Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

CHỢ HÀN ĐÀ NẴNG


              BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108
CHỢ HÀN ĐÀ NẴNG

       Du lịch Đà Nẵng có rất nhiều điểm tham quan danh thắng và những cảnh thiên nhiên hữu tình nhất cho du khách. Nhưng còn một lý do khác Đà Nẵng lại được nhiều người yêu mến đó là quá trình lịch sử của vùng đất này. Hầu như một sự kiện đặc biệt của nước ta đều xảy ra tại đây. 1858 Pháp bắn phát súng đầu tiên vào bán đảo sông trà mở ra thời kỳ đô hộ nước ta. Và con người nơi đây là môt kỳ tích sống của lịch sử, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng nên một Đà Nẵng văn minh và hiện đại. Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử Đà Nẵng qua những bức ảnh của Chợ Hàn, một khu chợ đầy tiên đầy dấu ấn của thành phố Đà Nẵng.
thodiadathanh-cho-han-da-nang-4
Góc chợ Hàn (Trần Phú - Trần Hưng Đạo)
thodiadathanh-cho-han-da-nang-5

thodiadathanh-cho-han-da-nang-8
Bên hông Chợ Hàn Đường Trần Hưng Đạo
thodiadathanh-cho-han-da-nang-7
Bên gốc cây là nhà sách Sông Đà
 thodiadathanh-cho-han-da-nang-10
        Chợ Hàn cũng là một điểm đến thú vị với rất nhiều du khách thập phương và du khách quốc tế. Nằm ở một vị trí rất tốt là trung tâm thành phố Đà Nẵng và cũng không cách cầu sông Hàn thơ mộng không xa, với bốn mặt giáp với những tuyến đường lớn của Đà Nẵng là Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo và Bạch Đằng. Chợ Hàn là một khu chợ đã có từ khá lâu, vào năm 1940 khi bắt đầu chỉ là một khu giao thương buôn bán tự phát của một nhóm người. Tuy nhiên thì do những điều kiện hết sức thuận lợi là những phương tiện giao thông như đường bộ đường thủy và do đó Chợ Hàn càng ngày càng phát triển vượ bậc, vươn mình thành một khu chợ lớn với rất nhiều thương gia người Hoa và người Việt xây dựng tham gia giao dịch. Và những mặt hàng sản phẩm chính cũng không thể thiếu dành cho người dân chính là các cửa hiệu tạp hóa, vàng bạc, thuốc bắc,…
thodiadathanh-cho-han-da-nang-2
        Và một điều đáng nói đến chính là kiến trúc của chợ. Với kiểu kiến trúc đẹp và thoáng đãng, quy mô 576 gian hàng cùng 36 sạp xung quanh chợ cung cấp rất nhiều những mặt hàng sản phẩm từ 30 nhóm ngành hàng khác nhau. Không những thế du khách còn cảm nhận một sự bài trí trưng bày gọn gàng ngăn nắp cho người đi chợ và họ cũng không cảm thấy mệt mỏi gì nhiều.
       Ngoài ra Chợ Hàn còn rất đa dạng với rất nhiều mặt hàng hóa từ giày dép, quần áo, túi xách cho đến những dồ lưu niệm và quà tặng xinh xắn dành cho du khách. Những mặt hàng thực phẩm tươi sống như hải sản với giá cả phải chăng cũng là một điểm nhấn khiến Chợ Hàn trở thành một trung tâm thu hút đông du khách các buổi xế chiều.
       Nhờ có vị trí đẹp và mang đậm nét đặc trưng của người dân Đà Nẵng, Chợ Hàn đã phát huy được khả năng và thế mạnh củamình do đó là một tour mien trung không thể thiếu cho những ai quan tâm về lịch sử hình thành của Đà Nẵng.
thodiadathanh-chohan

CẦU VỒNG ĐÀ NẴNG - LỊCH SỬ & XÂY DỤNG

             BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

          HOÀI NIỆM CẦU VỒNG XƯA CỦA TP ĐÀ NẴNG

 Ảnh chụp đường tránh cầu vồng xưa
Đi thêm tí nữa là đến nhà VÕ MẪN và NGÔ HỮU BA (DIỆP)


CẦU VỒNG ĐÀ NẴNG XƯA 

      Ở Đà Nẵng xưa có một con đường khá đặc biệt. Đó là đường… Cầu Vồng, chỉ đoạn kéo dài từ ngã tư Đông Kinh Nghĩa Thục - Thống Nhất (hiện nay là Lê Duẫn) đến ngã tư Thống Nhất - Khải Định (nay là Ông Ích Khiêm) . Thật ra, đường Cầu Vồng là cách gọi dân dã chứ Đà Nẵng không có con đường nào được đặt tên là đường Cầu Vồng cả.
     Tên gọi chính thức của con đường có đoạn đường Cầu Vồng thay đổi qua nhiều giai đoạn trong lịch sử. Tên xưa nhất là Rue Pigneau de Béhaine (một giáo sĩ người Pháp mà dân ta thường gọi là Bá Đa Lộc), do thực dân Pháp đặt. Năm 1954, chính quyền Sài Gòn đổi lại là đường Thống Nhất; đến năm 1987 được đổi tên thành đường Lê Duẩn. Còn sự xuất hiện của đoạn đường mà dân gian thường gọi là đường Cầu Vồng, xóm Cầu Vồng, vì đó là đoạn đường có dốc khá cao, giống như độ dốc của cầu vượt Hòa Cầm hiện nay.
Và, mươi năm trở về trước, khi đoạn đường Cầu Vồng chưa bị san bằng để tiến hành thi công đường Lê Duẩn thẳng tắp, khang trang, những ai đi xe đạp đều có tâm lý… tránh đoạn đường này. Bởi, mười người như một rất ngại đạp xe lên Cầu Vồng. Lên dốc và xuống dốc đâu phải dễ. Đạp lên đã mệt nhưng khi xuống, luôn phải cẩn thận, vì độ dốc khá lớn, rất nguy hiểm.
Thật ra, địa điểm xưa gọi là Cầu Vồng hoàn toàn không có đồi, cũng không có nổng đất cao nào cả. Đó là chỗ đất bằng phẳng. Thế rồi, khi thực dân Pháp tiến hành làm con đường sắt nối ga xe lửa Đà Nẵng, bấy giờ gọi là Gare de Tourane central, thì có một con đường sắt băng ngang qua đường Rue Pigneau de Béhaine - một trong những tuyến đường quan trọng trên cửa ngõ chính vào Đà Nẵng lúc đó nên luôn có nhiều người qua kẻ lại. Để tránh tai nạn giao thông, thực dân Pháp cho xây một cái ba-ri-e để đóng lại khi có tàu lửa đi ngang qua. Thế rồi, một lần nọ, một vị quan đầu tỉnh có công chuyện phải đi ngang qua đoạn đường có cái ba-ri-e ấy. Quan đi bằng ô-tô, bấy giờ gọi là xe đít vịt, sơn màu đen, nhỏ nhắn. Đã là xe quan thì sang trọng, ai không biết, ai không sợ. Quan mà, hét ra lửa, đâu phải chuyện chơi. Thêm vào đó, quan mà đi ô-tô thì phải là quan lớn, quyền hành ghê gớm lắm. 
       Chẳng may, khi ô-tô chở quan lớn từ ngã ba Huế vừa đến nơi thì tàu cũng hụ còi, báo hiệu sắp đi qua. Nhân viên gác ba-ri-e vội vàng cho đóng cổng lại nhằm ngăn tất cả người băng qua, bảo vệ tính mạng của họ. Viên quan ngồi trong xe thấy vậy, tỏ ra hậm hực. Đường đường là quan lớn mà cái gã nhân viên gác ba-ri-e quèn cũng không nể mặt cho. Ít ra, gã phải để cho quan qua, thế mới phải lẽ chứ? Tàu hú còn xa, đâu phải đã sắp đến mà không nể mặt quan, cứ thản nhiên đóng cổng lại. Hỏi thử không tức sao được. Quan nghĩ vậy. Ông ta bảo thằng lính theo hầu phải nạt gã nhân viên gác cổng một hơi cho hả giận.
Sau khi tàu lửa đi khỏi, thằng lính đi theo hầu theo lệnh quan, hùng hổ đi tới, trừng trừng nhìn nhân viên gác cổng, quát rằng: “Sao thấy xe quan đi qua mà đóng cổng, bộ không sợ sao?”. Người gác cổng thưa lại: “Tui không đóng cổng thì giờ ni quan đã chết mất rồi. Tàu lửa qua, nó có biết quan mô mà tránh. Lúc đó, ai chịu tội? Quan chớ vua qua tui cũng đóng”. Lý lẽ nhân viên gác cổng nghe qua thật có lý. Ông bà thường nói “Nói thật cục đất cũng nghe”. Thằng lính hầu lúc ấy cứng họng, ngẩn tò te, không biết nói sao. Hắn đành quay lại, bẩm sự tình với quan.
      Quan nghe qua, không nói gì. Nhưng thời gian sau, quan lệnh xuống cho dân các xã Hải Châu, Thạch Thang, Thạc Gián và Tân Chính gánh đất đổ cao lên, làm Cầu Vồng. Thực chất, đây là một chiếc cầu tránh xe lửa. Quan nghĩ, khi cầu hoàn thành, xe lửa chạy mặc xe lửa, người ta vẫn đi được. Cầu tránh xe lửa mà! Tiện lợi đôi đường. Không những tiện cho quan khi đi công vụ mà người dân cũng được hưởng lợi. Dù gì, đây cũng là công trình công ích.
       Bấy giờ, không khí lao động thi công đoạn đường có danh xưng là Cầu Vồng nhiều khi rất náo nhiệt. Hầu như tất cả đều làm bằng tay nên đòi hỏi sức lực ghê gớm. Thôi thì đầu này kẻ gánh, đầu kia kẻ xúc. Trưa, cát bụi bay mù mịt. Tuy gọi là lệnh cho dân nhưng khi thi công, quan cũng xuất công quỹ. Mỗi người khi làm đoạn đường nói trên được hưởng một ít tiền công. Thế cho nên, trong dân gian mới có câu hát vui rằng “Đẩy ông Lô/ Ngày năm bảy giác/ Cũng vô bánh bèo”. Số là, thi công đường hồi đó chưa có xe lăn, xe đầm, người ta phải sử dụng gốc tre gốc, đục lỗ, chế tạo ra cái đầm bằng tay, gọi là ông lô. Đẩy ông lô tức đẩy cái đầm qua lại để nén đất cho thật chặt. Tương truyền người ta đầm cả mấy tháng trời. Tất cả đều bằng sức người là chính. Công việc nặng nhọc, vất vả, người dân mau đói bụng. Cho nên, với mấy giác (phương ngữ miền Trung, nghĩa là một hào, một cắc - ĐNCT) tiền công, chỉ đủ cho họ ăn… bánh bèo đỡ đói, chẳng nhằm nhò gì!
                                                                                   (Ngọc Tâm ST Nguồn Phạm Hữu Đăng Đạt)

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

LỜI CÁM ƠN CỦA KIM THƯ ĐẾN CÁC BẠN CHS TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐN

      BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


HỒ KIM THƯ CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG



      Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè cựu học sinh Trung học Bồ Đề Đà Nẵng đã đến chia vui  gởi quà trong dịp lễ thành hôn của con gái Thư : Li Jen Jen và Nguyễn Thanh .
      Sự hiện diện của các bạn :  Bùi Tấn Trung , Lê thị Ngọc Lan , vợ chồng Ất , Lê Ngọc Tâm , Bê Hoa, Chờ,  Thu Cúc , Kim Chi A, anh Tâm chồng Kim Nhạn, Thùy Liên, Xuân Hoa, Khoa, Đặng văn Dũng, Hùng, Hà Liêm, Hoàng Dung, Lê thị Bích Hồng, Kim Thủy,
Hồ thị Bích Ngọc, Thu Thủy, Chua, Huỳnh thị Thơm,  Lan Hương, Nguyễn thị Hương, Mỹ Lý, Nguyễn văn Thảo , Lê Ba , Đoàn Tuấn , Thúy Anh, Lệ Thủy , Thuyên , Huỳnh Thi ,Hoa Trần , Nguyễn thị Hạnh ...
     Và những món quà của các bạn Sài Gòn: Vợ chồng Thọ Yến , Phạm thị Bích Hồng
      Các bạn ở Mỹ : Huyền Nga , Minh Diệu
     Sự quan tâm của các ban là niềm vinh dự vô cùng cho gia đình Kim Thư, nếu có gì sơ sót xin các bạn bỏ qua .
      Hơn 40 năm rời xa quê hương, không gì hạnh phúc hơn được trở về sống trong vòng tay bè bạn. 
     Một lần nữa xin cám ơn những người bạn một thời trung học Bồ Đề Đà Nẵng mến yêu .
                                                                                                                                                                                  Hồ Kim Thư   

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

(THAM - SÂN - SI) VÀ TÁNH KIÊU CĂNG NGÃ NẠM


BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108

TÁNH KIÊU CĂNG NGÃ MẠN


LÀM SAO DIỆT TRỪ ĐƯỢC TÁNH KIÊU CĂNG NGÃ MẠN ?
Xem hình

Hỏi: Con thấy có những người Phật tử khi vào chùa làm công quả giúp cho chùa, mà lòng họ còn quá nóng nảy sân hận. Họ hay la rầy người nầy, trách móc người kia. Như vậy, có phải họ ỷ có công lao với chùa mà sanh tâm ngã mạn khinh thường người khác hay không? Và như thế, thì làm sao diệt trừ được tánh cống cao ngã mạn đó?
Ðáp: Trong câu hỏi nầy, nếu phân tích thì nó gồm có bốn vấn đề mà Phật tử muốn biết. Chúng tôi xin nêu ra từng vấn đề một để tiện bề giải đáp, góp thêm chút ý kiến. 
1. Vấn đề công quả:
Hai chữ công quả, thường có nhiều người hiểu lệch lạc phiến diện về ý nghĩa của nó. Họ cho rằng, chỉ có những ai tới chùa làm công kia việc nọ, giúp cho chùa, thì mới gọi là làm công quả. Ngoài ra, làm những việc khác hay ở những nơi khác, thì không phải là làm công quả. Hiểu thế, tuy không phải là sai hẳn, nhưng thực ra thì chưa đúng ý nghĩa của hai chữ công quả. Vậy công quả nghĩa là gì?

Công: nguyên là chữ Hán, nghĩa đen của nó là thợ. Là người bỏ công sức ra chuyên làm một ngành nghề nào đó, thì gọi đó là công. Như nói công nhân hay công phu. Công nhân là người dùng sức lao động của mình mà làm một công việc nặng nhọc nào đó, hoặc bằng chân tay hay trí óc. Còn công phu là người ( phu ) vận dụng năng lực làm một công việc, mang tính tinh thần siêu thoát nhiều hơn. Như nói công phu tham thiền, công phu lễ bái, niệm Phật v.v…

Còn chữ “quả” cũng là chữ Hán, nghĩa đen là trái. Nghĩa bóng là thành quả hay kết quả của một việc làm hay lời nói. Như vậy, hai chữ công quả, có nghĩa là khi chúng ta dùng sức làm một công việc nào đó, tùy theo chỗ dụng công tốt hay xấu mà nó sẽ đưa đến cái kết quả cũng có tốt xấu khác nhau. Nói gọn cho dễ hiểu, công là nhân mà quả là kết quả. Hiểu như thế, thì đâu phải chỉ có tới chùa làm việc giúp cho chùa mới là công quả, còn làm những việc khác, như tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật, dịch kinh ở nhà v.v… thì không phải là công quả hay sao?  Hiểu thế, thì chúng ta mới thấy nghĩa của hai chữ công quả rất sâu rộng. Chúng ta có thể áp dụng hai chữ nầy vào bất cứ công việc nào và bất cứ ở đâu. Không nhứt thiết chỉ có tới chùa mới gọi là làm công quả. Đó chẳng qua chỉ là một tập quán thông thường mà lâu nay người ta quen gọi như thế. Hiểu như vậy là chỉ hiểu một cách hạn hẹp và phiến diện.

Điều quan trọng mà người Phật tử cần phải nhớ là khi làm bất cứ việc gì và ở đâu, thì chúng ta cũng phải cẩn thận ở nơi ba nghiệp. Nếu chúng ta làm với tâm loạn tưởng, si mê, sân hận nóng nảy… thì kết quả chẳng những không có phước đức mà còn mang thêm trọng tội nữa. Cái nhân ( công ) không tốt, thì thử hỏi cái quả làm sao tốt đẹp cho được? Cho nên, khi bỏ công sức ra làm bất cứ điều gì, ta phải cẩn trọng  khéo gìn giữ ở nơi ba nghiệp: thân, miệng, ý cho được nghiêm túc trong sạch. Nhất là ý nghiệp. Nếu chúng ta không khéo gìn giữ trong khi hành động hoặc nói năng, thì kết quả có khi sẽ trái ngược lại. Như một người ra sức trồng cây mà không quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng, thì kết quả, cái cây kia sẽ không thể nào đơm hoa kết trái tốt đẹp như ý muốn được. 
2. Nóng nảy sân hận:
Nóng giận là một tập khí lâu đời của chúng sanh thật khó bỏ. Vì nó là một trong sáu món căn bản phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Trong sáu món nầy, thì ba món: “tham, sân, si” trong Kinh thường gọi là tam độc. Đây là ba thứ độc tố nó có năng lực rất mạnh thúc đẩy người ta tạo nhiều nghiệp ác. Kết quả, phải chiêu cảm lãnh lấy nhiều quả báo khổ đau. Những thứ nầy còn gọi là Tư hoặc, tức mê lầm ở nơi sự tướng sâu nặng. Người tu hành phải đến địa vị A la hán mới có thể đoạn trừ hết được. Chúng còn có tên là kiết sử. Kiết nghĩa là trói buộc, sử là sai khiến. Nghĩa là chúng có công năng sai khiến người ta tạo những nghiệp nhân bất thiện, để rồi chúng trói buộc người ta vào trong cảnh khổ. Chính vì chúng ta làm nô lệ cho nó sai khiến, nên mới hiện ra tướng thô bạo nóng nảy la rầy chửi mắng v.v… Đó là cường độ còn nhẹ, nặng hơn là đánh đập, đâm chém, bắn giết gây nên cảnh chiến tranh tàn sát đẩm máu với nhau.

Trường hợp Phật tử nào đó sân hận nóng nảy la rầy người nầy trách móc người kia, là vì Phật tử đó không khéo tu ở nơi ba nghiệp. Mà gốc của nó là ở nơi ý nghiệp. Do trái ý nghịch lòng mà nổi sân hận la ó kẻ khác. Nếu Phật tử khéo biết gìn giữ chánh niệm trong khi làm việc, thì chắc chắn sẽ không có tình trạng đó xảy ra. Vì thất niệm buông lung tâm ý nên mới có lớn tiếng la rầy như thế. Cái nhân đã gây tạo như thế, thì cái quả chắc chắn là sẽ không tốt đẹp rồi. Hiện tại, sẽ bị người ta thù ghét, không ai ưa, mà tương lai cũng sẽ bị quả báo khổ đau. Như thế, thì việc làm của mình chỉ là uổng công vô ích mà thôi. Thật là đáng thương tiếc lắm thay! 
3. Cống cao ngã mạn:
Tính ngã mạn khinh người là con đẻ của lòng chấp ngã quá nặng mà ra. Tâm sở phiền não căn bản nầy, cũng rất khó trừ khó đoạn. Phải đến địa vị Tu đạo, tức quả vị A la hán mới có thể dứt trừ. Nghiệp dụng của nó là luôn coi trọng mình mà thường khinh miệt kẻ khác. Dù người đó thật sự hơn mình đủ mọi mặt. Nhưng vì chấp ngã tự ái nặng nên họ không bao giờ thấy mình thấp kém hơn. Khi làm được một công việc nào đó thành công, thì họ lên mặt cống cao hách dịch. Họ tự thấy mình là người có công lao lớn, rồi khinh thường mạt xát kẻ khác. Đó là họ đang mắc phải chứng bệnh “công thần” khá nặng. Bởi do thái độ mục hạ vô nhơn đó, mà kết quả không ai ưa thích họ cả. Và từ đó mọi người sẽ xa lánh ghét bỏ họ. Đó là hậu quả của lòng cống cao ngã mạn gây ra. 
4. Làm sao diệt trừ tánh cống cao ngã mạn?
Như đã nói, ngã mạn là một trong sáu món căn bản phiền não, nên tập nhân gốc rễ của nó rất sâu dầy, không phải ai cũng có thể dễ dàng diệt trừ nó được. Kinh nói, sự mê lầm nầy phải đến địa vị Tu đạo mới dứt trừ được. Tập khí nầy nó có từ vô thỉ. Có mặt ta là đã có nó. Vì thế, nó còn có tên gọi khác là “Câu sanh hoặc”.

Muốn đoạn trừ nó, chỉ có cách là chúng ta phải gắng sức gia công nỗ lực tu trì, mới có thể lần hồi trừ được. Điều quan yếu là chúng ta phải hằng tỉnh giác, quán chiếu sâu vào bản chất của nó, để thấy rằng tự tánh của nó là không. Chỉ khi nào đối cảnh xúc duyên, trái ý nghịch lòng, thì nó mới phát khởi. Tuy vậy, nhưng nó vẫn luôn luôn ngấm ngầm tiềm tàng sâu kín và hằng chi phối sai sử chúng ta một cách mãnh liệt. Nếu chúng ta không đề cao cảnh giác, làm nô lệ cho nó sai khiến, thì hậu quả xảy ra cũng rất là tai hại. Do đó, chúng ta cần phải có chánh niệm, chánh quán. Có chánh niệm, thì chúng ta mới nhận diện nó một cách rõ ràng. Và như thế, thì nó không thể nào gây tác hại cho chúng ta được. Đó là do ý chí phấn đấu nỗ lực vận dụng công phu tu hành của mỗi người mà sự diệt trừ nó có mau chậm khác nhau đó thôi.
                                                                                                          Quang Minh Buddhist

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

NHÌN VỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108



  TRÊN ĐỈNH SƠN TRÀ NHÌN RA BIỂN ĐÔNG
                                              NƯỚC MÊNH MÔNG NHƯNG ! HOÀNG SA DẬY SÓNG
                                                CHÍN MƯƠI TRIỆU DÂN ƠI ! HÃY NHẤT DẠ MỘT LÒNG
                                                VÌ ĐẤT VIỆT CHỐNG QUÂN TÀU.. MƯU XÂM LƯỢC.

                                                                     (Ngọc Tâm Đi tham qua đỉnh Sơn Trà ngày 02/5/2014)






Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHỚ LẠI TRẬN THỦY CHIÊN BẠCH ĐẰNG CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108


LỊCH SỬ TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ TRẬN BẠCH ĐẰNG



A. Bối cảnh trận chiến
Mùa Xuân năm 1287, Thoát Hoan lại kéo 30 vạn quân tái xâm lăng Đại Việt, viện cớ đưa Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương.  Bên ta, vua Nhân Tông lại cử Hưng Đạo Vương thống lãnh toàn quân chống giặc. Vương bố trí các tướng trấn đóng các yếu điểm và chỉ thị các tướng áp dụng chiến thuật: khi địch mạnh thì tạm lui tránh để bảo tồn lực lượng, đợi khi thời cơ tới thì xua quân tốc chiến tốc thắng.

Quân Nguyên Mông tiến vào nước ta theo hai ngả: Thoát Hoan theo đường bộ, và Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp theo đường thủỵ

Ban đầu thế giặc quá mạnh, quân ta theo đúng chiến thuật tạm lui, quân Nguyên tiến nhanh cả trên bộ lẫn trên biển. Chúng chiếm được Vạn Kiếp, tập trung ở đó và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Chí Linh, Thăng Long tạo thành thế ỷ dốc để tiếp ứng cho nhau. Vua Nhân Tông và thượng hoàng Thánh Tông phải dời về Thanh Hoá. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp, đánh thủy quân Nguyên.

Chiến thắng Vân Ðồn

Khi quân Nguyên tấn công bến Vân Đồn, Phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư được Hưng Đạo Vương trao phó trách nhiệm phòng thủ miền biển đã chỉ huy quân ta chống giặc. Tuy nhiên vì thế giặc quá mạnh đã xuyên thủng phòng tuyến phòng thủ, qua được ải An Bang tiến chiếm Vạn-Kiếp, khiến Thượng hoàng Thánh Tông sai người bắt Trần Khánh Dư đem về triều đình xử tội. Khi sứ giả của vua đến, ông nói: «Lấy quân pháp mà xử, tôi cam chịu tội, nhưng xin khất hai, ba ngày, để mưu lập công rồi về chịu tội búa rìu cũng chưa muộn»  

Ô Mã Nhi đắc thắng, nghĩ rằng đã đánh tan hải quân của nhà Trần và đoàn thuyền vận lương của Trương Văn Hổ theo sau cũng sẽ không gặp trở ngại gì, nên Ô Mã Nhi trở về Vạn Kiếp trước. Trần Khánh Dư mưu sâu, đoán được đoàn thuyền vận lương sẽ theo sau đại quân Nguyên nên quyết chí lập công phục hận. Ông nhanh chóng tập hợp và bổ sung lực lượng, phục binh chờ đoàn thuyền vận lương của Trương Văn Hổ. Quả nhiên , đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã trúng phục binh của Trần Khánh Dư và bị đánh cướp hết cả. Trương Văn Hổ chạy thoát về Quỳnh Châu.

Đại Việt Sử KýToàn Thư, quyển V ghi: «Khánh Dư liệu biết quân giặc đã qua, thuyền vận tải tất theo sau, nên thu thập tàn binh đợi chúng. Chẳng bao lâu, thuyền vận tải đến, Khánh Dư đánh bại chúng bắt được quân lương khí giới của giặc nhiều không kể xiết, tù binh cũng rất nhiều. Lập tức, sai chạy ngựa mang thư về báo. Thượng hoàng tha cho tội trước không hỏi đến và nói: chỗ trông cậy của quân Nguyên là lương thảo khí giới, nay ta đã bắt được, sợ nó chưa biết, có thể còn hung hăng chăng? Bèn tha những tên bị bắt về doanh trại Nguyên để báo tin. Quân Nguyên quả nhiên rút lui. Cho nên năm này, vết thương không thảm như năm trước, Khánh Dư có phần công lao trong đó».




Quân Nguyên triệt thoái

Trước tình hình bất lợi vì thiếu lương thực và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên đành bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. 

Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi tìm đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ). Khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên cũng đã tìm được đường thoát.

Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần.

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà quyết định đi theo sông Bạch Đằng, vì biết rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần phong tỏa. Ô Mã Nhi nghĩ  phòng bị đường sông của quân nhà Trần có thể sơ hở, yếu kém, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, sẽ thuận lợi cho việc lui binh.

Tình thế quân Nguyên lúc bây giờ như cá nằm trong chậu, như kiến bò miệng chén, rất khốn đốn nguy ngập.

Bố trí quân Trần
Đầu năm 1288, sau khi di tản khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã biết được tình hình nguy khốn của quân Nguyên Mông. Vương cũng dò được ý định rút quân của Ô Mã Nhi và Thoát Hoan, nên thông báo cho các tướng thời cơ đã đến, cần xua quân tốc chiến. 

Hưng Đạo Vương quyết định đánh một trận lớn tiêu diệt thủy quân Mông Cổ rút qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc giai đoạn hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận bãi cọc mai phục quân Mông Nguyên.

Vương cắt đặt, chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn trên rừng và kéo về bờ sông để đẽo nhọn, cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh, làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. 

Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nằm phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, được sử dụng làm nơi mai phục thủy binh, phối hợp với bãi cọc chông ngầm, ngăn chận thuyền địch khi nước triều rút. 

Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công. Còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh, ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi ...Phía sông Ðá Bạc  để trống cho quân Nguyên kéo vào. 

Ðại quân của vua Nhân Tông và Thương Hoàng Thánh Tông đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận tiếp ứng cho chiến trường.
Đầu năm 1288, sau khi di tản khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã biết được tình hình nguy khốn của quân Nguyên Mông. Vương cũng dò được ý định rút quân của Ô Mã Nhi và Thoát Hoan, nên thông báo cho các tướng thời cơ đã đến, cần xua quân tốc chiến. Hưng Đạo Vương quyết định đánh một trận lớn tiêu diệt thủy quân Mông Cổ rút qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc giai đoạn hơn 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận bãi cọc mai phục quân Mông Nguyên.Vương cắt đặt, chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn trên rừng và kéo về bờ sông để đẽo nhọn, cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh, làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nằm phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, được sử dụng làm nơi mai phục thủy binh, phối hợp với bãi cọc chông ngầm, ngăn chận thuyền địch khi nước triều rút. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công. Còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh, ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi ...Phía sông Ðá Bạc  để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của vua Nhân Tông và Thương Hoàng Thánh Tông đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận tiếp ứng cho chiến trường.

B. Diễn biến trận đánh Bạch Đằng giang

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi vốn đã thắng thủy quân của Trần Khánh Dư trước đây nên trúng kế khích tướng, thúc quân ra nghinh chiến. Các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc chông. Quân nhà Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông, Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. 

Sông Bạch Đằng nước triều lớn rất nhanh mà rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm thủng, đắm chìm nghiêng ngã, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của bộ binh Đại Việt, bị chặn đánh tan tác. Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện được, nên đến chiều đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. 

Theo Nguyên sử, ghi truyện của Phàn Tiếp, chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

C. Kết
Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, Siragi và Lý Thiên Hựu cũng bị bắt sống. Đạo thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.

Thoát Hoan được tin thất trận Bạch Ðằng, liền kéo quân rút chạỵ lên Lạng Sơn,  tới ải Nội Bàng bị phục binh của Phạm Ngũ Lão đổ ra đánh, tướng giặc Trương Quân bị Phạm Ngũ Lão chém chết. Quân Nam tiếp tục truy kích, thêm hai tướng giặc là A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử trận. Riêng Thoát Hoan được tùy tướng Trình Bằng Phi hết lòng phò nguy, mới chạy thoát được về Tầu.
Thế là sau ba lần xâm lăng nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỷ 13 đã chuốc lấy thảm bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng Đại Việt. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc về các vua, quan và dân đời nhà Trần, song sáng chói nhất là vị thống soái Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn..

Nhìn rộng hơn, chiến thắng của Đại Việt, của Hưng Ðạo Ðại Vương, cũng làm suy yếu dần dần thế lực của Nguyên Mông  ngay tại cả Trung Hoa đang bị người Mông Cổ cai tri, dẫn đến việc Hốt Tất Liệt từ bỏ ý định xâm lăng Nhật Bản.

 Những cọc nhọn được cho là đã được quân Đại Việt dùng để tiêu diệt thủy quân Nguyên. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.


Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN SANH (pl 2558)

BLOG CỦA LÊ NGỌC TÂM CHS TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG
Home: 138 Đống Đa, Q. Hải Châu TP Đà Nẵng
Blog: chsbodelengoctam - Email: lengoctam138@gmail.com
ĐT: 0914.00.09.09 - 0919.95.65.15 - 0125.68.68.108





Nguồn gốc thái tử Siddhattha và sự đản sanh của ngài
Ða số sử gia Âu châu nghiên cứu Ấn Ðộ cho rằng năm 563 trước CN là năm sinh của đức Phật và cũng là niên đại sớm nhất được xác nhận. Niên đại ấy được tính toán cách nào và khả năng sai lạc lớn đến mức nào?
Kapilavatthu, quê hương đức Phật, nơi ngài sống hai mươi chín năm đầu tiên trong đời, ở sát biên giới ngày nay ngăn chia nước Nepal và cộng hòa Ấn Ðộ. Phụ vương đức Phật mệnh danh Suddhodana (Tịnh Phạn) thuộc bộ tộc Sakiya. Bộ tộc Sakiya gồm toàn các vị Sát-đế-lỵ quý tộc vào thời ấy là thành phần giai cấp cao sang, giai cấp võ tướng hay hơn nữa là đại thần lãnh trách nhiệm cai trị và xử án tại cộng hòa Sakiya. Từ các chức vụ này, vị tân vương thống trị nước cộng hòa và đại diện toàn dân được bầu lên khi có nhu cầu. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu trước CN, vua Tịnh Phạn giữ ngôi vị Quốc trưởng.
Vua Tịnh Phạn kết hôn với hai chị em ruột từ xứ Devadaha, bà chánh hậu Màyà (Ma-gia) sau này thành mẫu thân Thái tử Siddhattha. Thứ phi ngài là Pajàpati (hay Mahàpajàpati: Ma-ha ba-xà-ba-đề) sinh hai con: hoàng nam là vương tử Nanda, chỉ sinh sau thái tử Siddhattha, anh khác mẹ vài ngày, và công chúa Nandà hay Sundarìnandà. Cả hai bà Màyà và Pajàpati đều thuộc về bộ tộc Sakiya. Kết hôn trong cùng một bộ tộc phù hợp với quy luật hôn nhân nội tộc thịnh hành thời ấy, mặc dù việc này cũng có thể bị coi thường trong trường hợp có chuyện ái tình hay món hồi môn đủ sức lôi cuốn.
Ðáng chú ý hơn, đặc biệt ở giai cấp Bà-la-môn là nguyên tắc kết hôn ngoại tộc chống việc kết hôn nội tộc, theo đó những người cùng một họ (tộc tánh) không được phép kết hôn. Tộc tánh của vua Tịnh Phạn là Gotama vì thế ngài không được phép kết hôn với một phụ nữ cùng họ. Hẳn ngài đã tuân theo tục lệ ấy và đã kết hôn với nhiều người ngoại tộc nhưng việc này không có gì chắc chắn vì tộc tánh Devadahasakka hoặc Anjana đều không được ghi trong sử. Tuy nhiên ta chỉ nhìn vào bản gia phả là thấy rõ mối liên hệ huyết thống mật thiết giữa vua Tịnh Phạn và hai bà hoàng hậu chị em này: Mẫu thân của Ngài và phụ thân của hai bà là anh em ruột, và phụ thân ngài cùng mẫu thân hai bà cũng vậy. Nói cách khác, hai hoàng hậu là hai em họ ngài.
Kapilavatthu là kinh thành quê hương của Thái tử Siddhattha, nhưng không phải nơi ngài ra đời.
Như trong Nidànakatthà (Duyên Khởi Luận), phần giới thiệu truyện Tiền Thân hay Bổn Sanh (Jàtakas) kể câu chuyện thần thoại về hoàng hậu Màyà đã bốn mươi tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đã lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sinh con và nhờ mẫu thân Yasodharà bảo dưỡng. Cuộc hành trình bằng xe ngựa hay xe bò cọc cạch lắc lư trên những con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sản xảy ra sớm trước khi về đến Devadaha. Gần làng Lumbini (Lâm-tỳ-ni, nay là Rumindai) giữa trời không có nhà cửa che chở, chỉ có được tàng cây sàla (tên khoa học Shorea Robusta) và cũng không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, hoàng tử ấu nhi Siddhattha sinh ra đời khoảng tháng năm, năm 563 trước CN.
Lumbini được các nhà khảo cổ khai quật năm 1896. Di chỉ quan trọng nhất được tìm thấy nơi ấy là một thạch trụ cao 6m5 do hoàng đế Asoka (A-dục) dựng năm 245 trước CN với lời ghi:
“Hai mươi lăm năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (Thiên Ái Thiện Kiến, tức A-dục) ngự đến đây chiêm bái, vì đức Phật Thích-ca Mâu Ni, bậc Hiền Nhân của bộ tộc Thích-Ca, đã đản sinh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc một tượng bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ 1/4 theo lệ thường xuống 1/8".
Hơn nữa, một phiến đá có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai sau CN được tìm ra ở Lumbini và được lưu trữ tại một ngôi chùa nhỏ địa .1pt"> phương. Phiến đá cho thấy hoàng hậu Màyà sinh hoàng tử trong lúc đang đứng vịn cành cây sàla. Hình như sinh con lúc đứng là một phong tục thời ấy.
Sau những cơn đau đớn của sản phụ, hoàng hậu Màyà không thể tiếp tục cuộc hành trình đến Devadaha nên đoàn tuỳ tùng ít ỏi của bà đưa bà trở về Kapilavatthu, cả người mệt lã. Niềm hân hoan vì hoàng tử ấu nhi của hoàng gia Gotama ra đời chẳng bao lâu lại bị lu mờ vì nỗi lo âu trước sức khỏe suy nhược dần của mẫu hậu. Bà trở nên yếu đuối vì cảm sốt đành phải nằm trên giường nhìn mọi việc chuẩn bị cho ngày lễ đặt tên thái tử.
Một vị hiền triết được triệu vào cung để tiên đoán vận mệnh của thái tử, đó là lão trượng Asita (A-tư-đà) một thân hữu rất được hoàng tộc Gotama quý trọng, tên vị này có nghĩa là "Bất Bạch" vừa chỉ làn da của vị ấy vừa nói lên nguồn gốc sinh trưởng từ đám dân cư ngụ ở Ấn Ðộ trước thời kỳ có dân chúng gốc Aryan. Vị hiền nhân Asita vốn là tế sư của hoàng tộc Gotama suốt bao năm qua. Trước tiên là dưới thời tiên vương Sìhahanu, phụ thân của vua Suddhodana, sau đó đến chính thời vua Suddhodana trước khi ngài lui về ẩn dật.
Ngài xem xét vị hài nhi mới ra đời ba ngày và tiên đoán căn cứ vào một số thân tướng rằng đây quả là một vương tử phi thường sẽ trở thành một vị Phật và sẽ chuyển Pháp Luân (S. Nip 693). Ngài ứa nước mắt vì chính ngài sẽ không sống lâu nữa để nhìn thấy thái tử Siddhattha thành Phật, và ngài căn dặn cháu trai mình là Nàlaka nhớ rằng về sau phải làm đệ tử của đức Phật tương lai này.
Hai hôm sau, tám vị Bà-la-môn cử hành lễ đặt tên thái tử Siddhattha* . Các vị này cũng tiên đoán nhiều việc trọng đại trong đời thái tử, hoặc sẽ thành bậc Giác Ngộ trên đường đạo giáo, hoặc làm một đại vương trong đời thế tục đầy vinh quang danh vọng. Vị trẻ nhất trong các vị Bà-la-môn này là Kondañña( Kiều-trần-như), người mà chúng ta sẽ gặp lại ba mươi năm sau.
Còn đối với hoàng hậu Màyà, lễ đặt tên hoàng tử hài nhi là phần kết thúc của đời bà. Bảy ngày sau khi sinh con, cũng như nhiều sản phụ khác trong các xứ nhiệt đới, bà lặng lẽ qua đời không than vãn.
Tuy nhiên, hoàng tử ấu nhi Siddhattha không lớn lên trong cảnh thiếu mẹ. Bà di mẫu Pajàpati của thái tử, thứ phi của vua Suddhodana, là kế mẫu thương yêu chăm sóc thái tử trong lúc chính bà cũng vừa sinh hoàng tử Nanda, em khác mẹ của thái tử Siddhattha. Chuyện còn kể rằng bà giao con mình cho một nhũ mẫu và chính bà dành hết thì giờ tận tụy săn sóc hài nhi của cố hoàng hậu, chị ruột bà.