Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
VE KÊU - PHƯỢNG NỞ - HÈ VỀ
PHƯỢNG NỞ
Phượng nở ve kêu gọi.. Hè về
Trời ơi. Ba tháng gót.. chân quê
Chia tay.. Thầy bạn lòng xao xuyến
Mỗi đứa một nơi hẹn.. Thu về...
Ngọc Tâm lớp 9/1/1971 Bồ Đề
ĐỘC THOẠI 4
THU ĐỊNH MỆNH
Ngọc Tâm 10B2- 1972 -2011
Thu về tháng Tám, Nắng, Trong, màu hy vọng
Đi tìm Em, khắc khoải, đợi và hoài mong
Như mùa Đông tìm hơi ấm bếp lửa hồng
Trong nắng Hạ, tìm dòng sông dịu hạn
Anh đã tìm Em qua người thân bè bạn
Dáng hình Em trong trang Web giữa không gian
Bông Bống ơi, ban cho ta điều ước thật dịu dàng
Em đứng đó, như muôn vàn trách, đố
Vẫn tháng ngày Anh lang thang hoài trên phố
Cố Đô ơi. Người sao quá mênh mông,
Trong Tâm khảm Em ơi ! niềm vô vọng
Hy vọng chăng, vẫn là Em qua hình bóng
An Cựu ơi, sao sông vắng những con đò
Nhưng tình cờ như điều ước. Bống ban cho
Tim thấp thỏm, muốn gọi liền, nhưng khoan đã..
Đường Chi Lăng VU LAN ngày nắng hạ
Đến nhà Em, nhưng cửa đã khép mất rồi
Vẫn mừng thầm! Kìa nhà Em đó trong tôi
Mùa BÁO HIẾU chắc Em vào cửa Phật
Nghe qua phone, tiếng Em vẫn ngọt ngào chân chất
Vẫn âm xưa vẫn bản chất thật dịu dàng…
Vẫn tiếng cười dịu nhẹ, xét nét, miên man
Từ xa thẳm, bổng thấy Em hoàn thực tại
Để từ đây ta có và còn Em mãi mãi…
Tháng Tám Thu về cây rụng lá, nẩy chồi non
Hãy Sinh Tao, Tình trọn, Nghĩa Sanh Tồn
Vì định mệnh Bống ban Ta hoàn Thánh Thiện..
MHĐL cho Cành Huệ Trắng
Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011
ĐỘC THOẠI 3
HUYỀN THOẠI THÁNG TÁM
Ngọc Tâm MHĐL 10B2
Đã Bốn mươi năm, thoáng một ngày
Như là huyền thoại có ai hay
Xưa "Em" áo trắng, Đờ mi model...
Bây giờ khăn trắng, nét không phai
Bốn mươi năm rồi Em có hay
Tìm "Em" ngày tháng quên dừng lại
Như có "Em" rồi trong tầm tay
Bốn mươi năm rồi, Anh vẫn nhớ không sai
Dáng nghiêng, mái tóc xỏa ngang vai
Vẫn đôi môi ấy, mắt buồn dại
Hiền Từ Dễ Mến như tháng ngày
Bốn mươi năm rồi, "Em" vẫn còn đây
Xuân qua, Hè đến phượng tàn cây
Dáng nghiêng, mái tóc xỏa ngang vai
Vẫn đôi môi ấy, mắt buồn dại
Hiền Từ Dễ Mến như tháng ngày
Bốn mươi năm rồi, "Em" vẫn còn đây
Xuân qua, Hè đến phượng tàn cây
Thu về rụng lá , Đông tàn gió
Ta lại gặp nhau, Vẫn tháng ngày...
Viết cho Cành Huệ Trắng 1972
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
HUẾ TÌNH YÊU CỦA TÔI
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
NGỌC TÂM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
Ngũ quỹ: Từ trái qua NGỌC TÂM - THANH BA - QUY LONG - A.PHIÊN (NK 64-70) -VĂN TÂM |
Cũng ngũ quỹ trái qua ĐẶNG XUÂN - ĐOÀN TUẤN - VĂN HẢO - NGỌC TÂM - NGUYỄN VĂN BA |
Đứng Trái qua : QUY LONG - VĂN TRỊ - THÀNH TÀI - Ngồi VĂN TÂM - PHẠM VĂN HÂN - NGUYỄN VĂN MAI ..................? |
Lộc phát từ trái qua: TRẦN ĐỨC VINH - ĐẶNG PHU - NGUYỄN THIỆN HÙNG - LÊ CHƯA (Lê Đáng) - HÀ LIÊM - VŨ TẤN LÊ |
Các bạn (NK 69 - 75) Trái qua: THANH TÂM - HUỲNH LÂN - bạn THÀNH và ............. - |
Từ trái qua: Bạn LÊ VĂN VẠN (Đang hát) - Bạn SÁNG - HÀ HIẾU - ............? TRANG THANH |
Từ trái qua: NGUYỄN VĂN THOẢNG - KIM NINH - Q.MINH - MỸ LÝ. |
Đứng, từ trái qua Bạn KHÁNH - ............ ? ............ ? NGUYỄN THỊ DUYÊN ............. ? ĐOÀN THỊ HOA (Đã về cõi Vĩnh hằng) |
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
MANG NHIỀU KỸ NIỆM LÚC TUỔI CÒN THƠ (Ngày khai trường Tôi vào lớp một )
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
BÌNH MINH TRÊN BIỂN MỸ KHÊ ĐÀ NẴNG
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
ĐỘC THOẠI (Hồn thơ xưa ngỡ còn như mới, Áo trắng Em bay vẫn niệm hoài)
Lam Sơn 74/212750 Hè 1972 10B2 ngày 04/4/1972
ÁO TRẮNG SÂN TRƯỜNG
Lê Ngọc Tâm 10B2
Ta biết em vào ngày đầu niên khóa.
Mắt u buồn vì xa lạ mặt nhau,
Mái tóc em che khuôn mặt dịu hiền,
Áo em trắng như mây trời buổi ấy.
Mới gặp em là lòng thương biết mấy,
Đêm vỗ về ta thức trắng mông mơ,
Hồn vấn vương theo ánh mắt học trò.
Ta thương nhớ, em hiểu dùm không! ấy,
Sân trường rộng vẫn vô tư lộng lẫy.
Đón đưa em ngày 2 buổi đến trường,
Bằng cặp mắt đầy thương mếm, yêu đương.
Ta vẫn chờ, ngắm dáng dấp thương thương,
Tình câm lặng nên ta buồn biết mấy.
Muốn nói em nhưng lòng ta e ngại,
Và hoen úa khoảng ngày xanh ngà ngọc.
Trời tháng mấy? mới xanh màu hy vọng,
Cho tình ta rồi chẳng phải muộm màng.
Đêm vẫn dài theo nhung nhớ thênh thang.
Bao giờ nhĩ ? Em ơi bao giờ nhĩ ?..
Viết cho Cành Huệ Trắng và ngày 12/4/1972
ÁO TRẮNG SÂN TRƯỜNG
Lê Ngọc Tâm 10B2
Ta biết em vào ngày đầu niên khóa.
Mắt u buồn vì xa lạ mặt nhau,
Mái tóc em che khuôn mặt dịu hiền,
Áo em trắng như mây trời buổi ấy.
Mới gặp em là lòng thương biết mấy,
Đêm vỗ về ta thức trắng mông mơ,
Hồn vấn vương theo ánh mắt học trò.
Ta thương nhớ, em hiểu dùm không! ấy,
Sân trường rộng vẫn vô tư lộng lẫy.
Đón đưa em ngày 2 buổi đến trường,
Bằng cặp mắt đầy thương mếm, yêu đương.
Ta vẫn chờ, ngắm dáng dấp thương thương,
Tình câm lặng nên ta buồn biết mấy.
Muốn nói em nhưng lòng ta e ngại,
Em trắng trong với sách vỡ học trò.
Sợ tình yêu làm vướng bận tuổi thơ,Và hoen úa khoảng ngày xanh ngà ngọc.
Trời tháng mấy? mới xanh màu hy vọng,
Cho tình ta rồi chẳng phải muộm màng.
Đêm vẫn dài theo nhung nhớ thênh thang.
Bao giờ nhĩ ? Em ơi bao giờ nhĩ ?..
Viết cho Cành Huệ Trắng và ngày 12/4/1972
TIỂU SỬ NGÀI ĐẶNG TẤT (Ngài Đặng Tất là cha của Đặng Dung)
Tiểu sử THƯỢNG ĐẲNG THẦN QUỐC CÔNG ĐẶNG TẤT
Theo Đặng tộc đại tông phả, ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển vốn cư ngụ ở vùng kinh kỳ Thăng Long, sau đó di dời vào Nghệ An châu. Con trưởng của Bá Kiển là Đặng Bá Tĩnh đỗ thám hoa đời nhà Trần. Bá Tĩnh chính là ông nội của Đặng Tất. Con trưởng của Bá Tĩnh là Đặng Đình Dực chính là cha Đặng Tất[1].
Đặng Tất sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An châu nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Tướng nhà Hồ
Khi Hồ Quý Ly nắm quyền bính trong triều Trần đã tin dùng Đặng Tất. Năm 1391, ông được phong làm Đại tri châu Hoá châu do cùng Hoàng Hối Khanh tố cáo hai tướng trấn thủ ở đây là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê có ý bất mãn về việc Quý Ly sắp lấy ngôi nhà Trần.
Năm 1402, để củng cố phía Nam, Hồ Quý Ly cho lập ra 4 châu mới chiếm của Chiêm Thành: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt lộ Thăng Hoa để thống nhất cả 4 châu, cử Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Theo sử sách, hai họ nhà Đặng và Nguyễn có thân nhau từ trước nên từ đó Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân càng thân thiết và có uy tín lớn trong vùng.
Nhân lúc nhà Hồ chưa ổn định, Chiêm Thành quấy rối phía nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên uý sứ trấn thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình.
Đại chiến Bô Cô
Giản Định đế lệnh cho Đặng Tất tiến quân ra bắc. Đặng Tất huy động quân 5 lộ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, tiến ra Trường Yên (Nam Định). Dân đi theo rất đông. Ông tuyển thêm được nhiều binh lính, chia đường đánh đồn Bình Than, cửa Hàm Tử, chặn đường qua lại ở Tam Giang và đánh phá ngoại vi Đông Quan.
Minh Thành Tổ sai Mộc Thạnh, Lưu Tuấn mang 4 vạn quân sang tiếp viện. Thạnh họp với Lữ Nghị ở Đông Quan, tập trung ở bến Bô Cô (Nam Định). Ngày 30 tháng 12 năm 1408, dưới sự chỉ huy của Giản Định đế và Đặng Tất, quân Hậu Trần đánh bại quân Minh một trận oanh liệt. Nhân lúc nước thuỷ triều lên cao, gió lớn, quân Hậu Trần đóng cọc ở sông và đắp luỹ hai bên bờ chống cự với hai cánh quân thuỷ bộ của địch từ giờ tỵ đến giờ thân[4], giết chết thượng thư bộ binh Lưu Tuấn, đô đốc Lữ Nghị, tham chính ty bố Giao Chỉ là Lưu Dục, đô chỉ huy sứ Liễu Tông và 10 vạn quân Minh. Mộc Thạnh dẫn tàn quân chạy vào thành Cổ Lộng.
Công thành tội
Giản Định đế muốn thừa cơ đánh ngay vào lấy Đông Quan, nhưng Đặng Tất lại chủ trương đánh xong số quân địch còn sót lại rồi mới tiến. Vua tôi bàn mãi chưa quyết định được, viện binh quân Minh ở Đông Quan đã tiếp ứng cho Mộc Thạnh chạy về cố thủ Đông Quan. Đặng Tất chia quân vây các thành và gửi hịch đi các lộ kêu gọi hưởng ứng đánh quân Minh.
Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với ông và Nguyễn Cảnh Chân. Nghe theo lời gièm pha, vua Giản Định sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai tướng "có ý khác" vì hai người từng làm quan cho nhà Hồ và từng hàng quân Minh. Tháng 3 năm 1409, vua Giản Định đóng quân bên bờ sông Hoàng Giang, sai triệu hai tướng đến rồi sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh Chân sợ hãi bỏ chạy lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết.
Hai người con hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất bình vì cha bị giết oan, bỏ đi lập Trần Quý Khoáng làm vua, tức là Trần Trùng Quang Đế.
Tưởng nhớ
Thi hài Đặng Tất được các con ông mang về chôn ở làng Thế Vinh, huyện Sĩ Vang, ngoại thành Hóa châu (nay là xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Mộ ông nằm ở ven bờ nam sông Hương, cách bến đò Sinh khoảng 3 km và cách thành Hóa châu khoảng 7 km. Dân trong vùng tôn ông làm Thành Hoàng.
Năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh xong quân Minh, ban chiếu cho hai cha con ông (cùng Đặng Dung) biển vàng tám chữ: "Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử", truy phong Đặng Tất làm Đại quốc công, Khuông quốc đại vương Thượng đẳng tôn thần; cho lập đền thờ tại quê hương Tả Thiên Lộc, cấp 200 mẫu ruộng lộc điền, giao cho huyện xã hằng năm cúng tế.
Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng
Đền thờ: ở rất nhiều nơi. Ngày nay tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,.. đều có phố mang tên Đặng Tất.
ĐẠI LỄ TẾ THÀNH HOÀNG LÀNG THẾ VINH ANH HÙNG DÂN TỘC ĐẶNG TẤT
Kiệu nghênh đón tương Ngài Đặng Tất |
Các vị Bô lão |
Đội nghi thức cung đình |
Các em nữ sinh dâng hoa diễn hành |
Ban tổ chức Lễ giỗ vị anh hùng ĐẶNG TẤT và Ngọc Tâm |
Đền thờ Ngài tại Làng Thế Vinh, Xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang đã được
dân làng giữ gìn qua 600 năm.
|
Chính điện thờ Ngài Đặng Tất |
Nghi thức đón tượng ngài do Bà con Đặng Tộc cùng Nhân dân Làng Thế Vinh
thật trân trong và trang nghiêm
|
Tượng Ngài thật Uy nghi |
Ngọc Tâm trong Ban tổ chức (Phần nghi lễ của dân làng..) |
Phần nghi lễ của các hậu duệ |
Tương Ngài đã được an vị ngay chánh diện đền thờ của Thành Hoàng |
Đội Nghi lễ cung đình |
Phướng nghi lễ Đặng Tộc |
Ngọc Tâm trong giờ hành lễ |
Đội Lân nghênh đón tượng Ngài ĐẶNG TẤT |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)