Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

TRÁI LƯỜI ƯƠI

              BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

TRÁI LƯỜI ƯƠI


Còn gọi là đười ươi, bàng đại hải, đại hải tử, sam rang, dang rang si phlè, som vang, an nam tử, đại đồng quả, đại phát, tam bayang.
Tên khoa học Sterculia lychonophora Hnce.
Thuộc Trôm Sterculiaceae.
A. Mô tả cây
Lười ươi là một cây to, cao 30-40m, thân có thể cao 10-20m mà chưa phân nhánh, đường kính thanh 0.8-1m. Lá đơn, nguyên hay xẻ thùy, mặt trên màu lục, mặt dưới nâu hay ánh bạc, dàu 18-45m, rộng 18-24cm, cuống dài. Hoa nhỏ, không cuống, họp từng 3-5 thành chùy ở đầu cành. Mỗi hoa cho 1-2 quả đại, dạng lá,  hình trứng hay hình giống như đèn treo, do đó có tên lychophor, dài 12-16cm, rộng 4-5cm ở phần rộng nhất của phía dưới quả. Màu đỏ hay màu nhạt, mặt trong ánh bạc, với 4-5 đường gân nổi rõ. Một hại dài 2.5cm, rộng 14-16mm, dày 5-7mm. Thịt quả gồm 3 lớp: Lớp ngoài mỏng, lớp giữa dầy mẫm, gồm những tế bào họp thành chuỗi chứa chất nhầy, lớp trong nhẵn và màu trắng nhạt. Lá xuất hiện vào tháng 3-4 và rụng vào tháng 1, hoa xuất hiện vào tháng 3-4 trước khi lá phát triển. Quả xuất hiện vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 và mở ra trước khi hạt chín. Khi chín quả đại tách ra, hạt còn lại thường nhầm là quả, có hai cánh, thực tế chỉ là hai thùy dạng lá của quả đại
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Lười ươi chỉ mới thấy phân bố và được sử dụng khai thác ở miền nam nước ta tại những vùng Biên Hòa, Bà Rịa, Bình Định, Bình Thuận... Ngoài ra còn thấy ở Cămpuchia, Thái Lan, các đảo thuốc Malaixya
Vào tháng 4-5, người ta thu hoạch hạt, phơi hay sấy khô. Hạt hình trứng dài 2.5-3.5cm, rộng 1.2-2.5cm, màu nâu đỏ nhạt, trên mặt nhăn nheo, nổi trên nước, nhưng khi ngâm với nước thì sau một thời gian nở rất to, gấp 8-10 lần thể tích của hạt, thành một chất nhầy màu nâu nhạt, vị hơi chát, mát, do đó Châu Âu gọi là Hạt nở
Hạt được khai thác rất nhiều ở miền Nam để dùng tại chỗ và xuất khẩu.
C.Thành phần hoá học
Hạt lười ười gồm hai phần: Phần nhân chiếm khoảng 35% và phần vỏ chiếm khoảng 65%. Trong nhân có chất béo, tinh bột và chất đắng. Trong vỏ có khoảng 1% chất béo, 59% bassorin, chất nhầy và tamin.
Phần đường trong hạt gồm chủ yếu galactoza, pentoza và arabinoza.



D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ lười ươi có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy màu cam.
Hiện nay công dụng chủ yếu của vị thuốc này là mát và nhuận. Chỉ cần 4-5 hạt vào một lít nước là đủ có một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường vào mà uống trong trường hợp ho khan không đờm, cổ họng sưng đau, viêm đường tiết niệu ngày dùng 2-5 hạt, cho vào cốc nước nóng, chờ một lúc cho hạt nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt chia nhiều lần uồng trong ngày.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét