Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

CHS BỒ ĐỀ KÍNH BÁO TIN BUỒN

TRANG THÔNG TIN LIÊN LAC (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)


BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
              BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                            LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                      ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

              BAN LIÊN LẠC CHS BỒ ĐỀ ĐN (NK 67 - 74)
Bạn HUỲNH LÝ (người thứ 2 từ trái qua áo soc gắn bút máy)
                   TRÂN TRỌNG KÍNH BÁO TIN BUỒN
            Bạn HUỲNH LÝ (ảnh trên mặc áo sọc có gắn bút máy) là chs Trung học Bồ Đề Đà Nẵng (NK 1967 - 1974) qua một thời gian dài chống cọi với căn bện nan y mặc đầu đã được các Y - Bác sĩ BV C Đà Nẵng tận tình cứu chửa và chăm sóc.. Nhưng vẫn không vượt qua được và Bạn đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 13h00 ngày 28 tháng 6 năm 2013 ( Nhằm ngày 21 tháng 3 Âm lịch năm Quý Tỵ ).
                                                      VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC KÍNH BÁO

                HÌNH ẢNH CÁC BẠN CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 1967 - 1974 
                                         ĐẾN VIẾNG HƯƠNG LINH BẠN HUỲNH LÝ








Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

NGÀY CÚNG CÔ HỒN 23/5 ÂM LỊCH NĂM ẤT DẬU 1885

TRANG THÔNG TIN LIÊN LAC (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)


BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                   BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                            LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

MIẾU ÂM HỒN NƠI HÀNG NĂM VÀO NGAY 23/5/ÂM LỊCH  DÂN LÀNG THÔN THẾ VINH  XÃ PHÚ - MẬU HUYỆN PHÚ VANG - THỪA THIÊN HUẾ THƯỜNG TỔ CHỨC LỄ TẾ CÔ HỒN (mIẾU NGUYÊN TRẠNG CÁCH ĐÂY HÀNG TRĂM NĂM)


NGUỒN GỐC NGÀY CÚNG CÔ HỒN 23 THÁNG 5 TẠI CỐ ĐÔ HUẾ
 (23/5 ÂM LỊCH NĂM ẤT DẬU NHẰM NGÀY 05/7/1985)

      Ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Lễ cúng tế vừa có tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng của các đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường... Việc tổ chức cúng âm hồn trọng thể như vậy liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.
                     Trấn Bình Đài ( Đồn Mang Cá) nơi quân Pháp đồn trú và diễn ra trận đánh

      Năm 1884, Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Huế, trái tim của đất nước, trong cơn nguy biến mà mọi người dân Việt Nam đang lâm vòng nô lệ nhìn về. 

      Tối 22 qua rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu tức là đêm mồng 4 rạng ngày mồng 5 tháng 7 năm 1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá, sào huyệt giặc bên sông Hương. Quân ta chiến đấu rất gan dạ. Tôn Thất Thuyết bố trí cuộc tấn công rất chu đáo nhưng vũ khí giới kém nên bị thua trận.
                                     Trường ĐH Sư Phạm xưa kia là Trung học Kiễu Mẫu. 
(Trước đây là tòa khâm sứ Trung Kỳ. Một trong hai nơi đóng quân của Pháp và diễn ra trận đánh.)

        Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.
       Cửa Đông Ba 1885 đã diễn ra sự kiện đau thương với hơn 1.500 người con Huế ngã xuống.

      Ngày 23 tháng 5 âm lịch (05.7.1885) từ đó về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc  trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.


                                       Hồ Tịnh Tâm nơi nhiều người bị ngã xuống khi tháo chạy.

         Ngày chính cử hành nghi lễ là ngày 23 tháng 5 ÂL. Nhưng đối với các tư gia thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ 23 đến 30 tháng 5. Người ta thường dựng rạp hoặc bày bàn cúng ngoài trời. Lễ cúng ít nhiều tùy gia đình nhưng tối thiểu phải có chè, cháo, gạo, muối, hoa quả, nhang, trầm, trà, giấy tiền vàng bạc, hột nổ, áo binh, giấy ngũ sắc, cau trầu, rượu. Ðặc biệt, trong lễ cúng 23 tháng 5 này, từ gia đình cho đến tập thể phải nhớ có một bình nước lớn và một đống lửa đốt bên cạnh bàn thờ cúng. Người ta tin rằng các âm hồn sẽ đến uống nước và sưởi ấm bên đống lửa, vì nhiều người trong biến cố đã chết khát, chết lạnh lẽo dưới ao, hồ, sông, suối trong rạng ngày 23 tháng 5.


HỘI ĐỒNG TỘC TRƯỞNG HỌP BÀN PHƯƠNG ÁN TRÙNG TU MIẾU ÂM HỒN CHUẨN BỊ CHO LỄ TẾ 
NGÀY 23/5 ÂM LỊCH NĂM QUÝ TỴ (2013)


ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG TỘC TRƯỞNG ÔNG LÊ NGỌC DỰ GIÁM SÁT VIỆC TRÙNG TU

ÔNG LÊ NGỌC DỰ ĐẠI DIỆN LÊ NGỌC TỘC CHỈ ĐẠO TRÙNG TU

Chú Lê Ngọc Chức tham gia cùng tộc họ Lê Ngọc tộc trong việc trùng tu miếu cổ Âm hồn



THỂ HIỆN THƯ PHÁP

MIẾU ÂM HỒN THÔN THẾ VINH ĐÃ ĐƯỢC TRÙNG TU XONG VÀO NGÀY 11/6/2013 
(MỒNG 4 THÁNG 5 TẾT ĐOAN NGỌ NĂM QUÝ TỴ)
 MIẾU CÔ HỒN ĐÃ ĐÃ ĐƯỢC TỘC HỌ LÊ NGỌC TẠI THÔN THẾ VINH TRÙNG TU  ĐÃ HOÀN THÀNH VÀO NGÀY VÀO NGÀY 11/6/2013 NHẰM NGÀY MỒNG 4 THÁNG 5 ÂM LỊCH  NĂM QUÝ TỴ 2013 ĐỂ CHUẨN BỊ CHO NGÀY
 LỄ TẾ 23/5 ÂM LỊCH NĂM QUÝ TỴ 2013
SAU KHI HOÀN THÀNH VIỆC TRÙNG TU 
BÊN TRONG MIẾU SAU KHI HOÀN THÀNH VIỆC TRÙNG TU




TỔNG THỂ THẾ VINH TỰ TẠI THÔN THẾ VINH 

CỔNG THẾ VINH TỰ NHÌN NGHIÊNG
CHÍNH DIỆN THẾ VINH TỰ
CHÚ ĐIỆU THẾ VINH TỰ


THẦY THÍCH TRUNG TUỆ TRỤ TRÌ TẠI THẾ VINH TỰ

CÁC ĐIỆU ĐANG QUÉT DỌN SÂN CHÙA


SÂN CHÙA VÀ CÂY CẢNH TẠI THẾ VINH TỰ


Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Ý NGHĨA TẾT ĐOAN NGỌ


TRANG THÔNG TIN LIÊN LAC (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)

BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                   BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                            LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

cÂY LỘC VỪNG HAY CÒN GỌI LÀ CÂY MƯNG CỦA TÔI


Tết đoan ngọ diễn ra vào ngày nào

Sắp tới ngày tết Đoan Ngọ rồi nên mình sưu tầm bài viết về tết Đoan Ngọ để mọi người cùng tìm hiểu nhé 
Tết Đoan Ngọ còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau là một trong những ngày Tết truyền thống tại Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ, ngày của sự tri ân
Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng Năm là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên do đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên). Đặc biệt, đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.
Ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua, chát để cho bệnh tật tiêu trừ, trùng độc, sâu bọ sẽ chết…
Nếu như mồng 7 tháng Giêng là ngày tế mẫu với câu ca:
“Mồng Bảy trong tiết tháng Giêng
Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời
Anh em Bách Việt ta ơi
Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường
Ấy ngày hội tế Mẫu Vương
Người sinh nòi giống Nam phương đó mà”
thì cứ đến gần ngày mồng 5 tháng 5 dân gian lại nhắc nhau bằng câu ca dao:
“Tháng Năm nhớ Tết Đoan Dương
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Tết Đoan Ngọ còn là ngày lễ thể hiện tính nhân văn giữa người với người, sự biết ơn của con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo nên có tục học trò đi tết thày, con rể đi tết bố mẹ vợ… Trong dân gian có câu ca dao rằng:
“Mồng 5 ngày Tết không đáo đến cửa nhà thờ
Còn hiếu trung chi nữa mà chờ rể, con”.
Dân gian còn cho rằng vào ngày này, các loài rắn đều lẩn trốn đi hết nên mới có câu thành ngữ “len lét như rắn mồng 5”.
Vì sao Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết giết sâu bọ?
Với người Việt, Tết Đoan Ngọ là thời điểm giữa năm, thời tiết chuyển mùa nên dễ sinh bệnh dịch, do đó có các nghi thức trừ tà, tránh bệnh như tắm nước lá mùi, treo cây ngải cứu trừ ma quỷ, đeo "bùa tui bùa túi", nhuộm móng tay, móng chân rồi uống các nước giải độc (nấu từ lá ích mẫu, vối, cối xay, gừng…), uống rượu xương bồ, ăn rượu nếp và các loại quả có vị chua, chát để cho bệnh tật tiêu trừ, trùng độc, sâu bọ sẽ chết… Cho nên tết này còn gọi là Tết giết sâu bọ, là một nghi thức nhằm cân bằng âm dương.
Một số nghi thức trong Tết Đoan Ngọ của người Việt cũng mang dấu ấn của văn hóa nông nghiệp, có thể thấy qua một số tục lệ như tục khảo cây lấy quả được tiến hành đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa). Một người leo lên cây, một người đứng dưới gốc cầm dao tra hỏi tại sao cây ra ít quả (hoặc không ra quả), nếu cứ như vậy sẽ bị chặt hạ. Người trên cây giả giọng van xin, hứa trong mùa tới sẽ ra thật nhiều quả. Sau đó người ở dưới hỏi số lượng quả mà cây sẽ sinh trưởng, người phía trên đại diện cho cây trả lời nhiều hay ít tùy theo loại cây và ước vọng của người trồng…
Đoan Ngọ là tết Ta hay Trung Quốc?
Cho đến nay nhiều người vẫn nhầm lẫn Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất phát từ việc tưởng nhớ đến cái chết của Khuất Nguyên - một vị quan của nước Sở cách đây hơn 2.000 năm. Chính vì thế mà nhà thơ trào phúng Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ) từng viết rằng: “Cái cụ Khuất bên Tàu/ Chết từ hồi tam tổ/ Có quan hệ gì ta/ Mà sao phải ăn giỗ/ Mồng 5 khỏe ăn càn/ Mồng 6 ốm nhăn nhó/ Có lỡ chết bỏ đời/ Thì lại cho tại số”.
Ngay người Trung Quốc đến nay vẫn chưa thống nhất trong việc giải thích nguồn gốc của ngày tết này, có người cho rằng một số lễ tết của Trung Quốc như mồng 2/2 âm lịch (Lễ Đầu Rồng), mồng 5/5 (Tết Đoan Ngọ)… liên quan đến sự sùng bái thiên văn thời nguyên thủy. Cụ thể là chòm sao Thương long, vào ngày hạ chí mọc ở chính nam (thuộc dương vị) nên có tục tế Thương long, đây là phát khởi của Tết Đoan Ngọ.
Theo sách Các ngày lễ tết và sự bắt nguồn của các ngày lễ tết ở Trung Quốc cho biết, trước thời Tần, Hán thì ngày Tết Đoan Ngọ không cố định vào ngày mồng 5/5 mà vào ngày hạ chí, ngày dương khí cực thịnh nên còn được gọi là Tết Đoan Dương…
Thực ra Tết Đoan Ngọ có từ trước khi xảy ra câu chuyện của Khuất Nguyên, và xuất phát từ văn hóa của cộng đồng người Bách Việt cổ mà người Lạc Việt, tổ tiên của chúng ta là một bộ phận cấu thành của cộng đồng đó.
Chúng ta có thể thấy được điều này từ chính tên gọi của Tết Đoan Ngọ. “Đoan” nghĩa là “nhất”, “Ngọ” được hiểu giữa trưa vì thế Tết Đoan Ngọ thường được cử hành vào giữa trưa. Nếu theo thuyết âm dương ngũ hành thì nước ta nằm ở phương Nam, vùng đất nóng nên “Ngọ” được xếp vào quẻ Ly, thuộc hành Hỏa và trong một ngày thì dương khí cao nhất là giờ Ngọ (thời điểm giữa ngày); trong một tháng, dương khí cao nhất vào những ngày Ngọ, nhất là ngày Ngọ thượng tuần (đầu tháng).
Trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ (tháng giữa năm, tức tháng 5). Như vậy, dương khí đạt cực điểm vào giờ Ngọ của ngày Ngọ đầu tiên trong tháng Ngọ, đây chính là thời điểm giữa năm vì thế trong dân gian nó còn được gọi là Tết giữa năm.
Điều thú vị là nếu xét theo âm lịch mà Việt Nam, Trung Quốc… vẫn đang sử dụng như hiện nay thì giữa năm phải là một ngày của tháng 6 âm lịch chứ không thể ngày là ngày mồng 5 tháng 5 được. Vì vậy nguồn gốc của ngày giữa năm mồng 5 tháng Năm chính là theo một loại lịch cổ của người Bách Việt được xây dựng trên cơ sở văn hóa nông nghiệp.
Điều này hiện vẫn để lại một số dấu tích như qua cách gọi tên tháng (Một, Chạp, Giêng, Hai…), hay những từ chỉ ngày đầu tháng là “mồng” (mồng một, mồng hai…), ngày giữa tháng là “rằm” (gần âm với ngôn ngữ một số dân tộc như “ranam” (tiếng Chăm), “sạc klam” (Khmer), “Klam” (Bana)… đều chỉ ngày có đêm trăng sáng nhất).
Lịch cổ của người Bách Việt còn thể hiện qua cách gọi bằng hệ đếm can chi. Trái với những suy nghĩ quen thuộc cho rằng hệ can chi có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó lại có nguồn gốc từ phương nam nông nghiệp. Tên gọi các con vật (hệ chi) trong tiếng Hán chỉ là từ phiên âm của những từ trong nền văn hóa phương Nam.
Ví dụ trong tiếng Chứt, tiếng Mường (những ngôn ngữ gần với tiếng Việt nhất) “sửu” được gọi là “klưu”, “tlưu”… Nếu một ngày được bắt đầu từ giờ Tý (từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng) là thời điểm lạnh nhất và đến giờ Ngọ (giữa ngày) là thời điểm nóng nhất thì theo lịch cổ của người Bách Việt một năm bắt đầu từ tháng Tý (tháng lạnh nhất) và đến giữa năm là tháng Ngọ (tháng nóng nhất). Nóng là thuộc về dương nên Tết Đoan Ngọ được gọi là Đoan Dương (tết cực nóng).
Tháng Tý được nhắc đến ở trên là ứng vào tháng 11 theo âm lịch mà chúng ta hiện nay đang sử dụng. Nhưng nếu theo cách tính loại lịch của người Bách Việt thì tháng này gọi là tháng Một, tháng 12 âm lịch gọi là tháng Chạp, tháng 1 âm lịch gọi là tháng Giêng… Cách gọi này của người Việt cổ vẫn còn được sử dụng trong dân gian và theo cách tính của loại lịch này thì ngày Tết Đoan Ngọ mồng 5/5 mới đúng là ngày giữa năm, ngày nóng nhất trong năm.
Nếu theo cách tính của âm lịch mà chúng ta và một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… đang dùng hiện nay thì tháng đầu năm là tháng Dần (tháng 1 âm lịch). Như vậy đến giữa năm phải là tháng Mùi (tháng 6 âm lịch) chứ không phải là tháng Ngọ như lịch của người Bách Việt. Do đó nói Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ văn minh Bách Việt mới chính xác.
Cách tính năm theo lịch cổ của người Bách Việt còn lưu lại dấu vết ít nhiều cho đến thời kỳ sau này. Ví dụ theo sách Đại Nam nhất thống chí thì đến đầu thế kỷ XIX người dân ở Bất Bạt (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội), Mỹ Lương (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội) “hàng năm lấy tháng 11 làm tháng đầu năm, hằng tháng lấy ngày mồng 2 làm ngày đầu tháng, gọi là tháng lui, ngày tiến”.
Một số dân tộc ít người cũng theo cách tích lịch cổ xưa, như theo lịch của đồng bào Khơ Mú, năm mới bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, sớm hơn năm mới của người Việt 2 tháng… Đó chính là những dấu vết còn lại của hệ thống lịch của cộng đồng người Bách Việt.
Có theo cách tính này thì mới có thể thấy rõ được nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, Tết giữa năm, Tết nóng nhất…



Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

PHÁT TÂM HƯỚNG NGUYỆN SỬA MIẾU ÂM HỒN

TRANG THÔNG TIN LIÊN LAC (CHS BỒ ĐỀ NK 67 - 74)

BLOG CỰU HỌC SINH TRUNG HỌC BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM 
                   BLOG: CHSBODELENGOCTAM - EMAIL: LENGOCTAM138@GMAIL.COM 
                            LIÊN HỆ : LÊ NGỌC TÂM, 138 ĐỐNG ĐA, Q. HẢI CHÂU TP ĐÀ NẴNG
                                ĐT: 0914.000.909 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

Lê Ngọc Tâm chụp hình với chú Lê Văn Lập 
trong ngày đón bằng công nhận di tích lịch sử Đền thờ Ngài Đặng Tất tại Thôn Thế Vinh

MIẾU ÂM HỒN QUÊ TÔI ĐÃ QUA 400 NĂM

HIỆN NAY MIẾU ĐÃ XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG

          Đã qua 400 năm qua nhiều thời kỳ ngôi Miếu Âm hồn của quê hương tôi hiện nay đã xuống cấp trầm trọng. Qua thảo luận, bàn bạc với các Tộc trưởng trong HỘI ĐỘNG BỘ TỘC tại Thôn Thế Vinh nhân ngày rằm tháng tư (Lễ Phật đản), được sự thống nhất và đồng thuận của Hội đồng tộc trưởng của Thôn Thế Vinh và Thầy Thích Trung Tuệ.
         Hôm nay ngày Mồng 2 tháng 5 Âm lịch năm Quý Tỵ gia đình chúng tôi đồng thống nhất tu sửa lại ngôi Miếu để chuẩn bị cho dịp lễ Tế Âm Hồn vào ngày 23 tháng 5 hàng năm.  
         Qua thảo luận và bàn bạc với các Anh chị Em thân Tộc LÊ NGOC TỘC tại Thôn Thế Vinh để chung tay giúp sức. Hôm nay đã qua 2 ngày chung tay chỉnh sửa theo yêu cầu, mọi việc cũng đã hoàn tất viên mãn.
         Đại diện cho Tử Tôn LÊ NGỌC TỘC. Tôi xin chân thành cám ơn sự đồng thuận của quý vị Tộc trưởng trong Hội đồng tộc họ tại Thôn Thế Vinh Xã Phú Mậu Huyện Phú Vang Tĩnh Thừa Thiên Huế, Thầy Thích Trung Tuệ, Bà con thân tộc cùng tất cả Anh chị Em đã chung tay góp sức. 
         Kính Chúc tất cả Quý vị lời chúc Sức khỏe - An lành - Đoàn kết để xây dựng Tộc họ LÊ NGỌC TỘC này càng phát triễn và Thịnh vượng. TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO

Bà con trong Thôn Thế Vinh đang bàn bạc về việc trùng tu lại Miếu Âm hồn

Thầy Thích Trung Tuệ trụ trì tại Thôn Thế Vinh

Chú Lê Văn Lập tham khảo phát đồ trùng tu Miếu Âm hồn

Chú Lê Ngọc Dự đã khóc khi thấy con cháu Lê Ngọc Tộc phát tâm trùng tu Miếu

Chú Lê Ngọc Dự đã khóc vì cảm nhận tâm nguyện của con cháu trong tộc họ Lê Ngọc Tộc




Thầy Thích Trung Tuệ cũng tham gia cùng bà con trong tộc