoặc dạ dày, dùng tay phải cầm quả cầu thạch anh vàng kích thước tương đối nhỏ đặt lên bụng, lên vùng dạ dày hay ruột và kết hợp thở sâu sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
- Thạch anh vàng rất có tác dụng đối với lý trí (Mental Body) trong cụm thần kinh Thái dương, giúp tăng cường trí nhớ, tư duy logic mạch lạc, chóng thuộc bài may mắn cho thi cử. Là học sinh nếu có điều kiện nên cầm trên tay trái một viên Thạch anh vàng khi học bài sẽ mau thuộc bài hơn.
- Học sinh khi đi thi nên mang theo người viên Thạch anh vàng khi trước đã giúp bạn học thuộc bài, nó sẽ là “Bùa may mắn” cho bạn, giúp bạn tự tin và may mắn trong thi cử.
- Những người do bộ não bị lão hoá hay quên, người già bị lú lẫn, nên cầm một viên Thạch anh vàng to hoặc nhỏ tuỳ theo, rồi đặt vào vùng ngực tâm niệm mỗi ngày, làm như thế sẽ cải thiện đáng kể tình trạng trên.
- Người Hồng Kông tin rằng đeo nhiều trang sức đá Thạch anh vàng sẽ đem đến cho con người những tài lộc may mắn, vì vậy những người đi cá cược đua ngựa, mua sổ số hoặc đến Macau cá cược, đua chó, đánh bạc sẽ được may mắn nhiều.
- Nhiều người muốn làm giàu nhanh, đã từng đặt viên Thạch anh vàng dưới lệnh mua cổ phiếu rồi chăm chú tâm niệm, với mong muốn cầu được ước thấy.
- Đặt miếng thạch anh vàng trên bàn làm việc, có tác dụng đối với những người làm công tác biên tập, nghiên cứu hay những công việc có tính chất tỷ mỷ như lập báo biểu kế toán, soạn thảo các điều luật, soạn thảo hợp đồng, xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp hay vẽ bản vẽ thiết kế công trình.
- Khi chơi bài đặt một viên Thạch anh vàng bên cạnh người, sẽ giúp cho bạn nhớ lâu, giỏi tính toán làm tăng khả năng thắng đối phương.
- Những bạn hay mơ mộng viển vông, tính tình kênh kiệu, nói năng khách sáo, hãy thường xuyên đeo trên người Thạch anh vàng. Làm như thế sẽ giúp bạn thực tế hơn, dễ hoà đồng hơn, gần gũi hơn với cuộc sống đời thường.
Bảo quản và làm sạch:
- Thạch anh vàng có độ cứng 7 trên thang Mohs. Nó vững bền và có thể đeo hàng ngày.
- Rửa thạch anh vàng với xà phòng: dùng bàn chải chà phía sau viên đá là nơi có thể dính chất dơ.
- Không nên để trang sức thạch anh vàng dưới nhiệt độ hay ánh sáng mặt trời trong thời gian lâu, đá quý thạch anh sẽ giảm giá trị.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét