Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

SỨC KHỎE THƯỜNG THỨC

Người Bệnh Có Thể Tự Mình Làm Giảm Nhanh Cơn Cao Huyết Áp 

E-mailPrint
HighBlodPressureĐược xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp cao hơn 14cmHg và chỉ số huyết áp dưới lớn hơn 9cmHg. Cao huyết áp với hệ quả tai biến mạch máu não và những di chứng của nó luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi. Ngày nay, mặc dù y học đã có những bước tiến vượt bậc, các triệu chứng này hiện vẫn gây tốn kém nhiều công sức và tiền của cho xã hội.
Tuy nhiên có một điều mà ít người quan tâm là với một số động tác đơn giản của y học dân gian, người ta có thể làm giảm cơn cao huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chận những diễn biến xấu hơn trong khi bệnh nhân chờ được chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên môn cần thiết.
Huyết áp cao có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó việc điều trị dứt điểm cần sự chẩn đoán và thời gian thích hợp. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một phương pháp đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện để "cắt cơn" cao huyết áp, giải tỏa kịp thời nguyên nhân gây ra tai biến về não trước khi được sự chăm sóc của thầy thuốc.
Theo y học cổ truyền, triệu chứng huyết áp cao là một tình trạng khí nghịch do tình chí hoặc do yếu tố lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa) gây ra. Giải quyết triệu chứng này đồng nghĩa với việc giáng khí, làm cho khí đang lưu chuyển ngược lên đầu sẽ hướng xuống phía dưới và tỏa ra lớp da ngoài của cơ thể.
NHỮNG ĐỘNG TÁC CỤ THỂ GỒM:
1. Vuốt ấm hai vành tai
Dùng ngón cái và ngón trỏ của mỗi bàn tay vuốt dọc vành tai cùng bên, từ trên xuống dưới khoảng 9, 10 lần. Vành tai và cột sống có những điểm phản xạ tương ứng với nhau, do đó vuốt ấm vành tai cũng là tác động vào cột sống lưng, vừa có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, vừa kích thích sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí do kinh bàng quang phân bố dọc hai bên sống lưng (nếu có người thứ hai bên cạnh có thể nhờ người này trực tiếp ngồi sau lưng dùng bàn bay tay phải vuốt dọc sống lưng từ trên gáy xuống đến tận thắt lưng để gia tăng thêm tác dụng).
2. Vuốt dọc hai bên mũi
Mỗi bàn tay vuốt một bên mũi, vuốt đều hai bên cùng một lúc. Dùng ngón tay trỏ vuốt từ ấn đường (điểm giữa hai đầu chân mày) xuống dọc theo hai bên mũi qua khóe miệng đến tận chót cằm. Vuốt chậm, nhẹ và làm không dưới 15 lần.
Kích thích huyệt ấn đường có tác dụng làm phóng thích chất endorphine nội sinh có thể làm cho an thần, hạ huyết áp và giáng khí. Vuốt dọc theo hai bên mũi xuống cằm là tác động vào hai kinh dương minh. Học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền cho rằng kinh dương minh là kinh dương, tập trung nhiều huyết khí, huyết; có chức năng quan trọng nhất trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Động tác này làm gia tăng sự lưu thông khí huyết ở phần vệ khí, gây ấm người và làm nhẹ áp lực lên thành mạch.
3. Vuốt dọc hai chân mày
Dùng hai ngón tay trỏ và giữa vuốt từ ấn đường đi dài theo xương chân mày ra thái dương đến tận mí tóc ở phía ngoài đuôi mắt. Vuốt mỗi bên khoảng 10 lần. Vùng chân mày và hai cánh tay có những điểm phản xạ tương ứng nhau, do đó động tác này ngoài việc giải tỏa sự sung huyết tại những huyệt vị thường bị tắc nghẽn ở vùng trán còn làm cho khí huyết lưu thông ra hai cánh tay và bàn tay để giúp nhẹ áp lực ở đầu.
4. Ngồi hoặc nằm thư giãn
Ngồi thoải mái, lưng tựa ghế hoặc nằm xuổng thư giản hít thở điều hoà, tư tưởng tập trung vào mười đầu ngón chân. Theo y học cổ truyền thì thần ở đâu khí ở đó, do đó khi tập trung ý nghĩ tại vùng bàn chân, khí trong cơ thể từ phía trên đầu sẽ lưu chuyển về hướng bàn chân nên có tác dụng hạ khí. Việc tập trung tư tưởng càng tốt, hiệu quả hạ khí càng cao. Động tác này phải kéo dài hơn 10 phút. Trên thực tế, có nhiều người có khả năng thư giãn và tập trung tốt trong khi thực hành đến bước 4 đã từ từ rơi vào giấc ngủ.
Mỗi khi cảm nhận được những dấu hiệu huyết áp tăng cao như căng, nặng ở vùng thái dương, đau đầu, mờ mắt, mắt đỏ..., người bệnh nên ngồi xuống, tập trung tinh thần thực hành lần lượt 4 động tác trên. Bình tĩnh và tự tin là yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện các động tác. Sau khoảng 15 phút thực hành, bệnh nhân có thể cảm thấy bớt đi cảm giác khó chịu ở vùng đầu, nhịp đập của tim sẽ chậm lại, tay chân sẽ ấm lên. Đó là lúc huyết áp đã hạ bớt.
Ngoài việc áp dụng đã hạ huyết áp, thực hiện những động tác trên còn là một biện pháp dưỡng sinh tốt để ổn định thần kinh, gia tăng việc lưu thông khí huyết trong cơ thể, giúp giữ thể trạng tốt.
Trường hợp thực hành để giúp giữ gìn sức khỏe, riêng giai đoạn 4 nên tập trung tư tưởng tại vùng đan điền (dưới rốn khoảng 3 phần) thay vì tập trung ở 10 đầu ngón chân.

HOC LÀM NGƯỜI

BA ĐIỀU GIÁ TRỊ TRONG CUỘC SỐNG
st: nGỌC tÂM
Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
  • Thời gian
  • Lời nói
  • Cơ hội
Ba điều trong đời không được đánh mất:
  • Sự thanh thản
  • Hy vọng
  • Lòng trung thực
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
  • Tình yêu
  • Lòng tự tin
  • Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
  • Giấc mơ
  • Thành công
  • Tài sản
Ba điều làm nên giá trị một con người:
  • Siêng năng
  • Chân thành
  • Thành đạt
Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
  • Rượu
  • Lòng tự cao
  • Sự giận dữ

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

ĐỘC THOẠI 7

Hoài vọng tưởng
                                                                     Ngọc Tâm viết cho Cành Huệ Trắng
Bốn mươi năm, hay hơn nữa một đời người
Ta đã gặp nhau từ định mệnh của tuổi đôi mươi
Phải không Em mùa Thu là tháng tám Chú Cuội cười
Mừng gặp gỡ từ bốn mươi năm xa hoài vọng
Yêu thương ơi ! Đã bốn mươi năm rồi ta phải sống
Để ngóng, trông, để chờ đợi viễn hư không
Như cơn giông đầy sấm chớp, rồi mưa gió bảo bùng
Trời sáng lại, cho muôn loài và ta sức sống mới
Yêu thương ơi, từ nay và hãy là mãi mãi
Nét tâm hồn, là niềm cô đọng quá khứ. Hiện tương lai
Con đường xưa ta đếm bước, nhưng sao vẫn quá dài
Dù quá khứ xa xôi, Nhưng ta đã hoàn lai trong thực tại
Hãy nguôi ngoa, Em ơi . Anh xa rồi niềm ưu tư tội lỗi
Để mặc nhiên Anh sám hối với định mệnh không nguôi
Cho thanh thản, để vô thường niềm vui ngày hội ngộ
Nắng có mưa sẽ dịu đi, như Châu về hợp phố
Lá tàn cây chờ Thu đến, nảy lộc thay hoa
Để mai vàng trong nắng tô điểm sắc xuân xưa
Làm sống lại bốn mươi năm Hoài vọng tưởng..
Bốn mươi năm rồi Em ơi như đường tơ định hướng
Ta lại gặp nhau giữa mùa hoa phượng thêm hương
Đến tiết Thu cây rụng lá trải thảm đầy đường
Hoài vọng tưởng, Yêu thương hoàn Mộng thực  
                                                      Hoài vọng từ 1972 HTDM Đồng Thị Trang Em  

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

GIÁO DUC GIA ĐÌNH (Nhân Tết Trung thu, Hãy làm tất cả vì tuổi thơ VIỆT NAM)

10 CÁCH GIÁO DỤC CHO CON CÁI TRỞ NÊN NGƯỜI LÀNH MẠNH
 Sau đây, là tổng hợp các lời khuyên của bà Noel và một số các nhà chuyên môn, về cách giáo dục con cái để trở nên người lành mạnh về tình cảm.
1. Con Em Cần Ðược Chú ý
- Dành thời giờ cho con cái. Không có gì phát triển sự liên hệ bằng sự gần gũi.
- Luôn luôn bày tỏ tình cảm đối với con cái.
- Tỏ lòng thương yêu con cái qua việc đặt định các quy luật và tập thói quen sống an toàn, tỉ như đội nón an toàn khi đi xe đạp và thắt giây an toàn trong xe hơi.
- Thực sự lắng nghe con cái. Khuyến khích chúng nói lên ý nghĩ và tâm tình. Bà Noel còn khuyên cha mẹ phải khuyến khích con cái nói lên cảm xúc của chúng.
Bà nói, "Cha mẹ nên cho phép con cái biểu lộ cảm xúc, và đó là cách chúng ta nghe, sửa sai và đánh giá con cái."
- Cho thấy chúng ta lưu tâm đến sinh hoạt của chúng. Tỉ như, dành một khu trong nhà để chúng treo các tranh ảnh, hình vẽ mà chúng thích.
2. Hãy Tham Dự Vào Sinh Hoạt Ðời Sống Con Cái
Tiến sĩ Michael Popkin, tác giả chương trình giáo dục "Active Parenting Education Video Programs" nói rằng: "Cha mẹ phải biết rõ con em mình. Hãy biết chúng đang làm gì và bạn chúng là ai. Hãy tham dự vào sinh hoạt nhà trường của chúng. Nên dành thời giờ để cùng học hỏi và chơi đùa với chúng." Nếu không thể tham dự trong các trò chơi thể thao của con em, ít nhất cha mẹ phải là khán giả trung thành.
3. Cả Gia Ðình Làm Việc Tình Nguyện
Cùng nhau giúp đỡ tha nhân là cơ hội độc đáo để phát triển con người, tạo thói quen sống vị tha và giúp phát triển tình gia đình. Trong giáo xứ, cộng đoàn có nhiều cơ hội để cả gia đình tham gia. Ðừng bỏ lỡ cơ hội độc đáo này.
4. Hòa Thuận Với Láng Giềng
Sự hỗ trợ của xóm giềng là điều quan trọng cho gia đình, nhưng ngày càng khó khăn để có được điều này. Tiến sĩ Popkin giải thích, "Dân chúng ngày nay không an cư lạc nghiệp lâu như trước. Một gia đình ngày nay trung bình dời nhà đến bốn lần. Mỗi lần di chuyển, bạn mất đi sự liên hệ với cộng đồng."
5. Hướng Dẫn Con Cái
Con em cần sự hướng dẫn và chúng cần nếm mùi thất bại để học hỏi. Những em quá thả lỏng, khi lớn lên chúng coi thường luật pháp và coi thường người khác. Những em được chăm sóc quá cẩn thận, khi lớn lên chúng không biết cách đối phó với đời. Với các em lớn tuổi, cha mẹ nên cùng với các em đặt ra các quy tắc, tỉ như giờ đi ngủ, giờ về nhà ban đêm. Hãy giúp các em suy nghĩ về hành động và hậu quả thích hợp với lứa tuổi của các em. Khi một hành động cần bị trừng phạt, hình phạt ấy phải xứng với hành động. Thí dụ, một hình phạt xứng hợp với các em phá vườn tược của người hàng xóm là phải trồng lại cây cối cho người ta.
6. Làm Gương Tốt
Bà Lucia Hodgson là giám đốc trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên của trường trung học Crossroads ở California và cũng là tác giả cuốn "Raised in Captivity: Why Does America Fails its Children?" (St. Paul, Minn.; Graywolf Press, 1997). Bà nhắc nhở cho các cha mẹ biết rằng, con cái họ đang theo dõi họ. Bà nói: "Bất cứ một hành động nào của người lớn trước mặt con cái đều dạy chúng về một cách đối xử."
Bà Noel nói tiếp, "Nếu chúng ta muốn con cái nên người tốt lành, chúng ta phải dạy chúng những giá trị" dù có phải thiệt thòi. Tỉ như, nhiều cha mẹ gian dối mua vé xinê hạng trẻ em cho con cái dù chúng đã lớn tuổi, điều đó "không có ý nghĩa gì, khi dạy chúng phải thành thật."
7. Giúp Con Em Phát Triển Giá Trị
Theo Tiến sĩ Popkin, "Cha mẹ thường để ý đến lỗi lầm của con cái. Chắc chắn là cha mẹ phải để ý đến khuyết điểm của con cái để dạy bảo, nhưng nếu con cái chỉ nghe được những điều sai trái thì lớn lên chúng không biết mình có gì đúng để phát triển. Chúng tôi khuyến khích bậc cha mẹ để ý đến những điều tích cực. Nhận xét xem con cái có gì tốt và nên có nhận định về điều ấy."
8. Củng Cố Hôn Nhân
Một gia đình vững bền thật quan trọng để giúp các em có hạnh phúc. Hãy hãnh diện về hôn nhân và người phối ngẫu của mình. Hãy luôn luôn củng cố hôn nhân, nhưng trong phương cách nhẹ nhàng, vui tươi.
9. Tạo Truyền Thống Gia Ðình
Truyền thống gia đình thường bao gồm việc cầu nguyện chung, nhưng không phải chỉ có thế. Bất cứ sinh hoạt nào cũng có thể biến thành truyền thống, nếu cố gắng thi hành thường xuyên. Tỉ như, ăn chung vào tối thứ Sáu hàng tuần, hay đi thăm ông bà mỗi tuần hay mỗi tháng một lần. Hãy nhìn đến mục đích của những cuộc thăm viếng hay ăn uống chung là tạo cơ hội đối thoại và biết về nhau nhiều hơn.
10. Tập Cho Con Cái Sự Lạc Quan
Hãy lạc quan nhìn đến đời sống và giúp con cái cũng có cái nhìn ấy. Hãy phản ứng tích cực khi con cái có điều gì thích chí. Khuyến khích chúng nói về những điều chúng mong muốn trong đời.
Hạnh phúc là cảm giác sung sướng có liên hệ chặt chẽ với sự tự trọng, đồng thời hạnh phúc phát sinh từ sự nhận biết và thi hành lẽ phải.
Ðâu là yếu tố then chốt trong việc nuôi con thành người lành mạnh? Hãy nhận thức rằng con cái là điều cha mẹ phải để ý trước hết và trên hết, đồng thời chúng cũng phải thấy như vậy. Bà Noel cho biết, "Chúng ta thấy nhiều cha mẹ nói rằng, 'Tôi phải bỏ bớt cái này cái kia để có thời giờ cho con cái'. Và họ cố gắng về nhà càng sớm càng tốt để có nhiều thời giờ với con cái thay vì làm thêm giờ. Bây giờ phụ huynh ngày càng ý thức hơn về sự giáo dục con cái và tìm cách gần gũi với chúng."
                                                                                                                                 Ngọc Tâm Sưu tầm cho Giáo dục Gia đình

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

THÔNG BÁO TIN BUỒN

  1. Bạn Lê văn Vạn hàng đứng thứ 3 từ trái qua ( mặc áo màu sậm)
Bạn LÊ VĂN VẠN đang hát
TIN BUỒN
Ban liên lạc Cựu học sinh Trường Trung học BỒ ĐỀ trân trọng Kính báo
Bạn LÊ VĂN VẠN sinh năm 1954 là Cựu học sinh liên lớp niên khóa 1968 -1974. Đã đột ngột từ giã bạn bè vào chiều ngày 17 tháng 9 năm 2011 nhằm ngày 20 tháng 8 Âm lịch năm Tân Mẹo.
Ban liên lạc và các bạn đã tổ chức thăm viếng, phúng điếu vào lúc 17h30 chiều ngày 18 tháng 9 năm 2011.
Lễ di quan vào lúc 06 giờ ngày 20 tháng 9 nhằm ngày 23 tháng 8 Âm lịch năm Tân Mẹo
BLL Cựu học sinh BỒ ĐỀ Trân trọng kính báo và mời các bạn bỏ chút thì giờ. Đúng vào lúc 05h30 ngày 20/9/2011 nhằm (23/8/Âm lịch năm Tân Mẹo) đến tại nhà của bạn tư gia để cùng gia đình tổ chức di quan và tiễn đưa Hương linh bạn  LÊ VĂN VẠN đến nơi yên nghĩ cuối cùng.
Địa chỉ: Kiệt số 109 Đường Phạm Như Sương Hòa Khánh Đà Nẵng (BLL sẽ đón các bạn ngay Đường vào bên phải Trường Đại học sư phạm ĐN).
                       Xuất bản Bài đăng                                                                                                           Trân trọng kính báo
                                                                                      BLL CỰU HỌC SINH NK 1968 - 1974
                                                                                        (LL Lê ngọc Tâm - ĐT: 0914000909)

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

ĐỘC THOẠI ( 5 & 6 )

  BỐN MƯƠI NĂM THU ĐẾN NHƯ LÀ EM
                                                Ngọc Tâm cho Cành Huệ Trắng    



Đã (40.5) bốn mươi năm nữa chặng đường
Ta tìm lại được tiếng yêu thương
Ngày xưa em dáng thơ ngây lắm
Ngại tiếng yêu thương lỡ đến trường
Bốn mươi năm rồi phải không yêu thương
Gặp nhau kỹ niệm những con đường
Quang Trung , Độc Lập  cùng sánh bước
Dạo phố vu vơ chuyện mến thương
Bốn mươi năm rồi Hởi!  Yêu Thương
Sau giờ tan học, những con đường
Phất phơ áo trắng bay trong gió
Em áo xanh trời Anh vấn vương
Bốn mươi năm rồi nghĩa Yêu Thương
Tư duy định nghĩa tuổi đến trường
Khi xưa ta bé còn xao xuyến
Để nữa cuộc đời. Thu luyến thương
                                          Tháng 9/11 Thu
ĐỘC THOẠI  5

     ĐƯỜNG XƯA








                    EM LÀ CÀNH HUỆ TRẮNG
                                   Ngọc Tâm MHĐL(Thu)

Em đi để lại những con đường
Ta từng sánh bước, chuyện yêu thương
Ngày xưa chung lối,,không định hướng
Lạc mất em rồi lại vấn vương
Em đi còn đó những con đường
Một thời kỹ niệm quá chân phương
Tìm Em lạc bước khi chiều xuống
Nổi nhớ Thiên Thu tuổi Mộng Thường








                           Tháng 8(Thu về)1972 MHĐL tặng CHT


                                                                                      


















   
                                          
























TRỌNG THẦY MỚI ĐƯỢC LÀM THẦY

Đà Nẵng ngày 30 tháng 9 năm 2010
       Kính gởi: THẦY GIÁO CHỦ NHIỆM VÀ TOÀN THỂ PHỤ HUYNH HỌC SINH LỚP 12AB      TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC TRẦN PHÚ ĐÀ NẴNG
                        Kính thưa Thầy giáo chủ nhiệm cùng toàn thể phụ huynh lớp 12AB
                        Tôi tên là Lê ngọc Tâm 57 tuổi, là giảng viên Pháp Luật Lao động, hiện đang công tác tại Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực III thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Là phụ huynh của em Lê ngọc Phước Đại hiện đang học tại lớp 12AB. 
                   Kính thưa thầy giáo chủ nhiệm. Qua những ngày trăn trở, tôi cảm nhận như mình đã có một lỗi lớn với người Thầy đáng kính đã không còn nữa trong đời khi làm mất một kỹ vật (cây bút máy Paker) mà người thầy đã trân trọng trao cho khi biết tôi là người rất trân trọng quá khứ, nên tôi mạn phép trình bày với Thầy giáo chủ nhiệm và quý vị phụ huynh một việc như sau, với mong muốn được Thầy và tất cả phụ huynh cảm nhận, cảm thông và giúp đỡ.
                        Nhân ngày họp phụ huynh của lớp 12 AB  đầu năm vừa qua(nhằm ngày 26 tháng 9 năm 2010) trong lúc tất cả phụ huynh đến bàn Thầy giáo chủ nhiệm để làm thủ tục nộp học phí cho các cháu, trong lúc tôi đang ký vào bao nộp học phí  cùng lúc ấy cũng có một phụ huynh không mang theo bút nên tôi đã cho mượn bút của tôi để ký (đó là cây bút máy hiệu PAKER màu đen, bơm mực màu đen). Do không chú ý nên sau khi nộp học phí cho Thầy giáo chủ nhiệm tôi liền về chổ ngồi để tiếp tục nghe phần phát biểu của phụ huynh, cho đến lúc ra về mới sực nhớ là mình quên chưa nhận lại cây bút đã cho phụ huynh ấy mượn và nghĩ rằng sau khi ký xong người phụ huynh ấy cũng như tôi, cũng không quan tâm đến cây bút (vì đó chỉ là cây bút máy cũng như những cây bút khác) và cũng với những động tác của người cầm bút sau khi viết xong thuận tay giắc bút vào túi áo, như là một sự vô tình bình thường, không chủ quan để nhanh trở về chổ ngồi vì cuộc họp chưa kết thúc.
                        Kính thưa Thầy giáo và các phụ huynh. Sở dĩ tôi phải xin phép Thầy và quý vị phụ huynh trình bày để tìm lại cây bút, vì đó là cây bút máy mà người Thầy đáng kính của tôi đã gìn giữ như là một bảo vật của thời học sinh (vì tính đến hôm nay cây bút ấy đã được 45 tuổi), Thầy rất mừng khi thấy sự quan tâm của tôi là năm nào tôi cũng đến mời Thầy tham dự họp lớp hằng năm với liên lớp chúng tôi nên Thầy đã tặng cho tôi cây bút PAKER để làm kỹ vật. và cũng chính vào lần họp lớp kỹ niệm 20 năm, vào năm 2010 cũng là lần cuối cùng và Thầy đã vĩnh viễn đi xa ( Nguyên trước đây tôi học tại  Trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng Niên khóa từ năm 1967 đến năm 1974, nay là trường PTCS Nguyễn Huệ).
                        Với nôi dung và tính trân trọng như tôi đã trình bày. Tôi rất mong được sự quan tâm của Thầy và quý vị phụ huynh cảm nhận, giúp tôi tìm lại được lại cây bút mang dấu ấn của một vị Thầy đáng kính và đầy kỹ niệm thời còn cắp sách của tuổi học trò và nhất là Tình cảm của Thầy khi trao cây bút cho tôi lúc ấy với lời dạy của Thầy  mang đầy ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu đậm. Kính thưa Thầy và quý vị phụ huynh với tôi như có cây bút là có Thầy bên cạnh, nhưng từ ngày cây bút không còn nữa, trong tôi như có một lỗi lớn với Thầy, mặc dầu thầy đã không còn nữa.. Cách ngôn Việt Nam ta có câu (Trọng Thầy mới được làm Thầy) đối với tôi (Hương linh người Thầy đáng kính đã dạy dỗ tôi nên người như vẫn luôn hiện hữu trong tôi cho đến hôm nay). Vì hiện nay tôi cũng đang làm công tác giảng dạy. Một lần nữa rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của Thầy và quý vị phụ huynh.
                 Kính chúc Thầy giáo và quý vị phụ huynh học sinh lớp 12AB lời  chúc sức khỏe, an lành, an toàn và hạnhphúc.                                                                                                                                                                                                                                                                                            TRÂN TRỌNG
                                                                                                    LG: LÊ NGỌC TÂM
             
           Địa chỉ liên hệ: Số138 Đống Đa, Quận Hải Châu Th/phố  Đà Nẵng  -  Điện thoại: 0914.000909  -  Email: lengoctam138@gmail.com