Lễ tổng khai giảng NK 1967 - 1968 Thầy Thích Minh Tuấn Hiệu trưởng đang đọc diễn văn khai mac lễ Tổng khai giảng (Tấm hình này thật đầy ý nghĩa với chúng tôi..) Lễ Tổng khai giảng thật trang nghiêm, mang nhiều kỹ niệm trong tôi - Tâm đang miên man suy nghĩ sau khi thi rớt vào trường công, để bị BA la nhè nhẹ và suy ngẫm bài diễn văn của Thầy Hiệu trưởng THÍCH MINH TUẤN.. (buổi sáng hôm ấy một buổi sáng đầy sương thu và gió lạnh..) TÂM TƯ và SUY NGHĨ Những ánh mắt ngơ ngác nhìn nhau. Những miên man, suy nghĩ trong đầu, Vào Trung học. Bắt đầu Niên khóa mới. Có trong tôi bước chập chững vào đời, Rớt công lập, lòng bổng thấy chơi vơi. Nắng BỒ ĐỀ thấy cuộc đời sáng lại. Ngọc Tâm Thất 12 NK 67-68 Những suy nghĩ của NGỌC TÂM sau khi nghe Thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn trong buổi lễ Tổng khai giảng |
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011
TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ Đ N VÀ LỄ TỔNG KHAI GIẢNG (NK 67 - 68)
Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011
ĐÌNH LÀNG và ĐƯỜNG LÀNG TÔI
Sau tiếng chuông chùa Linh Mụ là tiếng súng báo thức Nội tôi dẫn tôi đến trường làng (mang tên của Thầy dạy là MỤ CẢ) qua con đường làng mà trước đây là đường đất có dấu xe đạp và dấu chân trâu đi lại hàng ngày nên trơ ra toàn bụi đất, chỉ có cỏ mọc ở hai bên. Khi trời mưa Nội tôi chỉ cho tôi đi vào hai bên mép cỏ để khỏi bị trầy trợt do đường đất sét rất trơn... Những ngày nghĩ cùng nhau bắt ve bắt bướm, chặt thân cây chuối làm bè để tắm sông, cùng nhau hái lá cây dứa xếp lại làm chong chóng v.v.. và v.v..
Các bạn ơi đó là hình ảnh và những kỹ niệm thật đẹp đã đi vào ký ức khi nhớ lại trên con đường làng quê luôn có ngôi ĐÌNH làng ẩn hiện sau những gốc cây nhãn, khóm tre quen thuộc mà bây đã in sâu và thấm đậm trong mỗi chúng tôi ..(Quê hương là đường đi học, con về bắt bướm vàng bay.
Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người.)
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
LÀNG TÔI
Đây là ngôi nhà của Ba tôi xây dựng vào năm 1959 (Kỹ Hợi) cho Ông Bà nội tôi tại Thôn Thế Vinh Xã Phú Mậu Huyện Phú Vang Tĩnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay là nhà thờ của chúng tôi. Hàng tuần tôi vẫn thường ra , vào để hương khói cho Ông Bà Tổ tiên LÊ NGỌC TỘC.. Đây cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của Nội tôi, Ba tôi và anh em chúng tôi.(Quê hương là chùm khế ngọt, cho tôi trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con diều biếc, tuổi thơ tôi thả trên đồng..)
CÂU CHUYỆN VUI VỢ CHỒNG ANH NÔNG DÂN (Thanh mà tục - Tục mà thanh )
Lê Ngọc Tâm ST Mời các bạn giải khuây xả tress
ĐN 29/7/2011.
Có một anh nông dân mới cưới vợ đã có việc phải đi xa. Sau vài
tháng, cô vợ gửi thư cho chồng, nội dung như sau:
"Đám ruộng hai bờ ở đầu hông
Lâu ngày không cấy vẫn để không
Nước non vẫn đủ, cỏ mọc tốt
Nhờ người cày hộ có được không?"
Ông chồng đọc xong trả lời:
"Đám ruộng hai bờ là của ông
Cho dù không cấy vẫn để không
Mùa này không cấy chờ mùa khác
Nhờ người cày hộ chết với ông"
Đọc thơ của ông chồng xong, vợ nóng lòng quá nên gởi thơ tiếp:
"Ruộng để lâu ngày cứ bỏ không
Hạ đi thu đến sắp lập đông
Cỏ xanh cũng lạnh dần héo úa
Thợ cày đầy rẫy chẳng tính công "
Ông chồng hồi đáp:
"Biết là ruộng lâu ngày trống không
Cỏ dại um tùm mọc mênh mông
Nhưng mà tụi nó cày tệ lắm
Kỹ thuật thua ông, có biết không ?"
Bà vợ rằng:
"Ruộng vẫn nơi này quá mênh mông
Sao chẳng gieo đi kiếm vài đồng
Ông về vẫn đó chi mà ngại
Mùa ông thu hoạch khỏi tốn công"
Chồng tiếp bực mình:
"Này này ông nói có nghe không
Ruộng ông, ông kệ cứ chơi ngông
Khi nào ông rảnh ông gieo giống
Còn không kẻ khác cấm cho trồng "
Bà vợ chịu không nổi... gửi tiếp :
"Ông à... cỏ dại lên quá mông
Dân cày quê mình cứ ở không
Thôi tui làm phước cho họ cấy
Ông về thu hoạch... thế là xong"
Ông chồng càng tức giận hơn:
"Cỏ dại có mọc lên quá mông
Thì bà vẫn cứ phải để không
Ông mà biết được bà cho cấy
Ông vể nhổ sạch thế là... xong"
Bà tiếp:
"Ruộng kia cỏ đã mọc đầy đồng
Ông về gấp gấp có nghe không?
Ruộng đang thiếu nước, lại khô cạn
Ông về tưới hộ tôi trả công!"
Chồng nghe thế liền gởi lại:
"Ừ thì bà ráng mà kiềm lòng
Bà mà léng phéng chết với ông
Ông về ông cấy cho tơi xốp
Cho thỏa bao ngày bà đợi mong"
Hôm sau, chồng nhận đc thư vợ như sau:
"Luật mới ban hành ông biết ko?
Ruộng mà không cấy sẽ sung công
Vậy ông thu xếp mà về sớm
Kẻo mất ruộng rồi, ông trách ông"
Sưu tâm bởi Lê Ngọc Tâm 10B2
ĐN 29/7/2011.
Có một anh nông dân mới cưới vợ đã có việc phải đi xa. Sau vài
tháng, cô vợ gửi thư cho chồng, nội dung như sau:
"Đám ruộng hai bờ ở đầu hông
Lâu ngày không cấy vẫn để không
Nước non vẫn đủ, cỏ mọc tốt
Nhờ người cày hộ có được không?"
Ông chồng đọc xong trả lời:
"Đám ruộng hai bờ là của ông
Cho dù không cấy vẫn để không
Mùa này không cấy chờ mùa khác
Nhờ người cày hộ chết với ông"
Đọc thơ của ông chồng xong, vợ nóng lòng quá nên gởi thơ tiếp:
"Ruộng để lâu ngày cứ bỏ không
Hạ đi thu đến sắp lập đông
Cỏ xanh cũng lạnh dần héo úa
Thợ cày đầy rẫy chẳng tính công "
Ông chồng hồi đáp:
"Biết là ruộng lâu ngày trống không
Cỏ dại um tùm mọc mênh mông
Nhưng mà tụi nó cày tệ lắm
Kỹ thuật thua ông, có biết không ?"
Bà vợ rằng:
"Ruộng vẫn nơi này quá mênh mông
Sao chẳng gieo đi kiếm vài đồng
Ông về vẫn đó chi mà ngại
Mùa ông thu hoạch khỏi tốn công"
Chồng tiếp bực mình:
"Này này ông nói có nghe không
Ruộng ông, ông kệ cứ chơi ngông
Khi nào ông rảnh ông gieo giống
Còn không kẻ khác cấm cho trồng "
Bà vợ chịu không nổi... gửi tiếp :
"Ông à... cỏ dại lên quá mông
Dân cày quê mình cứ ở không
Thôi tui làm phước cho họ cấy
Ông về thu hoạch... thế là xong"
Ông chồng càng tức giận hơn:
"Cỏ dại có mọc lên quá mông
Thì bà vẫn cứ phải để không
Ông mà biết được bà cho cấy
Ông vể nhổ sạch thế là... xong"
Bà tiếp:
"Ruộng kia cỏ đã mọc đầy đồng
Ông về gấp gấp có nghe không?
Ruộng đang thiếu nước, lại khô cạn
Ông về tưới hộ tôi trả công!"
Chồng nghe thế liền gởi lại:
"Ừ thì bà ráng mà kiềm lòng
Bà mà léng phéng chết với ông
Ông về ông cấy cho tơi xốp
Cho thỏa bao ngày bà đợi mong"
Hôm sau, chồng nhận đc thư vợ như sau:
"Luật mới ban hành ông biết ko?
Ruộng mà không cấy sẽ sung công
Vậy ông thu xếp mà về sớm
Kẻo mất ruộng rồi, ông trách ông"
Sưu tâm bởi Lê Ngọc Tâm 10B2
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
CÁC BẠN SÀI GÒN HỘI NGỘ
Từ trái qua: Bạn Huỳnh Kim Tùng, Đình Thanh, Văn Mùi, Văn Trị và bạn Minh Hoàng (Bạn Thanh và Hoàng từ Sài Gòn về thăm các bạn nhân lần họp 1/5 thứ 18)
QUÝ THẦY TẠI NHÀ BẠN CHỜ
Từ trái qua: Thầy Nguyễn Phụ, Thầy Huỳnh Viết Xê, Thầy Huỳnh Kim Ngọc, Thầy Nguyễn Phúc.(lần họp măt tại nhà bạn Chờ.
TỨ QUÝ Niên khóa 1969 - 1975
Từ trái qua bạn Thanh Tâm, bạn..........?(mời các bạn tham gia) bạn Hiệp, bạn Bốn tham gia họp lớp nhân ngày Quốc Tế 1/5 hàng năm của Niên khóa 68 -74
NHỮNG ĐIỀU NGHỊCH LÝ CỦA NGÀY NAY
PhỎNG dịch: Nguyễn Duy Niên
Sưu tầm: Lê ngọc Tâm (CHS BÔ ĐỀ NK 68-74)
Điều nghịch lý của thời đại ngày nay là :
Chúng ta có những tòa nhà cao hơn nhưng sự kiên nhẫn thì lại ngắn hơn,
Ta có những đại lộ lớn hơn cái nhìn thì lại nhỏ hẹp hơn
Chúng ta tiêu xài thì nhiều hơn nhưng có được thì lại ít hơn,Mua sắm thêm hơn nhưng thưởng thức lại kém hơn
Ta có những căn nhà rộng lớn hơn nhưng gia đình thì nhỏ bé hơn. Có nhiều tiện nghi hơn nhưng thì giờ ít ỏi hơn
Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn nhưng hiểu biết lại giảm đi. Ta có dư thừa kiến thức nhưng thiếu sự suy xét
Ta có thêm nhiều nhà chuyên môn và cũng thêm bao nhiêu là những vấn đề
Có thêm thuốc men nhưng sự lành mạnh lại giảm sút.
Thời đại ngày nay chúng ta uống rượu và hút thuốc quá nhiều, tiêu pha không tiếc nuối, thiếu vắng tiếng cười lái xe quá nhanh, nóng giận rất dể, thức rất khuya, đọc sách ít, xem tivi quá nhiều và hiếm khi nào ngồi trong tĩnh lặng.
Tài sản chúng ta tăng lên gâp bội phân nhưng giá trị chúng cũng giảm sụt theo. Chúng ta nói quá nhiều thương yêu quá ít và thù ghét lại quá thường.
Chúng ta biết cách kiếm sống nhưng không mấy ai biết sống, một đời người được kéo dài hơn nhưng chỉ cộng thêm ngững năm tháng mà thôi
Chúng ta đã lên mặt trăng và trở về lại trái đất nhưng rất khó và không bước qua bên kia đường để chào người hàng xóm .
Ta chinh phục được thế giới bên ngoài nhưng không biết gì về thế giới bên trong.
Chúng ta đã làm được rất nhiều việc lớn lao nhưng rất ít việc tốt lành.
Không khí chung quanh ta được trong sạch hơn nhưng tâm hồn ta lại càng thêm ô nhiễm.
Chúng ta chia cắt được những hạt nguyên tử nhưng chưa phá được thành kiến của chính mình.
Chúng ta viết nhiều hơn nhưng học được ít hơn, chúng ta có nhiều dự án nhưng hoàn tất lại ít hơn,
Chúng ta biết cách làm việc thật nhanh chóng nhưng không biết cách để đợi chờ.
Chúng ta thiết kế nhiều máy điện toán chứa thật nhiều dữ kiện, in ra bao nhiêu tài liệu nhưng sự truyền thông giữa con người lại càng sút kém
Ngày nay thời đại của mì ăn liền, tiêu hóa chậm, con người to lớn nhưng chí khí rất nhỏ, lợi nhuân thì rất sâu mà tình người thì quá cạn. Đây là thời đại của hai đầu yêu thương nhưng trăm ngàn ly dị. Nhà cửa khang trang nhưng đổ vỡ trong gia đình.
Đây là thời đại của những mặt hàng trưng bày: Ngoài cửa tiệm thì rất nhiều nhưng trong nhà kho lại không có một đồ vật nào. Đây cũng là thời đại mà kỹ thuật có thể mang lá thư này đến thẳng với bạn và bạn cũng hoàn toàn có tư do để chọn nó hay xóa bỏ đi.
Nhưng xin bạn hãy nhớ bỏ thì giờ của mình ra với người thương, vì họ sẽ không có mặt với ta mãi mãi.
Hãy nhớ chọn những lời dễ thương với những ai đang ngước nhìn bạn với nhiều ngưỡng phục, vì cô hay cậu bé đó rồi sẽ lớn lên và rời xa ta ,
Hãy nhớ ôm chặt người ngồi gần bên, vì đó là một món quà vô giá mà ta có thể ban tặng cho người khác khi nó được xuất phát từ đáy tim mình.
Hãy nhớ nắm tay nhau và trân quý phút giây này, vì biết rằng thời gian sẽ không ở với ta mãi mãi. Hãy có thời giờ để thương nhau, để lắng nghe nhau và nhất là hãy chia sẽ với nhau những ý tưởng đẹp nhất trong tâm mình..
Bạn hãy luôn nhớ rằng cuộc sống không phải được đo lường bằng con số hơi thở của mình mà bằng những giây phút kỳ diệu trong cuộc đời đã mang hơi thở ấy bay cao./.
(The Paradox ò Our
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
ANH NĂM XUỐNG.....(Lễ viếng bạn NGUYỄN VĂN CHÍNH năm 1973)
Tấm hình này mang nhiều ý nghĩa... Lễ viếng.. và tiễn đưa LINH CỮU bạn NGUYỄN VĂN CHÍNH ĐẾN NƠI AN NGHĨ.... Từ trái qua bạn thứ nhất ? bạn nào biết xin điền vào giúp nhé thư 2 Nguyễn Thị My Ly (đây là nhân vật chính vì My Ly là người yêu của CHÍNH, thứ 3 Phạm Thị Hồng Yến, Thứ 4 ? Tâm nhờ các bạn điền dùm (mặc dầu hình rất cũ nhưng mang đầy ý nghĩa CẦU MONG CHO HƯƠNG LINH BẠN NGUYỄN VĂN CHÍNH ĐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC...
TRƯỜNG TÔI (Chính diện Trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng Đường QUANG TRUNG ĐN
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM - TRUNG TÂM VĂN HÓA Xà HỘI PHẬT GIÁO đÀ NẴNG
TRƯỜNG TRUNG HOC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG Giấy phép số 3912_GD/HV2 (Trường tôi)
TRƯỜNG TRUNG HOC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG Giấy phép số 3912_GD/HV2 (Trường tôi)
Ngày xưa áo trắng thơ ngây lắm
Chẳng biết chi mô chỉ liếc nhìn
Đến trường để ngắm dáng (Em) nghiêng
Đi qua (Em) nhẹ bước thanh tao quá
Đâu biết anh đang ngực dâng trào
Hết giờ trường rộng bóng lao xao
Tìm (Em) trong đám bạn hôm nào
Vô tư thanh thản (Em) đâu biết
Anh đếm theo từng nhịp bước (Em)..
Hoài niệm tuổi học trò của Lê Ngọc Tâm
BCH/LL CHS BỒ ĐỀ CHÀO ĐÓN CÁC BẠN
Ban chấp hành lớp đang chào đón các bạn tại KS Sơn Trà II
Từ trái qua Bạn Nguyễn Văn Trung, Trần thị Thu, Nguyễn Viết Trung
Trần Thị Chờ, (Bạn Nguyễn Xuân đã về cõi Vĩnh Hằng)
Giao lưu với Thầy TUẤN (đứng) Trái qua Bạn: HOA, CHUA, ai vậy hè cho mình xin quý danh nhé....?
còn đây là MỸ HẠNH, KIM LIÊN (đứng) THỊ HẠNH, BÍCH NGOC,(đứng) KIM HOA, THANH VÂN
Hạ một chín bảy một Thơ viết cho vui KHÔNG TÊN của Trương Như Hoàng
KHÔNG TÊN
Không biết tâm tư họ nghĩ gì
Mỗi lần nhìn thấy bước tôi đi.
Miệng cười khẽ nhếch làn môi thắm,
Mắt biếc nghiêng nhìn theo bước đi.
Tôi biết tôi còn vô duyên lắm,
So làm sao được với ai kia.
Nhưng thôi nên giữ lòng im lặng,
Để mãi em cười theo bước đi.
Trương Như Hoàng 9/2 (26/5/1971)
Không biết tâm tư họ nghĩ gì
Mỗi lần nhìn thấy bước tôi đi.
Miệng cười khẽ nhếch làn môi thắm,
Mắt biếc nghiêng nhìn theo bước đi.
Tôi biết tôi còn vô duyên lắm,
So làm sao được với ai kia.
Nhưng thôi nên giữ lòng im lặng,
Để mãi em cười theo bước đi.
Trương Như Hoàng 9/2 (26/5/1971)
ĐỘC THOẠI 2
Chẳng biết chi mô chỉ liếc nhìn
Đến trường để ngắm dáng (Em) nghiêng
Đi qua (Em) nhẹ bước thanh tao quá
Đâu biết anh đang ngực dâng trào
Hết giờ trường rộng bóng lao xao
Tìm (Em) trong đám bạn hôm nào
Vô tư thanh thản (Em) đâu biết
Anh đếm theo từng nhịp bước (Em)Ngọc Tâm Viết cho Cành Huệ Trắng (1972 ĐTTE)
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
Bài thơ NỖI BUỒN CHÍN MỘTcủa bạn LÊ VĂN TÂN viết lưu bút cho TÂM
Phượng nỡ trên cây gọi hè về,
Ve kêu rã rích tiếng buồn ghê.
Tình ta tạm biệt thôi từ đấy,
Để thấy trên mi thắm lệ nhòa.
Nhớ sang năm đi ban B Tâm nhé
Đi ban A theo nghề Bác sĩ thì chắc tụi mình không gặp nhau ở lớp học nữa đâu
Ve kêu rã rích tiếng buồn ghê.
Tình ta tạm biệt thôi từ đấy,
Để thấy trên mi thắm lệ nhòa.
Nhớ sang năm đi ban B Tâm nhé
Đi ban A theo nghề Bác sĩ thì chắc tụi mình không gặp nhau ở lớp học nữa đâu
Bài thơ HẠ BUỒN của Nguyễn Viết Trung
Dáng hạ buồn gieo nỗi sầu vạn thuở
Len tim đơn rời rả tiêng lòng đau
Điệu từ ly tan vỡ nát hồn nhau
Màu phượng đỏ như máu hòa dòng lệ thắm
Từ giã biệt để rồi xa mãi mãi
Dẫu ngàn đời vết tích vẫn thiên thu
Biết tìm đâu những huy hoàng ngày cũ
Tháng năm rồi ta lịm chết niềm vui
Hạ 1974 Nguyễn Viết Trung 12B
(Ảnh Tuổi Teen của Nguyễn Viết Trung )
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
TÔI ĐI HỌC. (Thanh Tịnh)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Câu chuyện về Sự Cảm Kích
Câu chuyện về Sự Cảm Kích Một cậu thanh niên có trình độ học vấn cao, thành phần ưu tú, đi xin một công việc trong ngành quản trị tại một công ty lớn. Anh qua khỏi chặng phỏng vấn đầu tiên; người giám đốc phụ trách cuộc phỏng vấn cuối cùng và sẽ là người quyết định có nên mướn cậu hay không. Ông ta khám phá ra trong học bạ của cậu thanh niên là các điểm số từ những năm trung cho đến cao học, anh thanh niên đều đạt điểm xuất sắc. Không có năm nào xuống thấp. Người giám đốc hỏi: "Thế anh có lãnh học bổng gì không?" Cậu trả lời: "Không". Ngưởi giám đốc hỏi "Có phải cha anh đã trả mọi học phí phải không?" Cậu thanh niên trả lời: "Cha tôi đã qua đời khi tôi vừa được một tuổi, chính mẹ tôi là người trả học phí cho tôi". Người giám đốc hỏi: "Thế mẹ cậu làm việc ở đâu?" Cậu thanh niên trả lời: "Mẹ tôi làm nghề giặt đồ mướn". Người giám đốc bảo cậu thanh niên đưa hai bàn tay cho ông xem, cậu thanh niên đưa hai bàn tay ra, da dẻ mịn màng không sứt mẻ gì. Người giám đốc hỏi: "Thế có bao giờ cậu giúp mẹ cậu giặt giũ gì không?" Cậu thanh niên trả lời: "Không bao giờ, mẹ tôi muốn tôi học hành và đọc thêm nhiều sách, và hơn nữa, mẹ tôi có thể giặt giũ nhanh hơn là tôi làm" Người giám đốc nói: "Tôi có một yêu cầu, khi cậu trở về nhà hôm nay, hãy đi giúp mẹ cậu và rửa hai bàn tay của bà, và hãy đến gặp tôi vào sáng ngày mai". Người thanh niên cảm thấy cơ hội được việc làm của cậu gần như chắc chắn, khi về đến nhà cậu vui sướng muốn gặp mẹ để rửa tay cho bà. Người mẹ của cậu lấy làm lạ, vừa sung sướng nhưng cũng hơi sợ hãi, bà đưa hai bàn tay ra cho con. Cậu con trai rửa hai bàn tay của mẹ một cách chậm rãi. Trong khi rửa bàn tay của mẹ, những giọt nước mắt rơi xuống. Đây là lần đầu tiên cậu khám phá ra bàn tay mẹ thật nhăn nhúm, và có nhiều vết trầy xước sâu trên da. Có vài vết thương đã làm bà đau đớn đến nỗi phải run lên khi bàn tay nhúng vào nước. Đây là lần đầu tiên cậu thanh niên nhận ra và cảm nghiệm được rằng chính đôi tay này đã giặt giũ mỗi ngày để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Những vết thương trên bàn tay là cái giá mẹ anh phải trả để cho anh tốt nghiệp đại học, để đạt được những điểm cao trong các kỳ thi cử, và có lẽ cả tương lai về sau của cậu đã tùy thuộc vào hai bàn tay này. Sau khi rửa xong hai bàn tay của mẹ, cậu thanh niên lẳng lặng giặt tiếp cho mẹ những quần áo còn lại. Đêm ấy hai mẹ con nói chuyện với nhau thật lâu. Sáng hôm sau cậu lại đến văn phòng gặp người giám đốc. Thấy những giọt lệ long lanh trong đôi mắt của cậu thanh niên, ông hỏi "Anh có thể thuật tôi nghe những gỉ anh đã làm và học được tại nhà ngày hôm qua hay không?" Cậu thanh niên trả lời: "Tôi rửa tay cho mẹ tôi và giặt số quần áo còn lại cho mẹ tôi". Người giám đốc nói: "Anh vui lòng kể tôi nghe cảm tưởng của anh như thế nào?" Cậu thanh niên nói: Điều thứ nhất: tôi đã hiểu thế nào về sự cảm kích; không có mẹ tôi thì đã không có một thanh niên thành công trong học vấn như tôi ngày hôm nay. Điều thứ hai: tôi đã biết làm việc chung với mẹ tôi ra sao, rất khó khăn để có thể hoàn tât một công việc. Điều thứ ba: tôi đã hiểu tầm quan trọng và sự thiêng liêng của những quan hệ gia đình. Người giám đốc nói: "Đấy chính là điều tôi đòi hỏi. Tôi muốn mướn một nhân viên biết cảm kích về sự giúp đỡ của kẻ khác, một người có thể cảm thông được những nhọc nhằn mà người khác trải qua để hoàn thành công việc của họ, một người không theo đuổi tiền bạc như một cứu cánh duy nhất của cuộc đời, và như vậy mới đúng là người quản trị mà tôi đòi hỏi. Bạn đã được chấp nhận vào công ty!" Về sau, người thanh niên trẻ này làm việc rất siêng năng và được sự nể nang của thuộc cấp. Mỗi nhân viên đều chuyên cần làm việc trong tinh thần đoàn kết, do đó công ty đã có nhiều thành quả tiến triển vượt bực. Một đứa trẻ được cha mẹ cưng chiều và cho mọi thứ nó đòi hỏi sẽ phát triển một tinh thần "Muốn Gì Được Nấy" sẽ tự đặt mình trên hết. Nó không biết được những lao khổ của cha mẹ. Khi lớn lên và đi làm việc, nó giả định là mọi người đều phải nghe theo nó, và khi thành một quản lý hay giám đốc, nó sẽ không biết được những nhọc nhằn của những người thuộc cấp và luôn luôn đổ thừa họ khi có những thành quả không ưng ý. Đối với những hạng người này, có thể họ đạt thánh quả cao về học vấn, thành công trên đường đời một lúc, nhưng không thực sự cảm thấy thỏa mãn trong sự nghiệp của mình, họ sẽ lầm bầm và đầy sự ganh ghét, và họ sẽ tranh đấu để dành lợi lộc nhiều hơn. Nếu chúng ta là loại cha mẹ cưng chìu con, chúng ta đã thực sự yêu nó hay vô tình phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ? Bạn có thể cho con bạn sống trong một căn nhà rộng, ăn những bữa ăn ngon, học đàn dương cầm và xem một máy TV lớn. Nhưng khi bạn ra sân cắt cỏ, hãy để cho con bạn nhúng tay vào để biết sự cực nhọc khi phải làm việc ấy. Sau bữa ăn hãy để nó tự rửa lấy chén bát cùng với anh chị em của nó. Đó không phải vì bạn không đủ tiền mướn người giúp việc, nhưng chỉ vì bạn yêu con bạn đúng cách. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ chúng có giàu đến bao nhiêu, nhưng một ngày kia tóc cũng điểm hoa râm trong mùa thu của cuộc đời giống như người mẹ của cậu thanh niên kia. Điều quan trọng nhất là con của bạn phải biết cảm kích những lao khổ của người khác và phải từng trải qua những khó khăn của cuộc sống. Và nó phải học hỏi để có một khả năng biết làm việc chung với những người khác hầu đạt được thành quả cho những đề án nào đó. TG. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)