Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

NGÀY CÚNG CÔ HỒN 23/5 ÂM LỊCH NĂM ẤT DẬU 1885

TRANG THÔNG TIN LIÊN LAC (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)


BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                   BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                            LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

MIẾU ÂM HỒN NƠI HÀNG NĂM VÀO NGAY 23/5/ÂM LỊCH  DÂN LÀNG THÔN THẾ VINH  XÃ PHÚ - MẬU HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ THƯỜNG TỔ CHỨC LỄ TẾ CÔ HỒN (mIẾU NGUYÊN TRẠNG CÁCH ĐÂY HÀNG TRĂM NĂM)


NGUỒN GỐC NGÀY CÚNG CÔ HỒN 23 THÁNG 5 TẠI CỐ ĐÔ HUẾ
 (23/5 ÂM LỊCH NĂM ẤT DẬU NHẰM NGÀY 05/7/1985)

      Ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Lễ cúng tế vừa có tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng của các đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường... Việc tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.
                     Trấn Bình Đài ( Đồn Mang Cá) nơi quân Pháp đồn trú và diễn ra trận đánh

      Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về. 

      Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới kém nên bị thua trận.
                                     Trường ĐH Sư Phạm xưa kia là Trung học Kiễu Mẫu. 
(Trước đây là tòa khâm sứ Trung Kỳ. Một trong hai nơi đóng quân của Pháp và diễn ra trận đánh.)

        Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.
       Cửa Đông Ba 1885 đã diễn ra sự kiện đau thương với hơn 1.500 người con Huế ngã xuống.

      Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc  trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.


                                       Hồ Tịnh Tâm nơi nhiều người bị ngã xuống khi tháo chạy.

         Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.


HỘI ĐỒNG TỘC TRƯỞNG HỌP BÀN PHƯƠNG ÁN TRÙNG TU MIẾU ÂM HỒN CHUẨN BỊ CHO LỄ TẾ 
NGÀY 23/5 ÂM LỊCH NĂM QUÝ TỴ (2013)


ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG TỘC TRƯỞNG ÔNG LÊ NGỌC DỰ GIÁM SÁT VIỆC TRÙNG TU

ÔNG LÊ NGỌC DỰ ĐẠI DIỆN LÊ NGỌC TỘC CHỈ ĐẠO TRÙNG TU

Chú Lê Ngọc Chức tham gia cùng tộc họ Lê Ngọc tộc trong việc trùng tu miếu cổ Âm hồn



THỂ HIỆN THƯ PHÁP

MIẾU ÂM HỒN THÔN THẾ VINH ĐÃ ĐƯỢC TRÙNG TU XONG VÀO NGÀY 11/6/2013 
(MỒNG 4 THÁNG 5 TẾT ĐOAN NGỌ NĂM QUÝ TỴ)
 MIẾU CÔ HỒN ĐÃ ĐÃ ĐƯỢC TỘC HỌ LÊ NGỌC TẠI THÔN THẾ VINH TRÙNG TU  ĐÃ HOÀN THÀNH VÀO NGÀY VÀO NGÀY 11/6/2013 NHẰM NGÀY MỒNG 4 THÁNG 5 ÂM LỊCH  NĂM QUÝ TỴ 2013 ĐỂ CHUẨN BỊ CHO NGÀY
 LỄ TẾ 23/5 ÂM LỊCH NĂM QUÝ TỴ 2013
SAU KHI HOÀN THÀNH VIỆC TRÙNG TU 
BÊN TRONG MIẾU SAU KHI HOÀN THÀNH VIỆC TRÙNG TU




TỔNG THỂ THẾ VINH TỰ TẠI THÔN THẾ VINH 

CỔNG THẾ VINH TỰ NHÌN NGHIÊNG
CHÍNH DIỆN THẾ VINH TỰ
CHÚ ĐIỆU THẾ VINH TỰ


THẦY THÍCH TRUNG TUỆ TRỤ TRÌ TẠI THẾ VINH TỰ

CÁC ĐIỆU ĐANG QUÉT DỌN SÂN CHÙA


SÂN CHÙA VÀ CÂY CẢNH TẠI THẾ VINH TỰ


2 nhận xét:

  1. Trung tu Mieu co hon tai que huong
    la mot viec lam bao dap cong on to tien,
    va la nghia cu nhan van
    Hoan nghenh su dong gop nho be cua anh
    Le Ngoc Tam trong cong dong
    tai que huong

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. toi cung la mot nguoi con lang the vinh o xa que.toi thay rat mung

      Xóa