Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

SÁN LÁ GAN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH SÁN LÁ GAN

BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108



Bệnh sán lá gan

    Bệnh san la gan là căn bệnh hết sức nguy hiểm . Nguyên nhân do đâu mà có bệnh sán lá gan, sán lá gan xâm nhập vào cơ thể như thế nào ? Qúa trình phát triển của sán lá gan ra làm sao?


Bệnh sán lá gan là bệnh do những con sán chúng sống ký sinh ở trâu bò và đặc biệt là ở một số loại rau rong biển, hay là rau sống chúng ta ăn hàng ngày. Thông thường sán lá gan có hai loại, sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn, Vậy tôi xin nói về quá trình sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn xâm nhập vào cơ thể chúng ta và chúng phát triển ra làm sao:

Bệnh sán lá gan nhỏ :


Thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh mà có các biểu hiện khác nhau.
Khi đi xét nghiệm sán lá gan nhỏ người ta thấy được rằng  trứng sán  trong phân hoặc dịch tá tràng của bệnh nhân.
Nguyên nhân gay bệnh sán lá gan nhỏ  có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus
Như chúng ta đã biết bệnh sán lá gan nhỏ có chu kỳ và vòng đời sống rấ là dài do đó để phá vỡ được cái vòng đời của sán lá gan nhỏ rất là khó. Vì vậy cách tốt nhất để ngăn chặn sự lan truyển bệnh là phá vỡ ít nhất một khâu trong vòng đời sống của sán lá gan nhỏ.

vòng đời của sán lá gan nhỏ
vòng đời của sán lá gan nhỏ
Trứng sán lá gan nhỏ có trong đường mật, sau đó được bài xuất ra ngoài theo phân. Ở bên ngoài, trứng cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát triển và hình thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông di chuyển tự do trong nước, tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất để cư trú là các loài ốc. Trong ốc, ấu trùng lông phát triển thành những ấu trùng đuôi. Sau đó ấu trùng đuôi rời ốc và tìm đến các loài cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ hai) để cư trú. Tại đây, ấu trùng đuôi phát triển thành các nang ấu trùng nằm trong các thớ thịt của cá, đây là giai đoạn dễ gây nhiễm bệnh. Nếu ăn cá sống (gỏi cá) hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột, sau đó xâm nhập vào ống mật, trở thành sán lá gan nhỏ trưởng thành và gây bệnh. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi xuất hiện sán trưởng thành có khả năng gây bệnh khoảng từ 3 - 4 tuần.

Cách thức lây chuyền của bệnh sán lá gan nhỏ như sau :


Người hoặc động vật ăn phải ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.


Khi được phát hiện kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có đáp ứng tốt với các thuốc điều trị. Praziquantel là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ. Người bệnh mắc sán lá gan cần phải được theo dõi điều trị tại các cơ  sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng và cần giữ gìn vệ sinh trong quá trình ăn uống của bản thân.

Bệnh san la gan lớn:


Sán lá gan lớn ở Việt Nam do ấu trùng Fasciola gigantica phát triển thành. Fasciola gigantica là một loài giun dẹp thuộc lớp Trematoda. Những con sán lá gan này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ.

Khi đi xét nghiệm  người ta thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.
Sán lá gan lớn do ấu trùng Fasciola gigantica phát triển thành. Fasciola gigantica là một loài giun dẹp thuộc lớp Trematoda. Những con sán lá gan này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ.
Vòng đời và chu kỳ sống của bệnh sán lá gan lớn chứng ta có thể nhìn thấy ở hình dưới:

Vòng đời của sán lá gan lớn khá phức tạp. Đầu tiên ấu trùng trứng sán lá gan được thải ra ngoài theo đường phân trâu, bò... Khi gặp môi trường nước ấu trùng sẽ nở ra, xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt có tên khoa học là Limnea Truneatula. Sau đó ấu trùng này thoát ra ngoài chuyển thành trạng thái ấu trùng có tên khoa học là Fasciola gigantica. Chúng sẽ bám vào các cây rau (ví dụ rau ngổ, rau cải xoong, rau muống, rau cần,...) Những loại rau này nếu người ăn không rửa sạch, nấu chín thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn.

Ốc đồng ruộng nước ta có rất nhiều loài ốc nhỏ có tên gọi là : ốc mút, ốc đầm, ốc gạo, ốc ruộng. Tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán kí sinh ở chúng rất cao. Đập vỡ đỉnh vỏ một số loại ốc này, lấy nội tạng để soi dưới kính hiển vi, luôn gặp ấu trùng các loài sán lá lúc nhúc.


 Cách phòng chống bệnh sán lá gan lớn như sau:


Nhiễm SLGL liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Phương pháp phổ thông nhát để phòng chống bệnh sán lá gan lớn là : không nên ăn các loại rau mọc dưới nước, tránh uống nước lã. Nên đi khám bác sỹ ngay nếu pháp hiện mình có một số dấu hiệu biểu hiện của bệnh sán lá gan lớn.

Người nghi ngờ nhiễm SLGL phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chúng ta thấy bệnh sán lá gan là một căn bệnh nguy hiểm và nó được lây lan chủ yếu là qua đường ăn uống là chính, do chúng ta ăn uống không hợp vệ sinh, không chỉ do ăn uống mà còn do việc ở bẩn dễ làm môi trường cho các loại ấu trùng sán lá gan lây lan và tiến tới các loại thức ăn Vì thế cần đảm bảo vệ sinh ăn uống để phòng tránh mọi bệnh tật.

1 nhận xét:

  1. Tốt hơn hết cần nền phòng tránh là tốt nhất, nếu bị cần tìm địa chỉ khám bệnh uy tín


    Địa chỉ phòng khám bệnh gan uy tín ở Hà Nội

    Trả lờiXóa