Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

SINH, TRỤ, HOẠI, DIỆT


Sinh, Trụ, Hoại, Diệt  Minh Q. Trần 21/01/2012
 Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử?
   
Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.

     Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.

     Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường.. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được..
     Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short. (cuộc đời quá ngắn) Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.
Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm.
     Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ..
     Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.
      Người xưa đã nói:
     Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa
     Và:
     Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi
     Bảy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi
      Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần.
      Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
     Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
      Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm
     Hoặc là:
     Ăn con cáy, đêm ngáy o..o
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.
      Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ. Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: “nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70).
      Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành y, dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân, tâm được an lạc.
     Thân, tâm an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người gìà để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ gìà nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.
     Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh.
     Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh.
     Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc).
     Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế.
     Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được : Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với CUỘC SỐNG./- (SE)

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

SANH LÃO BỆNH TỬ

       SANH LÃO MỆNH TỬ  
                                                       Ngc Tâm (Viết cho nhân thế 13 tết Nhâm Thìn 2012 )
Sanh Lão Bệnh Tử phép nhân sinh
Nhân thế chẳng ai thoát nghiệp Kinh
Chánh nhân, tích Đức qua nghiệp chướng
Độ lượng chúng sanh thoát vô minh
Lão Tử chi nhân, kiếp phong trần
Nhân sanh giai lão, nhân trọng nhân
Thiếu nhân hiếu học Thanh nhân bản
Trung nhân đạo lý Lão nhân nhàn
Bệnh hoạn tử sanh kiếp nhân gian
Vô nhân, Vi diệu vượt khốn ngàn
Nhân Tâm, hữu Đức quy Thiên Đức
Phước Lộc vô ngàn, tiêu bệnh khang
Tử mất, Tử ly, Tử thăng trần
Sinh Tâm nhân ái, Tử quý nhân
Tử nhân thành quả Tu thành đạo                                                                       
Đón nhận Tử Sanh Nghiệp, Mệnh trần..






Cố tu giải thoát


ĐAU THƯƠNG BỆNH KHỔ KHÔNG AI THOÁT
VÌ ĐÃ TRÓT MANG KIẾP CON NGƯỜI
CỨ CƯỜI CỨ SỐNG ĐỪNG CHÁN NẢN
SANH LÃO BỆNH TỬ LẼ TỰ NHIÊN
KHUYÊN AI ĐANG BỆNH ĐANG ĐAU KHỔ
CỐ TU GIẢI THOÁT KIẾP TRẦN AI
MỘT MAI CÓ RA ĐI VĨNH VIỄN
CŨNG CƯỜI MŨM MĨM BUỔI CHIA LY.

                                                    Bởi vậy : 

Nhất nhân sinh lai hữu nhất thân
Nhất thân giai hữu nhất Chân thân
Chân nhân Linh diệu thông Thiên địa
Chân nhân Thanh tịnh vô ai trần
Chân nhân tự Cổ bất tăng giảm
Chân nhân tùng lai mạc Tử sinh
Đản nâng dưỡng đắc Chân nhân tựa
Thắng như bầu tử hoạch vạn cân.






Nghĩa là : 

Mỗi người sinh ra có một thân
Một thân đều có một Chân nhân
Chân nhân Linh diệu thông Trời đất
Chân nhân tịnh Thanh dứt bụi trần
Chân nhân từ trước không tăng giảm
Chân nhân đến nay chẳng Tử sinh
Chỉ lo dưỡng được Chân nhân ấy
Hơn kẻ khó nghèo gặp vàn cân.
                                                         
                    Ngọc Tâm (NK 67-74)viết để nhớ về bạn LÊ VĂN VẠN & LÝ VĂN SANG




Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

15 QUY TẮC VÀNG KHI NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG

Hai Ngày Trước Đó
1) Ghi ý tưởng ra giấy: Sau khi đã liệt kê tất cả những ý tưởng muốn đề cập, bạn hãy soạn ra một sơ đồ để từ đó có thể theo dõi một cách thật tự nhiên (logic). Bạn có thể loại bớt một vài ý tưởng để giữ cho phần trình bày của bạn được gắn bó. Bạn cũng nên chuẩn bị vài mẩu chuyện hay cách nói ẩn dụ đểm làm cho sự diễn đạt có vẻ ứng khẩu tự nhiên.
2) Lặp lại to giọng: Hãy đọc to bài nói chuyện để ghi nhớ cũng để xem nó có dài lê thê hay buồn bã không. Nên đứng trước gương để xem bạn có nói nhanh, đơn điệu hay quá kịch liệt chăng.
Buổi sáng cùng ngày
3) Chọn trang phục thích hợp: Trang phục tốt là trang phục thích nghi với công chúng và nhất là làm cho bạn thoải mái. Nếu bị dị ứng với cà vạt, bạn chớ nên đeo vào ngày này. Nên chọn các trang phục mà bạn thường mặc: rộng và nhẹ để không quá nóng. Tránh bó người trong chiếc quần dài hay một chiếc váy khiến bạn không thể thở nổi.
4) Ăn nhẹ: Không có gì tệ hại hơn là vừa nói chuyện mà bụng vừa đói meo hay sôi lên sùng sục. Nên nhấm nháp chút gì đó để tỉnh táo, dĩ nhiên phải ăn thứ dễ tiêu. Trước khi bắt đầu, bạn cũng có thể nhai một mẩu đường hay chocolate. Không nên uống rượu bia, nước có gaz, cà phê vì chúng có thể khiến bạn nói năng không suôn sẻ. Dĩ nhiên, uống một li nước là tốt.
Năm Phút Trước Khi Bắt Đầu
5) Nên vào phòng vệ sinh: Trút bầu tâm sự, nhìn qua một lượt trang phục, răng, cửa quần và nút áo có đóng khuy kĩ chưa? Cà vạt, cổ áo có bẻ gập đúng chưa.
6) Bỏ hết đồ vật trong túi ra
7) Hít, thở: Thư giãn bằng cách thở sâu, thở bằng bụng là cách hiệu quả nhất. Hít vào sâu bằng cách phình bụng và thở ra thật dài trong khi tập trung tư tưởng.
8) Làm thông giọng: Trong khi tìm cách tập trung trước khi nói chuyện, bạn có thể đứng yên một chỗ, nhưng tốt hơn là nói vài câu với cử tọa chung quanh. Điều này không chỉ cho phép bạn thư giãn mà còn là cách để "khởi động" và thông giọng cho rõ ràng.
Trong Khi Trình Bày
9) Nên bắt đầu bằng một câu hài hước: Không nên bắt đầu một cách nghiêm trang quá. Hãy vào đề bằng một câu nói hài hước, một giai thoại để thu hút sự chú ý của thính giả và làm không khí đỡ căng thẳng. Sau đó hãy trình bày với mỗi thính giả bằng cách nhìn vào mắt họ và tìm cách thuyết phục họ với tư cách cá nhân. Nếu phòng rộng và có nhiều người, bạn nên lần lượt "ghé mắt" vào tất cả.
10) Nói ít, nhưng nói hay: Cũng như việc pha trò, những câu nói ngắn gọn lại là những câu hay nhất. Loại bỏ những gì thừa thải và hãy dùng những từ ngữ mà ai cũng hiểu. Như thế, bạn không có nguy cơ đánh mất dần khá giả "ở giữa đường". Hãy tránh lối nói trích dẫn "như ông X đã nói... " vì chúng chỉ làm nặng nề đề tài mà thôi.
11) Thay đổi giọng nói: Để lôi cuốn thính giả, giọng nói cần rành rọt, thong thả. Do vậy, phụ nữ cần giữ cho giọng tương đối trầm và ngược lại, nam giới cần giữ giọng cho cao hơn một chút. Giọng nói phải thay đổi đa dạng như một cuộc trò chuyện thường ngày, với những lúc nghỉ, lúc nói nhanh và những thay đổi về âm điệu.
12) Hãy cử động: Bằng cách phối hợp cử chỉ và lời nói, bạn sẽ thuyết phục được mọi người hơn. Bàn tay giữ một vị trí rất quan trọng, với điều kiện không để chúng vung vẩy đủ mọi hướng. Không nên ngại ngùng bước tới bước lui bày tỏ các thí dụ bằng điệu bộ và đôi lúc sử dụng tấm bảng để phác họa các sơ đồ nhỏ trực tiếp. Tuy nhiên cũng đừng lạm dụng quá.
13) Duy trì sự chú ý của công chúng: Mở miệng ngáp, ghế kêu răng rắc, nhiều người tụm năm tụm ba nói chuyện... đó là những dấu hiệu cho thấy công chúng bắt đầu mệt mỏi. Không có gì tốt hơn là bạn hãy nói nhanh để kết thúc mau hơn. Hãy phát triển một thí dụ khôi hài... sử dụng một ẩn dụ độc đáo để làm cho mọi người cười. Nhờ cách này sự chú ý của thính giả sẽ tự trở lại.
14) Hãy nói chậm khi có sự cố: Quên, lúng túng... là điều thường gặp khi trình bày. Lúc này, nên nói chậm lại để làm khớp lại vấn đề. Chẳng hạn, bạn có thể bám vào ý tưởng sau cùng mà bạn vừa phát triển trong khi tìm lại mạch trình bày.
15) Nở nụ cười khi kết thúc: Kết thúc tốt đẹp là kết thúc kèm theo một nụ cười và một câu nói vui nhộn. Điều tốt nhất mà bạn có thể hy vọng là một tràng cười vang lên trong phongf. Điều này sẽ để lại một kỉ niệm tốt đẹp, nhưng không xóa nhòa mục đích thật sự của bài nói chuyện.
                                                                                  (Ngọc Tâm sưu tầm Theo tài liệu nói chuyện trước công chúng)

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

HOÀI NIỆM HÌNH ẢNH XƯA CỦA TUỔI HỌC TRÒ



Ngôi trường thân yêu của chúng tôi Trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng
Tổng cảnh pano và logo của Trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng 


Lễ tổng khai giảng (NK 1967 - 1974) Thầy Hiệu trưởng Thích Minh Tuấn đang đọc diễn văn khai giảng (ảnh 1)

 Lễ tổng khai giảng (NK 1967 - 1974) Thầy Hiệu trưởng Thích Minh Tuấn đang đọc diễn văn khai giảng  (ảnh 2)

Lễ tổng khai giảng (NK 1967 - 1974) Thầy Hiệu trưởng Thích Minh Tuấn đang đọc diễn văn khai giảng  (ảnh 3)

Thầy Huỳnh Viết Xê và chúng tôi tham quan Chùa Linh mụ Huế

Các bạn viếng linh cửu bạn Nguyễn Văn Chính năm 1973

Thầy Thích Minh Đàm, Thầy Tăng Nga và Thầy Huỳnh Viết Xê cùng học sinh tham quan Huế
Phải qua đứng: Trương Như Hoàng, Lê Ngọc Tâm, Đặng Ngọc Tình, Lê Đức Hùng, Thái Đình Lân ... Đứng trái Nguyễn Cho
 Ngồi phải qua Nguyễn Én...thứ ba Lê Đăng Tùng, thứ 4 Nguyễn Hữu Dũng...

Tuổi thơ lớp nhất/6 (bây giờ là lớp 5) Hàng đứng từ trái qua Nguyễn Su, Chí trung, Ngọc Sơn, Văn Thành, Huỳnh Lực,
Văn Phong, Thanh Hùng, Kế (lai), Nguyễn Tặng, Như Hoàng, (trên Hoàng quên mất tên), Nguyễn Văn Phước, Trần Viết Tam (trên Phước) Ngọc Thành, (trên Thành quên tên....) Văn Công , Trên Công là Phan Văn Dũng trật tự lớp) Văn Thảo, Văn Lai, Hữu Tài (ti nhe). Hàng giữa từ Phải qua, Văn Toàn (em bảo gương), Thái mập, Chu, Trà, Thiện, Phan Văn Thân, Tăng Kim Sang, Quên tên.., Tiến, Văn Mùi, Thiện, Tài

Trần Thị Chờ (ngoài cùng bên phải) và các bạn tham quan Nam Ô
Vợ chồng Nguyễn văn Thuyên


Khi xưa duyên dáng ngây thơ quá...

Chẳng biết chi mô chỉ đứng nhìn..

Trước cổng trường Hè (NK 69-70) Thật nhiều kỹ niệm..

Thọ ơi! Bây chừ lớn rồi đừng e lệ nữa...

Thầy Thích Minh Đàm và các bạn nữ tại bãi biển Nam Ô..


Thầy Phạm Thế Mỹ




Trang Em và bạn ....

Tuổi học trò của Đồng Thị Trang Em

Trang Em

Trang Em và bạn..

Trang Em dáng đứng Bến tre và bạn




Lan Hương

Thu Thủy

Thanh Vân

Kim Hoa



Nguyễn Thị Thu


Ảnh lưu niệm lớp 10B2 năm 1972


Tuổi học trò của Võ Thị Thu 


Nữ sinh BỒ ĐỀ dịp liên hoan văn nghệ



Ngọc Tâm hoan quá leo lên mái nhà chơi


Như Hoàng phê hơn
                                                                                 
Võ Mẫn ơi sao quá hiền từ..
Ngọc Tâm (Ảnh chụp Ban Mê Thuột 1973)


Đặng Ngọc Tình (Hippi)

Xạ thủ ná thun Đoàn Tuấn


Nguyễn văn Ất 

Đoàn Tính

Ngọc Tâm (Ảnh chụp 1972)

Như Hoàng

Nguyễn Văn Anh Dũng

Đoàn Tính


Tổng dợt diễn hành của các bạn Bồ Đề tham dự Đại hội thể thao học sinh Đà Nẵng

Giờ chơi

Tan trường

Nón nghiêng thư bước duyên dáng quá
Áo trắng nhẹ bay xỏa tóc thề

Chờ ai thơ thẩn thanh tao thế...

Bạn Nguyễn Thị Thơm và bạn Hương