Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

THAM SÂN SI ( 3 con rắn độc cần loiaj bỏ)


 Blog Cựu học sinh Bồ Đề Đà Nẵng (chsbodelengoctam)
ĐT: Lê Ngọc Tâm 0914.000909 - 0919.956515 Smail: lengoctam 138@gmail,com.
ĐT: Nguyễn Thị B Hoa Trưởng ban liên lạc cựu học sinh Bồ Đề Đà Nẵng 0905.898075
Trái qua: Thầy Võ Khắc Giai, Thầy Huỳnh Kim Ngọc, Thầy Nguyễn Lương Tuấn,  Trò Nguyễn Quang Minh,
Trần Thị Chờ, Nguyễn Văn Thảo (Đen)

Tham Sân Si (3 con rắn độc)

Ngọc Tâm TK - Nguồn từ Như Phương
Vấn vương chi một chữ tham 
Tham tình tham nghĩa tham lam mọi điều 
Vướng si còn khổ hơn nhiều 
Si mê chẳng biết những điều thiệt hơn 
Sân là ngọn lửa óan hờn 
Cả rừng công đức cũng tuôn theo giòng 
Lòng thường tự nhủ lấy lòng 
Ráng từ bỏ thói THAM cùng SÂN,SI .

1. Tham: ưa muốn, ham mê, đắm say, thích thú, cố giữ, keo kiết, ưng được thỏa mãn, mong được khoái lạc, danh vọng,...
2. Sân: chán ghét, giận dữ, thù hận, nóng nảy, chống trả,...
3. Si: ngu dốt, đần độn, lầm lạc, thành kiến, giáo điều, cuồng tín, mê tín,...
là những nguyên nhân gây ra bất hạnh, phiền não và ưu tư cho con người.
Theo đạo Phật, ba thứ độc nầy không phải do thần linh tạo ra, do định mệnh an bài, hay có ra một cách may rủi. Vì tất cả mọi phản ứng tâm lý (tâm sở) đều do nhân duyên, ở đây có nghĩa là do tâm lý và cảnh vật xúc tác với nhau mà phát sinh ra. Có thể nói tham sân si là sản phẩm của tâm lý chủ quan xấu xa và đối tượng khác quan ô nhiễm. Ba pháp nầy được duy trì và phát triển liên tục theo giòng sống của chúng sanh trong hiện tại cũng như trong quá khứ và nếu không được diệt trừ thì chúng vẫn tồn tại và phát triển trong tương lai: phút sau cùng như các đời sau của mỗi chúng sanh. Chúng hiện hữu và phát triển nơi những con người không giác ngộ giải thoát qua hành động xấu ác của thân (như giết hại, trộm cướp, tà hạnh) trong lời nói xấu ác của miệng (như nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói thô ác) trong tư tưởng xấu ác của ý (tham muốn, tàn bạo, hiểu sai).
Chúng có thể được tìm thấy một cách dễ dàng nơi hành động, ngôn ngữ, và ý nghĩ của bản thân cũng như của kẻ khác. Kinh nghiệm cho ta biết bất cứ ở đâu hay lúc nào, nếu tham sân si có mặt và ngự trị thì cuộc sống riêng hay chung đều trở nên xấu xa đau khổ. Điều cần lưu ý là không nên xem tham sân si như là những gì trừu tượng, chỉ hiện hữu trong tâm lý con người mà phải tìm thấy sự hiện hữu cụ thể của chúng qua những hành động chiếm đoạt, bóc lột, tàn bạo, giết hại, qua những tư tưởng tối tăm, lầm lạc trong mọi sinh hoạt cá nhân và tập thể.
Tham sân si là sản phẩm của con người và xã hội, và chính chúng là nguyên nhân làm hư hại cuộc sống an lành của loài người giống như bông tre nở từ cây tre và là biểu tượng suy tàn của cây tre; nghĩa là khi tre trổ bông là lúc tre tàn lụi.
Trong khi dạy cho con người biết tham sân si là nguyên nhân của cuộc sống đau khổ, cần phải tiêu diệt, Phật cũng nói cho chúng ta còn có ba pháp vô tham, vô sân, vô si là những yếu tố tâm lý cần nên phát triển để xây dựng cuộc sống an lành.
Muốn phát triển ba pháp thiện này chúng ta phải tu dưỡng theo chánh đạo .gồm Giới Định Huệ.


Tham sân si là tâm ác của người.

Chúng hại người như bông tre (hại tre).
Đố các bạn 3 bạn nào ở trên hình này (của lớp Pháp văn)


KHÁNH LY VÀ NỖI NHỚ QUÊ HƯƠNG

CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG NIÊN KHÓA 1967 - 1974
Blog: chsbodelengoctam - Smail: lengoctam138@gmail.com
ĐT liên lạc: 0914.000909 - 0919.956515
Các bạn đi tham quan Hội An Trái qua đứng: Lưu văn Linh, Bích Ngọc, Ngọc Lan, Thị Hạnh, Trần Thị Chờ, Bạn Thanh Sài Gòn ra  họp lớp, Hà Hiếu, Nguyễn Văn Mai . Nằm Đặng văn Thuyên, Thu Thủy, Nguyễn Thị Chua, Nguyễn Quang Minh

Nỗi Buồn Nhớ Quê Hương    ( Ca sĩ  Khánh Ly)
    
    Tôi là gái Bắc, lớn lên ở Sài Gòn, nhưng lạ lùng làm sao, tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn nhiều lắm. Mà chỉ xót xa đến Huế. Huế nghèo. Thành phố chỉ có vài con đường chính. Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ lòng lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, đẹp, nên thơ bời những nghệ sĩ khi viết về quê hương của mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình đã được sinh ra. Âu cũng không phải là điều làm cho ta ngạc nhiên.
     Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì nếu như vậy thì tôi phải yêu Hà Nội nhiều hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn nhiều hơn, phải yêu Đà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu, thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn, tôi năn nỉ "mi" "noái" cho tau nghe chút cho đỡ "dớ". Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép nhẹ nhàng. Có một cái gì thật mong manh, như tơ, như sương, khói, như một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng họ không phải là sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng đủ làm tan biến đi tất cả. Mười ba năm qua, chỉ xin nói cho nghe vài câu cho đỡ nhớ "nhà". Như thế là yêu đấy, nhiều mới khổ chứ. Dù tôi chỉ biết Huế sau Tết Mậu Thân và không quá 10 lần ghé Huế. Nhưng tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến, những điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn viết về "Huế của riêng tôi", và như vậy cũng có nnghĩa là mở ra cánh cửa của kỷ niệm, của những huân hoan đau đớn, những ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh, đeo đuổi tôi trong suốt 13 năm qua . Mười ba năm trước đã không thành, không nói. Thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi vì dù có thêm 100 năm nữa "Hai mái đầu xanh giờ đã bạc" cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng nữa, thì cũng là kiếp sau. Nhưng "Tình tưởng đã yên mà tâm còn động vọng". Thì ra 13 năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Không muốn thoát ra. Còn cố gắng bao che, tự lừa dối mình. Chỉ là một cơn mộng. Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn xanh với lời dặn xưa "Qua đèo Hải Vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em".
     Mộng đã tàn. Tôi đã tỉnh với đau đớn. Thì thầm một mình "khóc đi chứ". Còn khóc được là biết mình còn sống, còn khóc được là biết Huế còn đó trong trái tim, trong tận cùng đáy sâu thống khổ, khốn cùng của một kiếp người mà hạnh phúc cùng đồng nghĩa với bất hạnh.
     Tôi vốn là một đa trẻ mồ côi cha. Cha tôi chết trong trại Đầm Đùn (*) sau 4 năm giam hãm. Học hành dở dang, vài năm trường tây, vài năm trường ta. Trường học chẳng dạy tôi điều gì. Gia đình chẳng dạy tôi điều gì. Nên tôi tự dạy tôi ra đời năm 16 tuổi. Đi hát nhưng không bao giờ nghĩ mình lại trở thành ca sĩ. Hát vì thích hát. Điều này tôi hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi ông bố có nhiều nghệ sĩ tính nhưng lại đi theo kháng chiến và chết đau thương trong lao tù. Không có tình thương của cha, không hợp tính với mẹ. Ngoài ý thích được hát, tôi không biết mình phải làm gì. Đời sẽ cho tôi những gì và tôi sẽ có được những gì. Tôi quờ quạng sống lang thang giữa đám bạn bè tốt bụng, nay đứa này cho bịch gạo, mai đứa kia cho nửa chai nước mắm. Nghèo mà vui tôi không buồn vì nỗi bị gia đình hắt hủi, từ bỏ. Tôi như một thằng con trai, giữa đám bạn trai. Tuy không có cái cảnh vườn đào kết nghĩa nhưng cho đến giờ đây, gần 30 năm qua, có đứa đã ra đi mãi mãi, có đứa nửa điên nửa dại, có đứa nhà cao cửa rộng, vợ con đề huề. Thỉnh thoảng gặp lại, tưởng như 30 năm chỉ là một ngày. Cũng tưởng đời sẽ lêu bêu mãi cho đến ngày cuối, nhưng nếu định mệnh là điều có thật, thì điều đó đã đến với tôi một đêm mưa tại Đà Lạt.
     Dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng tròn, gọng đồi mồi, cặp mắt bồ câu, vầng trán rộng, sống mũi thẳng, nụ cười đẹp, tươi với chiếc răng khểnh, người con trai đó nói với tôi bằng giọng Huế. Dân Đà Lạt, đa số nói tiếng Huế tuy hơi lai, nhưng Sơn là "Huế chay". Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Cô bé lọ lem lột xác. Lột xác để từ một đoạn trường này bước sang một đoạn trường khác.
     Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì ... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm. Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao?
      Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn...Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi.". Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên nhựng sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau.
      Hai mươi năm qua, tôi sống như lời Sơn nói, như điều Sơn muốn. Còn có ai thấy được hay không, điều đó không cần thiết. Chỉ cần Sơn không thất vọng - điều đó đủ rồi. Những ngày tháng ở Huế, gần Sơn và gia đình. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi. Sáng Đông Ba, chiều Vỹ Dạ, tối họp nhau ở Cercle hoặc nhà anh chị Lễ, đàn hát ngâm thơ. Sơn yêu thơ Nguyễn Bính, bắt tôi ngâm đi ngâm lại bốn câu: "Mà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm xuống ngắn mà trời cứ mưa. ở đây tôi sống như thừa. Có đêm men rượu tạm vừa lòng nhau." Có bao giờ Sơn hiểu rằng, dù rượu có hết mà sầu vẫn không vơi. Sơn ơi, Huế ơi, "Nỗi sầu như tóc bạc, cứ cắt lại dài ra"...






Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

NHÂN CÁCH LÀ PHẨM CHÂT CỦA CON NGƯỜI


      CHS BỒ ĐỀ LÊ NGỌC TÂM  (NK 1967 -1974)
            DĐ: 0914.00909 - 0919.956515 .
  



         Blog: chsbodelengoctam - Email : lengoctam138@gmail.com










Phải qua: Võ Mẫn -0903.504425, Lê Văn Trị - 0913.503950. Nguyễn Roan - Vợ chồng Liên
    
NHÂN CÁCH – PHẨM CHẤT CỦA CON NGƯỜI   Nguồn Trần Thượng Tuấn



Nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình, kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống, đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.
Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.
Những khiếm khuyết về nhân cách của con người có thể che giấu nhất thời đối với một số người nào đó, nhưng không thể che giấu suốt đời. Quan chức có thể che giấu những khiếm khuyết nhân cách của mình đối với cấp trên quan liêu, thích xu nịnh, nhưng không dễ gì che giấu đối với quần chúng.
Không thể nhìn bề ngoài để đánh giá nhân cách con người. Nhân cách là phẩm chất bên trong, vô hình, nhưng được thể hiện qua tính chính trực và các kỹ năng sống của con người. Người có nhân cách tốt dễ thu nhận được cảm tình, lòng tin, sự tôn trọng và hợp tác của người khác, vì vậy họ có nhiều bạn đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại, người thiếu nhân cách là con người thiếu những kỹ năng sống thiết yếu, dẽ gặp thất bại.
Rèn luyện kỹ năng sống chính là rèn luyện nhân cách để hướng tới một tương lai tốt dẹp.

Trái qua: Bích Ngọc - 0913.488564, Thanh Vân -, Thị Hương - 0982.595097, Thu Thủy - 0982.201413,
Nguyễn Thị Chua - 0956.459264, Tôn Nữ Thị Diệp - 0121.5724538 
                                                                             

Comments

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

BÍ QUYẾT ĐỂ CUỘC SỐNG ĐƯỢC THANH THẢN HƠN


CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG NIÊN KHÓA 1967 - 1974
Trái qua Nguyễn Văn Ất, Đoàn Tính, Lê Ngọc Tâm, Trần Ngọc Anh
5 BÍ QUYẾT ĐỂ CUỘC SỐNG THANH THẢN  (Ngọc Tâm)
Cuộc sống luôn có những điều làm phiền chúng ta bất cứ lúc nào. Càng “để ý” đến chúng càng khó xử và thêm bực mình.
Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối.
Ngọn nến to hay nhỏ không thành vấn đề, quan trọng là chúng ta có nỗ lực hay không. Chúng ta không thể thoát gian khổ và nghịch cảnh, nhưng chúng ta có thể giữ lòng thanh thản trước mọi bất trắc. Đây là vài “mẹo” để khả dĩ sống thanh thản:
1. Tự vấn lương tâm. Khi giận ghét người khác, bạn sẽ bất an và có thể hành động sai. Tuy nhiên, khi bị ai ghét thì lòng bạn cũng khó thanh thản. Vậy bạn hãy tự vấn lương tâm xem có làm ai mếch lòng hay không, nếu cần thì đừng tiếc một lời xin lỗi. Sự bình an tâm hồn cần thiết nhất cho cuộc sống. Có thể nghèo khổ, nhưng lòng phải thanh thản.
2. Tĩnh lặng. Mỗi ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ, bạn nên dành 10 - 15 phút để tập trung, giúp lắng đọng tâm hồn. Cố gắng loại bỏ mọi phiền toái và lo lắng để giữ cõi lòng bình an, nhờ vậy mà bạn có thể ngủ ngon. Thể lý khỏe thì tâm hồn mới có thể thoải mái để vui sống.
3. Tự thân vận động. Một danh ngôn xác nhận: “Hãy tự giúp mình rồi trời sẽ giúp”. Ai cũng biết vận động không chỉ tốt cho cơ thể (khỏe mạnh, ngừa bệnh và trị bệnh) mà còn tốt cho tinh thần: Một tinh thần sáng suốt trong một cơ thể khỏe mạnh, nhưng lại không được người ta kiên trì vận động.
Thuốc chỉ là liệu pháp khi bất đắc dĩ, không thể bằng liệu pháp tự nhiên (vận động và ăn uống lành mạnh). Không nên thức khuya, nhưng nên dậy sớm. Rồi tập thể dục, hít thở không khí trong lành, bấm huyệt, vận động để máu lưu thông tốt, tránh rượu, thuốc và thức ăn nhiều dầu mỡ. Chắc chắn bạn sẽ không cần... bác sĩ!
4. Dự đoán. Cuộc sống luôn nhiêu khê hơn ta tưởng. Đơn giản như tờ giấy cũng có hai mặt huống chi các tình huống khác trên đời. Không bi quan đến nỗi sợ thất bại, nhưng cũng đừng chủ quan đến nỗi kiêu ngạo. Làm việc gì cũng nên đưa ra hai tình huống “thuận” và “nghịch”. Nếu xuôi chèo mát mái thì quá tuyệt vời, bạn tận hưởng hạnh phúc.
Nhưng nếu gặp sự cố, bạn vẫn có thể thanh thản vì đã chuẩn bị tinh thần để không tuyệt vọng - dù có thể thất vọng một chút. Tất cả chỉ là tương đối, không thay đổi được tình huống thì đừng tự giày vò mình. Cuộc đời nên tính bằng “chiều sâu”, đừng tính theo “chiều dài”. Có những người chết trẻ nhưng là gương sáng cho bao người noi theo!
5. Nỗ lực không ngừng. Nhàn cư vi bất thiện. Ăn không ngồi rồi dễ... sinh “tật xấu” (nghĩa đen và bóng). Đại đế Napoléon, đã phải thốt lên: “Chiến thắng một đạo quân còn dễ hơn chiến thắng chính mình”. Não càng hoạt động càng tạo các nối kết nhiều hơn và phong phú hơn. Vả lại, nhờ cố gắng mà bạn không hổ danh.
Những người thành công và nổi danh trên thế giới (về mọi lĩnh vực) cũng đã bao phen “chao đảo” mới có được thành tựu đáng kể. Các thiên tài cũng có những người đã từng bị chê là “chỉ số IQ dưới mức trung bình” hoặc bị đuổi học từ... lớp ba!
Trái qua: Nguyễn Văn Bông, Đinh Trung Hoàng (Việt), Ngọc Tâm, Nguyễn Văn Ất, Nguyễn Viết Trung,
Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Văn Mai, Hà Liêm, Lê Văn Ba (Diệp)



Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

MÓN NGON BÁNH CANH XỨ HUẾ

HÌNH ẢNH CHS BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 1967 - 1974

5 món bánh canh siêu ngon xứ Huế




Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

GIÁC NGỘ ĐỂ ĐƯỢC BÌNH AN TRONG CUỘC SỐNG


HÌNH ẢNH HỌP MẶT CỦA CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG NIÊN KHÓA 1967 - 1974
Ban liên lạc Cựu học sinh Bồ Đề niên khóa 1967 - 1974 nhiệm kỳ 2010
ra mắt Thầy Cô và các bạn trong cuộc họp mặt lần thứ 19 tại nhà  bạn Trần Thanh Ba


Sống bình an để thiết lập bình an 

Các hoạt động phục vụ cho hoà bình và công bằng xã hội luôn gắn liền với sự bình an từ nội tâm của con người. Theo quan điểm Phật giáo, muốn đóng góp cho hoà bình, trước tiên mỗi người cần phải sống an bình và hoà hợp trong gia đình cũng như trong cộng đồng của mình.
      Sở dĩ người viết muốn nói lên điều này là vì nó liên quan đến những lời kêu gọi của các nhà hoạt động chống chiến tranh xưa nay. Những lời kêu gọi hoà bình trước công chúng đôi lúc còn mang nhiều chất liệu sân giận, chấp trước và tham muốn. Đó là vì tức giận các nhà lãnh đạo đã gây nên chiến tranh, là chấp trước vào các khuôn khổ và giáo điều về thiện và ác, và cho rằng chỉ có quan điểm của mình là đúng. Nhưng tiếc rằng những quan điểm được cho là đúng, lại không dựa trên cái nhìn bao quát và sâu sắc, không thấy được bản chất quan hệ hỗ tương của sự vật hiện tượng. Họ lại hô hào để nhiều người cùng hưởng ứng các cuộc biểu tình “vì hoà bình” của mình. Đó là vì họ mong muốn tiêu diệt những nhà lãnh đạo chiến tranh; và điều có nghĩa là một hình thức bạo động mang nhãn hiệu hoà bình đã xuất hiện.

         Các bạn có thể nghĩ rằng đó chỉ là sự hận thù thể hiện ở bên ngoài xã hội thôi, nhưng không, trong gia đình cũng có sự hận thù như vậy. Một người mẹ, một người cha cũng la hét lên tương tự để dẹp những cuộc ẩu đả nhau trong gia đình. Tất cả chỉ làm cho vấn đề cháy bùng lên; và tất cả đều khổ đau. 

        Từ đó cho thấy, cách nói và cách làm của chúng ta tạo ra sự bất hoà giữa các thành viên trong gia đình cũng không khác gì cách chúng ta nói, chúng ta làm để chống lại “kẻ thù” thuộc các cộng đồng hoặc quốc gia khác. Cái này sinh vì cái kia sinh. Chúng ta nhắm vào kẻ thù ở bên ngoài mà không ý thức được rằng, chính chúng ta đang sống trong một thế giới của suy tưởng xa rời sự thật. Chúng ta không thấy được mầm mống của chiến tranh. Cách phản ứng của chúng ta cũng không nói lên được nỗi khổ của con người. Chúng ta quên rằng mầm mống của chiến tranh bắt đầu từ trong tâm của chúng ta. Chúng ta không thấy được rằng người khác và chúng ta là một. Chúng ta không thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta trong chiến tranh. Chúng ta quên mất các yếu tố, các nhân duyên tiềm ẩn đã góp phần tạo nên sự mâu thuẫn ban đầu. Sự nghèo đói, sự thiếu giáo dục… có thể là những yếu tố. 
Và do vậy, hành động của chúng ta chủ yếu dựa trên cách nghĩ, cách nói do sợ hãi gây ra chứ không phải xuất phát từ sự tỉnh thức, từ tâm từ bi, hỷ xả. Đây là những sự thực phũ phàng trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội. Gia đình không thể tách rời xã hội. Nguồn gốc của mọi vấn đề nằm trong mối quan hệ hỗ tương này và phương pháp giải quyết vấn đề cũng nằm trong mối quan hệ tương hỗ này.
       Chiến tranh luôn gắn liền với sự sân hận và tham chấp của con người, trong gia đình và trong cộng đồng. Con người, gia đình và cộng đồng chính là nơi biểu hiện những xung đột mà người ta muốn loại trừ. Chiến tranh chỉ loại trừ mà không chuyển hoá. Chiến tranh là sự chia rẽ giữa kẻ thắng và người thua, mà không phải là sự biểu hiện của hiểu biết và thương yêu. Sự loại trừ như thế không nói lên được sự hiểu biết về bản chất đồng nhất của vũ trụ. Và nó cũng hoàn toàn không nói lên được sự hiểu biết về tính vô thường và vai trò của nó trong xung đột, chiến tranh và hoà bình.
        Khi đặt mâu thuẫn vào khung thiện-ác, người ta chỉ nói về tội lỗi mà không thấy được bản chất, nguyên nhân của khổ đau và khả năng chấm dứt khổ đau đó. Chúng ta cũng không thừa nhận rằng có một con đường có thể giúp chúng ta chữa lành và hàn gắn chính mình cũng như các nguyên nhân, các mối quan hệ, các nhân duyên đưa tới xung đột trong gia đình và xã hội. Chúng ta không thấy được thực tế ngay trong giây phút hiện tại mà lại đi giải thích lịch sử trong cái nhìn giới hạn của con người. Đây là sai lầm chính trong cách nhìn về sự xung đột.

Chúng ta không nhìn sự mâu thuẫn trong chiều hướng mà theo đó, mình có thể hiểu được nỗi đau của mỗi thành viên trong gia đình. Ai là người tra tấn và ai là người bị tra tấn? Do không thấy được đau khổ của mình, người ta vô tình mang sân hận, đố kỵ, sai lầm và lo sợ vung vãi lên người khác trong gia đình. Chúng ta cứ mang về nhà những áp lực trong cuộc sống xã hội mà bản thân mình thì lại không thấy được. Nhưng với tỉnh thức, chúng ta có thể chữa lành và chuyển hoá tất cả những điều đó.
Những xung đột vũ trang giữa các vùng hay các quốc gia mà chúng ta thấy đều được phản ánh trong gia đình, dù với quy mô nhỏ hơn, nhưng bản chất vẫn là một. Do vậy, phương pháp ngăn chặn hay chữa lành những xung đột trong gia đình hay ngoài xã hội đều như nhau.
       Vậy thì theo Phật giáo, chúng ta có thể bắt đầu chữa lành bằng cách nào?
      Trước hết chúng ta cần nhận ra các nguyên lý cơ bản của vấn đề, đó là bản chất vô thường và tương quan tương duyên của sự vật hiện tượng. Thừa nhận bản chất phức tạp và luôn luôn thay đổi đó sẽ cho chúng ta cái nhìn mới không những về thực trạng của vấn đề mà còn bản chất thay đổi liên tục của nó nữa. Ở thời nào cũng vậy, quyền lực và sức mạnh, dù lớn dù nhỏ, đều là biểu hiện của cái nhìn hẹp hòi. Khi chúng ta cố giữ chặt lòng thương ghét của mình, chúng ta sẽ không thấy được thực tại và dễ dàng mất đi cơ hội tiếp nhận những bài học của cuộc sống. Nếu chúng ta để cho dòng chảy của cuộc sống tự nó diễn ra, thì chúng ta sẽ thấy được bản chất vô thường và tương quan tương duyên của nó.
         Chúng ta có thể chữa lành xung đột bằng cách nhìn sâu và hiểu sâu bản chất tương quan tương duyên trong cuộc sống. Hiểu điều này sẽ cho phép chúng ta thấy được rằng chúng ta không phải là một bản ngã riêng biệt mà là một sự tương quan trùng trùng với mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ này. Vậy thì, chúng ta có thể làm gì? Bằng hành động và lời nói, chúng ta có thể góp phần cho hoà bình. Chúng ta có thể giúp những người còn mù quáng, còn có lo lắng và sợ hãi. Chúng ta có thể làm điều này ở mọi cấp độ và trong mọi hoàn cảnh. Căn bản nhất là chúng ta có thể bắt đầu thực hiện điều này với con em của mình. Và cụ thể là bắt đầu thực tập im lặng, dừng lại và quán chiếu.
        Đặc tính và nguyện vọng chung của chúng ta trong gia đình là gì? Có phải là tình người, là nhu cầu được thương yêu, được tự do hay không? Rõ ràng là ai cũng muốn chia sẻ và lắng nghe nỗi đau của con người. Chúng tôi đã chứng kiến điều này khi tổ chức một khoá tu dành cho người Palestine và Do Thái Israeli ở Nazareth vào năm 2003. Cuối khoá tu, người Do Thái và người Palestine ôm nhau khi họ nhận ra rằng họ cùng có chung thân phận khổ đau của con người. Sự đau khổ không dừng lại ở cá nhân mà sẽ lan đến mọi người xung quanh. Điều này đặc biệt đúng đối với những người gần gũi nhất trong gia đình của mình. Thực ra, khi chúng ta có thể chữa lành những xung đột trong gia đình, chúng ta sẽ học được ở đó kinh nghiệm chia sẻ với người khác trong cộng đồng và xã hội.
       Vậy thì, phương pháp nào có công năng chuyển hoá trong gia đình? Chúng tôi thực hành nguyên tắc đạo đức thứ tư, đó là nói trong tỉnh thức. Trước hết, dừng lại, sau đó, lắng nghe thật sâu để hiểu mình và người, để thấy được bản chất vô ngã trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta không dừng lại để lắng nghe thân tâm mình, thì chúng ta sẽ không thể nghe những gì người khác nói. Và kế nữa là chia sẻ tấm lòng của mình, suy nghĩ của mình trong tỉnh thức.
       Để bắt đầu quá trình dừng lại, lắng nghe thật sâu và nói lời tỉnh thức, thực tập làm mới là một phương thức hiệu quả nhất. Cách thực tập này có sức mạnh chuyển hoá tận gốc đau khổ chứ không phải chỉ trên bề mặt. Cách thực tập này giúp chúng ta thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta.
Chúng ta có thể bắt đầu thực tập bằng cách viết những điều mình muốn chia sẻ cho một người nào đó, cho một thành viên nào đó trong gia đình, hoặc cho toàn thể gia đình. Phương pháp này rất hữu hiệu vì nó giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ của chính mình và có thể mở ra con đường chuyển hoá những khổ đau đó.
Chúng ta hoàn toàn có thể chữa lành khổ đau và xung đột. Giáo pháp của Đức Phật giúp chúng ta trong quá trình này. Những điều nói trên chỉ là điểm khởi đầu. Chúng ta phải tự mình thực tập. Khi chúng ta thực hành tỉnh thức và sống với tình thương yêu rộng lớn dành cho chính mình và cho tất cả chúng sanh, chúng ta sẽ có khả năng chia sẻ và biết mình phải làm gì để có thể đóng góp cho sự an bình của xã hội. Chúng ta có thể làm được điều này và chúng ta sẽ thấy rằng tập sống an vui và buông xả chính là hạnh phúc và tự do trong cuộc sống.
hất vô ngã trong gia đình chúng ta. Nếu chúng ta không dừng lại để lắng nghe thân tâm mình, thì chúng ta sẽ không thể nghe những gì người khác nói. Và kế nữa là chia sẻ tấm lòng của mình, suy nghĩ của mình trong tỉnh thức.
        Để bắt đầu quá trình dừng lại, lắng nghe thật sâu và nói lời tỉnh thức, thực tập làm mới là một phương thức hiệu quả nhất. Cách thực tập này có sức mạnh chuyển hoá tận gốc đau khổ chứ không phải chỉ trên bề mặt. Cách thực tập này giúp chúng ta thấy được sự tương quan tương duyên của chúng ta.
Chúng ta có thể bắt đầu thực tập bằng cách viết những điều mình muốn chia sẻ cho một người nào đó, cho một thành viên nào đó trong gia đình, hoặc cho toàn thể gia đình. Phương pháp này rất hữu hiệu vì nó giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ của chính mình và có thể mở ra con đường chuyển hoá những khổ đau đó.
       Chúng ta hoàn toàn có thể chữa lành khổ đau và xung đột. Giáo pháp của Đức Phật giúp chúng ta trong quá trình này. Những điều nói trên chỉ là điểm khởi đầu. Chúng ta phải tự mình thực tập. Khi chúng ta thực hành tỉnh thức và sống với tình thương yêu rộng lớn dành cho chính mình và cho tất cả chúng sanh, chúng ta sẽ có khả năng chia sẻ và biết mình phải làm gì để có thể đóng góp cho sự an bình của xã hội. Chúng ta có thể làm được điều này và chúng ta sẽ thấy rằng tập sống an vui và buông xả chính là hạnh phúc và tự do trong cuộc sống.

David Around (st: nGỌC tÂM )